Chiến thuật 2 rừng trong Liên Minh Huyền Thoại: Ý tưởng hay nhưng cần sự ăn ý
Mặc dù không phải chiến thuật mới trong Liên Minh Huyền Thoại nhưng phong cách 2 người đi rừng có những ưu điểm riêng biệt mà cộng đồng game thủ đang nhận ra.
Như các bạn đã biết, Liên Minh Huyền Thoại là một tựa game đồng đội dựa trên công sức của 5 thành viên khác nhau và phân biệt rõ rệt về vị trí. Tuy nhiên, không có gì tồn tại mãi mãi, các game thủ luôn nghĩ ra những trường hợp đậm chất phá cách trong lịch sử 5 mùa phát triển. Ví dụ như 2 xạ thủ cùng mua Khiên Cổ Vật, Ashe đảm nhiệm vai trò hỗ trợ,… và cả 2 người đi rừng. Bởi rất nhiều Buff đến từ trang bị đi rừng, chiến thuật 2 người đi rừng đang được game thủ bàn tán xôn xao ở thời điểm này trên cộng đồng mạng.
2 người đi rừng là một chiến thuật cực đặc biệt!!!
Chiến thuật 2 người đi rừng nổi lên từ mùa Liên Minh Huyền Thoại thứ 4 và được cộng đồng game thủ ủng hộ mạnh mẽ. Thông thường, một thành viên sẽ đảm nhận vai trò sát thương chính như Leesin, Udyr, Nidalee,… và một thành viên thiên về buff hiệu ứng cho đồng đội như Nunu chẳng hạn. Về hiệu quả, chiến thuật này tạo được ảnh hưởng nhất định lên Meta Game cũng như trào lưu của cộng đồng người chơi trên toàn thế giới, đặc biệt trong chế độ Normal.
Ở thời điểm hiện tại, 2 người đi rừng đang gây xôn xao dư luận tại các máy chủ nước ngoài một lần nữa bởi vị trí đi rừng được ưu ái rất nhiều. Thêm vào đó, xạ thủ thường có xu hướng ôm farm, tránh dịch chuyển từ đường trên đối phương nên mọi thứ ủng hộ như “Thiên thời địa lợi”.
Tướng đi rừng được buff trang bị nên chiến thuật 2 rừng sẽ trỗi dậy lần nữa chăng?
Chiến thuật 2 người đi rừng sở hữu những ưu điểm nhất định, nổi bật nhất trong Rank bậc cao. Đầu tiên, các game thủ sẽ tránh được chiến thuật đổi đường, dọn xong rừng sau đó di chuyển về vị trí đối phương tập trung đông thành viên. Điều này cực kì có lợi, bạn sẽ vượt trội hơn hẳn về cấp độ và để xạ thủ có thời gian farm Free ở đường dưới. Xạ thủ solo đường lúc đầu cực mạnh, farm ngon lành nếu cẩn thận để chờ trang bị lớn. Tuy nhiên, đổi đường không thường thấy trong Solo Queue.
Một người farm, một người cướp rừng!!!
Tiếp theo, ở ưu điểm thứ 2, 2 người đi rừng luôn luôn lợi thế cấp độ hơn một kẻ đi rừng và một hỗ trợ đi chung cùng xạ thủ. Dọn quái xong ở cả 2 bên, 2 người đi rừng đều đạt cấp độ 3 trong khi rừng đối phương cấp 3 cùng hỗ trợ qua cấp độ 2 một chút. Thêm vào đó, xạ thủ cũng sẽ lấy được nhiều kinh nghiệm thăng cấp hơn, chỉ có điều hơi khó farm một chút.
Cuối cùng, 2 người có cấp độ vượt trội cùng đi Gank, tỉ lệ thành công gần như tuyệt đối nếu đối phương tiến lên cao. Còn nếu xạ thủ khó thở quá, 2 người Gank bot hoặc phá vỡ thế đóng băng lính của đối phương là được. Khi gank 2 người, các game thủ vừa thấy thoải mái, thư giãn lại đạt hiệu quả nhất định. Còn về cuối trận đấu, Jungle mạnh hơn người hỗ trợ là cái chắc. Bởi vậy, chiến thuật 2 rừng cực mạnh trong giai đoạn đầu trận đấu, có thể tùy thích đi Gank, cướp rừng mà không gặp quá nhiều trở ngại trong tay.
Video đang HOT
Cùng đi gank, tỉ lệ thành công gần như 100%.
Tuy nhiên, chiến thuật này lại mắc phải một số nhược điểm khá chí mạng, đặc biệt trong Solo Queue. Theo như các cao thủ Bắc Mĩ chia sẻ, người xạ thủ sẽ là vị trí quan trọng nhất để thực hiện ý đồ thâm nho này. Bởi không thể lên cao farm, xạ thủ cần ôm lane đợi lính địch vào tới trụ nên gặp đối phương đóng băng, cần gọi ít nhất một người đi rừng xuống giảm sức ép. Với tâm lí game thủ không chịu thiệt thòi, xạ thủ chắc chắn sẽ Feed không cản phá cho coi.
Xạ thủ sẽ là trọng tâm của phong cách 2 Jungle.
Thêm vào đó, bởi số lượng quái rừng có hạn, cả 2 người đi rừng đều phải tổ chức Gank, cướp rừng hợp lí để tránh thọt về cấp độ. Bởi vậy, nếu không Gank thành công, 2 người tự khắc dẫm đạp lên nhau mà chết vì thọt cấp độ. Không sao cả, một trong hai có thể ra đường cùng hỗ trợ cũng được!!! Cuối cùng là chiến thuật 2 Jungle yêu cầu người chơi phải thật ăn ý với nhau để thực hiện kế hoạch, có thể ngồi cùng net chẳng hạn. Còn trong Solo Queue, 2 rừng gần như không thể xảy ra bởi đối phương biết cách đối đầu cũng như đồng đội chẳng có kiên nhẫn ôm farm trong trụ đâu!!!
Gank thành công là có lợi thế.
Dù sao, ở thời điểm hiện tại, 2 Jungle vẫn khá độc đáo trong đấu trường công lý ở thời điểm hiện tại. Các bạn bè, chiến hữu ngồi cạnh nhau có thể cùng kề vai sát cánh đi gank, thưởng thức những giây phút For Fun khi chơi Liên Minh Huyền Thoại. Còn trong chế độ xếp hạng, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới chiến thuật 2 Jungle sẽ đưa cộng đồng lên một tầm mới của trí tuệ, tư duy game thủ.
Theo Gamek
DOTA 2: Những điều khiến người chơi carry ức chế nhất
Cảm giác ức chế là một trong những tâm trạng quen thuộc của các game thủ DOTA 2, đặc biệt là với những người chơi ở vị trí carry.
DOTA 2 là một tựa game đồng đội, cũng như yêu cầu sự gắn kết khá cao giữa các thành viên trong team. Thế nhưng, không phải lúc nào các game thủ của chúng ta cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết trước sau như một. Đặc biệt là khi đồng đội có dấu hiệu "lệch sóng" và liên tục làm những điều khiến chúng ta có cảm giác một trận thua đang hiện dần lên trước mắt.
Chính vì thế mà cảm giác ức chế cũng là một trong những tâm trạng quen thuộc của các game thủ DOTA 2, đặc biệt là với những người chơi ở vị trí carry.
Sở dĩ như vậy vì đây là một trong những vị trí chủ chốt nhất trong team. Nếu carry của bạn xanh, trong một thế trận mà cả team có dấu hiệu thọt thì team của bạn vẫn tràn trề hy vọng lật kèo. Đồng nghĩa với việc tinh thần của cả đội sẽ không tới mức suy sụp thảm hại mà vẫn nuôi một niềm tin vào carrier.
Ngược lại, trong một thế trận tăm tối, khi đảo mắt sang carry team bạn và không thấy item đâu thì có lẽ, ý nghĩ của hầu hết các game thủ lúc này chỉ là muốn gõ GG càng sớm càng tốt. Chính vì nắm giữ vai trò quan trọng như vậy, thế nên hầu hết các carry đều luôn mong muốn được đồng đội tạo điều kiện tốt nhất để farm và gánh team.
Nhu cầu cao, thế nhưng không phải carry nào cũng có thể thỏa mãn và hài lòng với những gì mà đồng đội mình mang lại. Không ít trường hợp, các carrier là những người rage và blame chính đồng đội mình.
1. Không được support cắm mắt
Một trong những ức chế phổ biến nhất mà các carry thường dành cho đồng đội, hay cụ thể ở đây là những support chính là việc không được cung cấp lượng sight cần thiết, dẫn tới những mạng chết vô nghĩa. Càng ức chế hơn khi rõ ràng một Observe Ward giờ chỉ có 75 gold - số tiền vô cùng nhỏ nhoi để đổi lấy việc carry của mình có thể yên tâm farm một cách an toàn.
Và rõ ràng việc bực mình như vậy là hoàn toàn có cơ sở, dù bạn cũng có thể tự bỏ ra 75 gold để cắm mắt, nhưng rõ ràng nó không khiến tâm lý của bạn thoải mái cũng như thư thả khi thấy support bên mình tận tụy cắm mắt như công việc thường nhật.
2. Bị bỏ rơi
Gần như không có carry nào muốn rơi vào tình cảnh "được" solo lane ngay từ những level đầu tiên mà không có sự bảo kê của support. Các carry càng khỏe về late thì thường cực kỳ yếu đuối và mỏng manh ở giai đoạn đầu game. Và nếu như thiếu sự chăm sóc, bồi dưỡng của các support thì hầu hết những người chơi carry sẽ phải trải qua một "tuổi thơ" dữ dội, đầy biến động.
Rõ ràng bạn không thể đòi hỏi một hero như Anti Mage hay Naga Siren có thể đi solo lane với ít nhất là 2 hero bên phía đối thủ ở giai đoạn đầu game. Chưa nói tới việc farm được hay không, khả năng được hít level của những hero này cũng đã bị đặt một dấu hỏi.
Ngoài ra, việc tự lực cánh sinh cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ có những camp stack trong mơ, cũng như không bao giờ được định nghĩa khái niệm farm an toàn khi không được bất cứ support nào bảo kê và sẵn sàng chết thuê.
3. Bị KS creep
Đây cũng là một trong những điều ức chế nhất mà các carry hay gặp phải. Ví dụ này càng sinh động hơn nếu bạn cầm Clinkz - hero có animation tương đối khó last hit, đồng thời support cho bạn là một Spirit Breaker có Quelling Blade.
Viễn cảnh chắc ai cũng có thể mường tượng, khi Spirit Breaker sẽ farm chủ đạo, và từ vi trí support vụt sáng thành một core hero. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đẩy Clinkz thành một cỗ máy soi sight di động khi không có item và không thể farm được với đồng đội.
4. Chơi với 4 thằng carry còn lại
Không gì ức chế và khổ sở hơn khi một team không có support, cùng với đó là sở hữu tới 5 carry trong team. Nếu bạn là người pick đầu tiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ sở và lý do hơn để bực mình với 4 gã đồng đội. Tuy nhiên điều đó cũng không giải quyết nhiều vấn đề, khi mà trong 1 thế trận mà ai cũng nghĩ mình có vai trò quan trọng thì chắc chắn hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi.
Những câu hỏi như ai mua gà, ward, smoke, dust sẽ được đặt ra nhưng dường như không ai quan tâm khi ai cũng tự cho mình là carry. Không phải ngẫu nhiên mà DOTA 2 thường có tới 2 support trong một team - chiếm số lượng đông đảo gấp đôi những vị trí còn lại. Và như đa số người chơi DOTA 2 chuyên nghiệp thừa nhận thì support mới là vị trí khó chơi, áp lực nhất so với các role còn lại.
5 carry trong một team thường mang đến những tiếng cười, nhưng là trong cay đắng cũng như sự ức chế, bực dọc cùng với đó là vô số những cụm từ blame lẫn nhau xuất hiện trên màn hình máy tính. Có thể nói tình huống này không phải thảm họa, mà là đại thảm họa với những người chuyên chơi carry.
Theo Gamek
Liên Minh Huyền Thoại: Dự đoán lối đi rừng tại chung kết mùa 5 Từ giải đấu chung kết Liên Minh Huyền Thoại mùa 4 trở đi, người đi rừng được quan tâm nhiều nhất bởi mọi chiến thuật đều xung quanh vị trí này. Liên Minh Huyền Thoại là một tựa game đoàn kết dựa trên 5 thành viên khác nhau, yêu cầu kĩ năng cá nhân cũng như Team Work chặt chẽ để đến với...