Chiến thuật không xạ thủ LMHT – Xu thế mới hay chỉ là sự phá cách nhất thời
Thời gian gần đây, tại các trận đấu LMHT ở GPL hay DIC, chúng ta thấy nổi lên chiến thuật không xạ thủ, chủ yếu đến từ hai đội Taipei Assassins và Singapore Sentinels.
Ở team LMHT TPA, họ sử dụng Nidalee phép thuật để thay thế cho vị trí xạ thủ ở đường dưới. Trong khi đó, SGS sử dụng Teemo để thay cho nguồn sát thương vật lý thông thường.
Xu thế mới?
Có thể nói đây là một sự lựa chọn không hoàn toàn mới lạ bởi trước kia cũng đã có một vài đội sử dụng chiến thuật một tướng hỗ trợ đi cùng với một pháp sư. Tiêu biểu như đội tuyển Full Louis trong một trận đấu tại Đấu Trường Danh Vọng 3 với cặp đôi Zilean – Soraka. Tuy nhiên, ở trận đấu đó, Full Louis sử dụng Draven ở đường giữa nên về cơ bản họ vẫn có một đội hình hoàn chỉnh với đầy đủ các vị trí.
Còn trong các trận đấu của ATPA hay SGS, họ vẫn để một pháp sư thông thường ở vị trí đường giữa, đồng thời một pháp sư khác đi cùng tướng hỗ trợ ở đường dưới. Lần lượt là những Nidalee hay Teemo xuất hiện thay cho những xạ thủ thực sự ở hai đội tuyển ATPA và SGS. Các bạn có thể theo dõi Video Nidalee đường dưới của ATPA tại đây.
Phân tích một chút, chúng ta sẽ thấy vai trò của hai vị tướng này trong đội hình của từng đội là khá khác nhau. Nếu như Teemo vẫn đóng vai trò như một xạ thủ nhưng gây sát thương phép thì Nidalee chủ yếu phát huy tác dụng cho những tình huống rỉa máu. Tuy vậy nhưng hai vị tướng phép thuật này đều có một vai trò chung là tạo khoảng trống cho các đồng đội.
Video đang HOT
Với việc không có một nguồn sát thương ổn định từ các xạ thủ, các đội sẽ phải liên tục tạo ra những giao tranh nhỏ lẻ và để vị trí cho những Teemo hay Nidalee đi đẩy lẻ. Do đó chúng ta có thể thấy việc ATPA hay SGS đều chọn những vị tướng có khả năng giao tranh ít người tốt như Fizz, Zed, Aatrox, Annie hay Thresh. Các bạn có thể theo dõi Video Teemo trong tay Chawy của SGS tại đây.
Đội hình này có thể tạo ra những sự khó chịu nhất định lên đối thủ bởi lượng sát thương phép dồn lên đối phương trong cùng một thời điểm là khá cao. Tuy nhiên, về lâu dài, chiến thuật này thực sự khó phát huy được hết tác dụng bởi rõ ràng, họ thiếu đi một lượng sát thương vật lý lớn đến từ những phát bắn của các xạ thủ. Mặc dù vậy, cũng có thể khẳng định, đây là một xu thế mới mang đến sự phá cách cho lối chơi đang có xu hướng đi theo lối mòn hiện nay.
Sự phá cách nhất thời?
Có thể thấy chiến thuật này thực sự khá thú vị bởi nó khiến cấu trúc đội hình được thay đổi và điều đó khiến đối thủ gặp khó khăn hơn trong việc ước lượng sát thương – một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, liệu chiến thuật này có thể trở thành một lối đi lâu dài? E là không! Sở dĩ vậy bởi để khắc chế lại đội hình này có khá nhiều cách hữu hiệu. Chắc chắn rằng, ngay thời điểm này, đã có khá nhiều đội tuyển nghiên cứu kĩ chiến thuật của những ATPA hay SGS và đưa ra cách khắc chế. Sơ đồ này cũng để lại khá nhiều những hạn chế dễ nhận ra.
Đội hình này cần những vị tướng phù hợp đi kèm.
Yếu tố hạn chế đầu tiên mà ai cũng nhận thấy đó chính là việc đội hình này thiếu lượng sát thương vật lý liên tục. Như vậy, nếu kéo dài trận đấu tới khoảng sau phút 30, thời điểm xạ thủ đối phương đã có nhiều trang bị, đội hình của bạn sẽ bị bắn hạ nhanh chóng. Cùng với đó, việc có nhiều sát thương phép sẽ giúp các tướng chịu đòn đối phương chỉ cần tập trung lên trang bị kháng phép để trở nên khó bị tiêu diệt hơn.
Điều thứ hai có thể thấy được là chiến thuật này cần có 4 thành viên còn lại có thể tạo ra giao tranh mạnh đồng thời có thể thoát giao tranh khi bị ép tốt. Đó là lí do mà họ có thể chọn những vị tướng sát thủ mạnh như Fizz, Zed hay những vị tướng giúp tránh giao tranh tốt như Gragas. Do đó họ cần có một lượt cấm và chọn như ý để giúp vận hành chiến thuật trơn tru hơn. Chính vì vậy, việc cấm hoặc lấy mất những vị tướng như ở trên là điều hoàn toàn cần thiết.
Chiến thuật không xạ thủ là một nét chấm phá khá thú vị trong hoàn cảnh những thay đổi ồ ạt ở mùa 4 chuẩn bị tới. Tuy chưa chắc đã có thể trở thành một xu thế mới nhưng nó hoàn toàn có thể xuất hiện tiếp tục ở những trận đấu khác.
Theo VNE
Stick figure Liên Minh Huyền Thoại phần 3 - Phim hoạt hình hành động cực vui
Hiện Stick figure Liên Minh Huyền Thoại đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Nếu đã từng mê mẩn các clip "Cuộc chiến người que" (Stick figure spotlight) của Liên Minh Huyền Thoại, các bạn chắc hẳn sẽ hài lòng với clip mới nhất, được tung ra ngày 26/5 vừa qua với nội dung là cuộc chiến ở bản đồ Khu Rừng Quỷ Dị.
Teemo và Pantheon mở đầu cuộc chiến.
Teemo và Pantheon là những nhân vật mở đầu cho video phần 3. Với sức mạnh vượt trội, Pantheon dễ dàng đánh bật Teemo nhưng những đối thủ tiếp theo lại lần lượt xuất hiện như Olaf, Ashe, Zed... Mặc dù được vẽ theo phong cách người que, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra những vị tướng trong video bởi những vũ khí đặc trưng của mỗi người.
Với Pantheon, đó là một chiếc mũ dạng Spartan cùng mũi giáo và tấm khiên. Hai chiếc búa cùng những cú bổ choáng đầu sẽ khiến chúng ta không thể nhầm Olaf vào đâu được hay những mũi tên băng là vũ khí chỉ có ở Ashe...
Olaf đang bổ Pantheon liên tục.
Zed đang chiến đấu với Shen.
Theo GameK
Đánh giá về thứ bậc các tướng LMHT trong bản 3.13 Bên cạnh việc buff sức mạnh là nerf các tướng làm cho LMHT trở thành dần dần công bằng hơn. Tổng quát chung về Patch 3.13 (Sivir Patch) Buffs: Heimerdinger. Master Yi, Morgana, Olaf, Sivir, Syndra, Thresh, Ziggs. Nerfs: Aatrox, Ahri, Corki, Fizz, Jarvan, Jinx, Kassadin, Rengar, Shen, Tryndamere, Zed, Zyra. Tôi xin được đưa ra bảng đánh giá của mình dành cho...