“Chiến thần nhà bếp” với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng – Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng
Món đồ này từng quen thuộc trong căn bếp mọi nhà!
Trước đây trong các gia đình châu Á (điển hình là Việt Nam, Trung Quốc hay Thái Lan) đều dễ thấy sự xuất hiện của chiếc nồi nhôm trong bếp – món đồ gắn liền với “giai thoại”: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng!
Nồi nhôm, hay còn gọi là nồi thép, thực chất được làm từ nhôm, tùy từng nơi mà người ta lại có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng tất cả đều cùng 1 loại. Theo thời gian, nồi nhôm ngày càng trở nên hiếm hoi trên thị trường, và những chiếc nồi nhôm trong gia đình hiện nay chủ yếu là đồ cũ, được truyền lại từ thế hệ trước.
Ưu điểm của nồi nhôm
Nồi nhôm sở hữu ít nhất 4 ưu điểm, giúp nó nhiễm nhiên trở thành 1 trong những món đồ nhà bếp từng được nhiều gia đình săn đón:
- Giá thành hợp lý: Do nhôm là kim loại phổ biến vậy nên giá thành để chế tạo ra 1 nồi nhôm thường không quá cao. Điều này giúp nồi nhôm trở thành lựa chọn kinh tế cho nhiều gia đình, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ.
- Khả năng dẫn nhiệt tốt: Nhôm có khả năng dẫn nhiệt tốt gấp 4 lần so với sắt, giúp việc nấu nướng trở nên nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng.
- Nhẹ và dễ sử dụng: Nồi nhôm có trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm nắm và di chuyển, mang lại sự thuận tiện tối đa trong quá trình sử dụng.
- Độ bền cao: Nồi nhôm có độ bền rất cao, ngay cả khi đáy nồi bị hỏng vẫn có thể dễ dàng sửa chữa mà không cần thay mới. Trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), một cư dân mạng từng chia sẻ rằng chiếc nồi nhôm của gia đình họ dù được sản xuất từ những năm 90 nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn và hoạt động tốt, điều này khiến nhiều người ngạc nhiên về độ bền của sản phẩm.
Lý do ngày nay nồi nhôm bị nhiều nhà “quay lưng”
Dù là loại nồi rất bền, vậy nhưng nồi nhôm lại ngày càng ít người sử dụng, thậm chí bị “loại bỏ” hoàn toàn. Dựa trên những chia sẻ của người dùng, có một số nhược điểm của nồi nhôm đã được chỉ ra như sau:
1. Dễ bị xỉn màu khi nấu nướng
Khi nhôm tiếp xúc với không khí, nó sẽ hình thành một lớp oxit nhôm mỏng trên bề mặt, khiến nhôm có thể bị xỉn màu theo thời gian. Đặc biệt, khi sử dụng nhôm làm nồi, sự tiếp xúc với các chất khác và nhiệt độ cao có thể làm lớp oxit này dễ bị phá vỡ, khiến nồi nhôm càng nhanh xỉn màu hơn.
Nhiều người thường dùng miếng cọ sắt để tẩy sạch vết xỉn, nhưng điều này lại vô tình làm mất đi lớp oxit bảo vệ trên bề mặt nhôm. Khi lớp oxit bị loại bỏ, nhôm sẽ lộ ra ngoài và dễ bị ăn mòn hơn, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến an toàn khi sử dụng.
2. Vấn đề an toàn
Từ những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng nhôm có thể đem đến tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khi tích tụ trong cơ thể ở mức độ cao. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng nhôm có thể gây tổn thương khó hồi phục cho các cơ quan như xương, hệ hô hấp, tim mạch và hệ thần kinh.
Thêm vào đó, nhôm còn rất dễ phản ứng. Khi sử dụng nồi nhôm để nấu nướng, thực phẩm có tính axit hay kiềm sẽ dễ làm tăng sự giải phóng nhôm từ nồi. Tựu chung lại, khi sử dụng nồi nhôm để nấu nướng hoặc lưu trữ thực phẩm, dù là thời gian ngắn hay dài, cũng có thể ảnh hưởng đến sự giải phóng nhôm.
Video đang HOT
3. Độ bền “vượt mức” nên nhà sản xuất “khó tồn tại”
Nhiều người tin rằng do chất lượng của nồi nhôm quá bền, dùng mãi chẳng hỏng, thậm chí một chiếc nồi có thể sử dụng hàng chục năm, cho nên nhà sản xuất khó tăng trưởng lợi nhuận. Từ đó dễ dẫn đến việc… phá sản.
Tất nhiên đây chỉ là suy đoán của dân mạng còn tình hình cụ thể thì rất khó để xác định, nhưng nhiều người vẫn tin vào “giả thuyết” này.
Theo gương "bà hoàng nội trợ" Nhật Bản, căn bếp nhà tôi được "cơi nới" thêm ít nhất 5m
Trong mắt người Nhật, bếp càng nhỏ thì việc nấu ăn càng hiệu quả.
Nhiều gia đình ở Nhật chỉ sở hữu căn bếp vỏn vẹn 4m nhưng họ vẫn sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, khoa học. Không chỉ là nơi nấu những món ăn ngon, căn bếp nhỏ còn là khôn gian để cả gia đình quây quần hoặc bạn bè tụ tập tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ.
Xét về cách tổ chức không gian bếp thì các "thần kỹ" sắp xếp của người nội trợ Nhật rất đáng để học hỏi. Chỉ cần áp dụng một vài mẹo nhỏ, bạn có thể "hô biến" căn bếp nhà mình trông rộng thêm hẳn 5m.
1. Tủ âm tường, tủ dưới: Bí quyết tận dụng không gian tối đa
Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích khiêm tốn mà đồ đạc lại nhiều thì thiết kế tủ âm tường kết hợp giỏ kéo chính là giải pháp hoàn hảo. Chỉ cần lắp thêm chiếc giỏ "nhỏ mà có võ" này, bạn sẽ cảm thấy không gian như được nới rộng thêm 5m.
Các căn bếp của người Nhật rất ưu ái thiết kế thêm giỏ kéo lắp bên trong tủ âm tường này. Chỉ cần kéo giỏ xuống, bạn có thể dễ dàng lấy đồ mà không cần tốn sức. Sau đó đóng cửa tủ lại, không gian vẫn gọn gàng, sạch sẽ.
Nhờ cách này, hiệu suất sử dụng không gian tăng gấp đôi, giải phóng cả khu vực bề mặt bếp, giúp căn bếp nhỏ trông thoáng đãng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, so với tủ âm tường, tủ dưới thường được sử dụng nhiều hơn nhờ vị trí thuận tiện. Do đó thay vì thiết kế cánh cửa mở truyền thống, bạn nên chọn các ngăn kéo linh hoạt để tối ưu hiệu quả sử dụng.
Người Nhật cũng khắc phục nhược điểm của ngăn kéo lớn bằng cách tích hợp ngăn kéo đôi liên kết. Kéo ngăn dưới, ngăn trên cũng tự động trượt ra. Mà khi kéo đến một điểm nhất định, ngăn trên sẽ tự tách ra, giúp bạn dễ dàng sử dụng mà không gặp rắc rối.
2. Tận dụng không gian sau cánh cửa
Người nội trợ Nhật Bản rất biết cách tận dụng từng góc nhỏ trong nhà bếp, bao gồm cả không gian phía sau cánh cửa. Ví dụ như mặt trong của cửa tủ bếp có thể trở thành nơi lưu trữ túi đựng rác, dao, muôi, đũa, thìa... Chỉ cần đồ không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể treo chúng lên mà không lo ảnh hưởng làm hỏng cửa.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng rất sáng tạo khi học hỏi cách làm này. Họ tự tay lắp thêm rèm lên mặt trong cánh cửa tủ bếp, sau đó dùng các móc treo hình chữ S để treo dụng cụ nhà bếp nhỏ gọn. Cách làm này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp mọi thứ trở nên ngăn nắp, dễ tìm hơn hẳn.
3. Tủ nhiều khay kéo nhỏ
Các thiết bị gia dụng trong bếp ngày càng nhiều đòi hỏi cần có chỗ chứa hợp lý. Nếu đặt tất cả lên mặt bàn, không chỉ chiếm chỗ mà còn gây bừa bộn. Khi cần dùng, việc phải di chuyển các thiết bị qua lại càng thêm bất tiện.
Giải pháp tối ưu là thiết kế một tủ cao với nhiều khay kéo linh hoạt chuyên dụng cho các món đồ này. Mỗi items sẽ có "góc riêng" của mình, được sắp xếp gọn gàng theo từng tầng.
Để tăng tiện ích, bạn nên lắp sẵn ổ cắm điện trong từng ngăn tủ. Khi dùng chỉ cần cắm điện và kéo khay kéo ra, dùng xong để lại chỗ cũ. Thiết kế này không chỉ khiến căn bếp gọn gàng mà còn cực ngăn nắp, tiện lợi.
4. Tủ "siêu mỏng" tận dụng mọi kẽ hở
Sự tinh tế trong cách sắp xếp của các bà nội trợ Nhật Bản thể hiện qua cả những khe hẹp tưởng chừng vô dụng cũng được họ tận dụng triệt để.
Chỉ cần thiết kế một chiếc tủ siêu mỏng, rộng khoảng 10cm, bạn đã có một nơi hoàn hảo để lưu trữ đồ uống, rượu, đồ ăn vặt hoặc các loại thực phẩm khô. Những chiếc tủ này không chỉ "chứa được cả thế giới" mà còn giúp giải phóng đáng kể không gian trong căn bếp.
Hoặc bạn có thể chọn loại xe đẩy siêu mỏng như trong hình dưới, chỉ cần kéo tay cầm là dễ dàng lấy đồ, vô cùng tiện lợi.
5. Kệ treo tường
Nếu bạn là người yêu thích không gian mở, lắp thêm vài kệ gỗ trên tường. Nhiều bà nội trợ Nhật rất thích sưu tầm và tích trữ dụng cụ nhà bếp và họ thường sử dụng kiểu lưu trữ mở này để dễ dàng nhìn thấy và lấy đồ khi cần. Đó cũng là ls do bạn thường xuyên bắt gặp những bộ dụng cụ trong bếp Nhật được trưng bày ngăn nắp, gọn gàng và đầy tính thẩm mỹ.
Sử dụng vài kệ treo trên tường sẽ không chiếm quá nhiều không gian mà lại giúp bạn sắp xếp gọn gàng các chai lọ, hũ đựng gia vị hoặc đồ dùng nhỏ khác. Cách này cũng giúp tạo điểm nhấn cho bếp thêm phần sang trọng và dễ tìm đồ.
6. Lọ và hộp
Người Nhật cũng sử dụng lọ và hộp đựng rất thông minh.
Những thực phẩm khô như bột mì, trái cây hay gạo thường được đựng trong các lọ hoặc hộp đựng trong suốt. Loại hộp này không chỉ giúp bảo quản thực phẩm kín hơi, chống ẩm mà còn giúp việc tìm kiếm đồ trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều hộp đựng của các bà nội trợ Nhật Bản còn gắn cả ray kéo hoặc bánh xe giúp việc di chuyển các vật nặng trở nên nhẹ nhàng hơn.
7. Móc treo
Bếp thường có rất nhiều dụng cụ nấu nướng như thìa, vung, muôi, xẻng... Những vật dụng này nếu để lộn xộn sẽ không chỉ khó tìm khi cần mà còn làm cho bếp trông bừa bộn và mất vệ sinh.
Quan sát cách tổ chức bếp của các bà nội trợ Nhật Bản, bạn sẽ thấy rất nhiều người dùng móc treo để treo các dụng cụ nấu nướng và nồi chảo. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng trên mặt bàn bếp, đồng thời giữ cho không gian bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp.
8. Khung lỗ - Tấm men
Khung lỗ rất hữu ích, có thể gắn thêm các móc treo để sắp xếp các vật dụng nhỏ gọn gàng và ngăn nắp. Hơn nữa, cách làm này còn giúp không gian bếp trông rất đẹp mắt và dễ dàng tìm đồ khi cần.
Tấm men cũng là lựa chọn được nhiều người trẻ ưu tiên thay vì gạch thông thường để lắp tường bếp. Tấm men có đặc tính hút từ và dễ dàng vệ sinh nên không chỉ giúp bếp sạch sẽ mà còn thể hiện gu thẩm mỹ "xịn xò", hiện đại.
9. Thanh ống
Không ít gia đình thường bỏ qua không gian dưới bồn rửa nhưng các bà nội trợ Nhật Bản đã tận dụng rất hiệu quả khu vực này. Họ dùng 2 thanh ống kết hợp với giỏ đựng đồ để "hô biến" thành ngăn chứa đồ trông rất ổn áp mà vẫn tận dụng được không gian dưới bồn rửa 1 cách thông minh.
Không chỉ vậy, họ cũng dùng thanh ống đặt song song để tạo thêm một tầng lưu trữ giày, giúp tận dụng tối đa không gian và giữ giày dép gọn gàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng vị trí lõm sau cánh cửa bằng cách sử dụng thanh ống kết hợp với móc hình chữ S để treo túi xách, giày dép và các vật dụng khác.
Hoặc như người Nhật, bạn cũng có thể gắn thanh ống vào sau cửa phòng hoặc cửa tủ quần áo để làm nơi treo mũ, khăn quàng, dây nịt...
10. Xe đẩy
Ở Nhật Bản, những chiếc xe đẩy nhỏ thường có bánh xe xoay 360 độ nên bạn có thể sử dụng trong bếp hoặc để ở lối vào, phòng khách hay phòng ngủ.
Mó đồ này có thể để đựng túi xách, ô dù, chìa khóa khi đặt ở lối đi; đựng đồ ăn vặt, điều khiển từ xa... khi đặt ở phòng khách; hoặc đựng mỹ phẩm, máy sấy tóc nếu để ở trong phòng ngủ.
Rửa nồi cơm điện mà ngâm với nước thì mới chỉ làm đúng 1 nửa: Việc đơn giản nhưng nhiều người chủ quan Rửa nồi cơm điện tưởng chừng là một công việc rất đơn giản nhưng thực tế vẫn nhiều người làm sai. Nhắc tới những vật dụng, thiết bị điện tử quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình, giúp hỗ trợ công việc nấu nướng cho người dùng, không thể bỏ qua cái tên nồi cơm điện. Nồi cơm điện không những...