Chiến thuật ‘phá cách’ của cặp đấu Trump – Harris
Chỉ còn chưa đầy 4 tuần nữa đến ngày bầu cử, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nỗ lực chạy nước rút, còn cựu Tổng thống Donald Trump áp dụng chiến thuật phi truyền thống.
Ông Trump lên kế hoạch tổ chức các cuộc mít tinh ở những bang “xanh”, chỉ các tiểu bang có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ. Trong khi đó, bà Harris tăng cường tiếp xúc cử tri trẻ và tranh thủ sự ủng hộ của nữ giới.
Ông Trump tới “lãnh địa” của đảng Dân chủ
Theo Đài NBC News, lịch trình trong những tuần tới của ứng viên Cộng hòa Trump bao gồm các sự kiện ở bang Colorado, California, Illinois và New York. Đây là những bang Tổng thống Joe Biden thắng với tỷ lệ cách biệt trung bình 20% trong cuộc bầu cử năm 2020. Đáng chú ý ông Trump sẽ tổ chức mít tinh ở Madison Square Garden, sân vận động đa năng của TP.New York ( bang New York).
Ông Biden nói có dấu hiệu bầu cử Mỹ 2024 sẽ không ‘yên bình’?
Việc ông Trump quyết định áp dụng chiến thuật “phá cách” được thực hiện khi nhiều khả năng cuộc đua năm nay sẽ được quyết định ở các bang chiến địa như Georgia, Pennsylvania, Nevada, Bắc Carolina, Wisconsin và Michigan. “Ông ấy muốn tổ chức những cuộc mít tinh thu hút sự chú ý và tạo nên không khí đặc biệt”, chiến lược gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa Matthew Bartlett phân tích. Ông Bartlett gọi ông Trump là “ứng viên phi truyền thống nhất lịch sử hiện đại”, đồng nghĩa chiến lược ngoài kịch bản có thể mang lại một số lợi thế cho cựu tổng thống.
Cuộc đua khó đoán giữa cựu Tổng thống Trump và Phó tổng thống Harris. ẢNH: AFP
Cũng trong hôm qua, ứng viên Cộng hòa đã làm rõ một điều: ông không muốn tranh luận qua truyền hình lần nữa trong mùa bầu cử năm nay, bất chấp đài nào tổ chức, theo Reuters. Đài Fox News hôm 9.10 thông báo gửi lời mời bà Harris và ông Trump tham gia tranh luận lần 2 vào ngày 24.10 hoặc 27.10. Câu trả lời của ông Trump là không. Ông cũng từ chối lời mời của CNN cho cuộc tranh luận ngày 23.10, dù bà Harris đã nhận lời.
Bà Harris chọn hướng phi truyền thống
Trong khi đó, sau nhiều tuần hầu như không phỏng vấn với giới truyền thông, bà Harris bắt đầu tham gia các sự kiện và trả lời các báo đài có khuynh hướng ủng hộ đảng Dân chủ, theo AFP. Sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn của Đài CBS News, phó tổng thống hầu như liên tục xuất hiện trên các chương trình, từ podcast đến các cuộc trò chuyện với nữ diễn viên gạo cội của Hollywood là bà Whoopi Goldberg và người dẫn chương trình Stephen Colbert…
Những gì diễn ra là một phần của chiến thuật mới do chiến dịch tranh cử của bà Harris triển khai, đặc biệt nhắm vào những nhóm cử tri cụ thể như thanh niên, phụ nữ trẻ, và những cử tri tiềm năng từ lâu không còn quan tâm đến các kênh truyền thông chính thống. AFP dẫn lời chuyên gia khoa học chính trị Kenneth Miller của Đại học Nevada ở Las Vegas nhận xét rằng đây là chiến lược khôn ngoan, vì truyền thông phi chính thống đang dần trở thành kênh tốt hơn nếu ứng viên muốn chuyển tải nội dung chính sách cho các cử tri trẻ tuổi.
Ông Trump kêu gọi luận tội và truy tố bà Harris
Tuy nhiên, giới quan sát đồng thời cũng phát hiện đảng Dân chủ đang ngày càng lo lắng cho số phận của bà Harris. Theo tờ The Hill cũng như Đài CNN, hiện có cảm giác rằng chiến dịch của bà đang bế tắc. “Ai nấy đều bất an. Họ biết các cuộc khảo sát đang cho kết quả sít sao”, theo một nguồn thạo tin. Không ít đồng minh của bà Harris đang lo ngại kịch bản năm 2016 có thể tái diễn, khi ứng viên Dân chủ Hillary Clinton cuối cùng thua cuộc trước ứng viên Cộng hòa Trump, bất chấp việc trước đó bà Clinton chiếm nhiều lợi thế.
1 tỉ USD cho chiến dịch của bà Harris
Chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Harris và các ủy ban chính trị liên quan đã huy động được 1 tỉ USD kể từ khi bà trở thành ứng viên đại diện Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng năm nay, theo Reuters. Ngày 21.7, Tổng thống Joe Biden tuyên bố rút khỏi cuộc đua và bà Harris thay thế sau đó không lâu. Kể từ đó, nguồn tiền tài trợ liên tục chảy vào tài khoản chiến dịch của bà Harris và các ủy ban chính trị đảng Dân chủ với tốc độ nhanh chưa từng có. Bà Harris nhận được 25 triệu USD ủng hộ trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi trở thành ứng viên tổng thống và đạt nửa tỉ USD chỉ trong 1 tháng.
Mỹ: Giải cứu thành công 12 người mắc kẹt tại mỏ vàng cũ
Nhà chức trách bang Colorado (Mỹ) cho biết đêm 10/10, lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công 12 người bị mắc kẹt nhiều giờ dưới đáy một mỏ vàng cũ do thang máy tại địa điểm du lịch này bị trục trặc.
Điểm tham quan Mỏ vàng Mollie Kathleen ở Cripple Creek, Colorado. Ảnh minh họa: odt.co.nz
Cảnh sát trưởng hạt Teller, ông Jason Mikesell cho biết thang máy đưa người xuống điểm du lịch là mỏ vàng Mollie Kathleen gần thị trấn Cripple Creek đã gặp sự cố ở độ sâu khoảng 150m so với mặt đất, tiềm ẩn "mối nguy hiểm nghiêm trọng" và 1 người đã tử vong.
Có 11 người đã được giải cứu, trong đó 4 trường hợp bị thương nhẹ trong khi 12 người khác mắc kẹt ở độ sâu khoảng 305m. Nhóm du khách này an toàn và liên lạc được với nhà chức trách trong khi chờ đợi lực lượng chức năng.
Các kỹ sư đã làm việc để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn trở lại trước khi đưa những người bị mắc kẹt lên mặt đất. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân sự cố.
Thị trưởng New York kiện đòi gỡ biển hiệu 'Bỏ phiếu cho ông Trump' dài 30 m Biển hiệu bề ngang 30 m với dòng chữ "Bỏ phiếu cho ông Trump" ở thành phố Amsterdam (bang New York, Mỹ) đang đối mặt nguy cơ bị gỡ bỏ vì thị trưởng thành phố kiện lên tòa. Biển hiệu gây tranh cãi ở thành phố Amsterdam, bang New York. ẢNH: CHỤP TỪ FOX NEWS Đài Fox News hôm 6.10 dẫn lời ông...