Chiến sự Yemen có thể dẫn đến xung đột với Iran
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói rằng chiến dịch quân sự ở Yemen có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng giữa các nước Ả Rập và Iran.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói rằng chiến dịch quân sự ở Yemen có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng giữa các nước Ả Rập và Iran.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev: Chiến sự Yemen có thể dẫn đến xung đột giữa Ả Rập Saudi và Iran.
Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev nói với báo Izvestia: “Ngày càng có nhiều quốc gia bị lôi kéo vào cuộc xung đột, bao gồm Bahrain, Qatar, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ả-rập Saudi, Ai Cập, Jordan, Morocco, Pakistan và Sudan. Tình hình có thể phát triển thành một cuộc đối đầu lan rộng giữa người Sunni và người Shiite và sau đó leo thang thành một cuộc xung đột giữa các quốc gia Ả Rập và Iran”.
Ông Patrushev nhấn mạnh,Yemen có vị trí địa lý quan trọng vì án ngữ lối vào Vịnh Aden-Biển Đỏ và có thể kiểm soát eo biển Bab el-Mandeb Strait. Mỗi năm, có tới 20.000 tàu thuyền đi qua eo biển này và đây là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Ông lưu ý, việc thay đổi tương quan vốn có trong khu vực nhằm phục vụ cho một thế lực nào đó có thể dẫn đến một cuộc chiến kéo dài”.
Video đang HOT
Ông Patrushev cũng nhấn mạnh rằng leo thang xung đột ở Yemen có thể có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Ông nói thêm: “Có những lo ngại rằng leo thang xung đột ở Yemen thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran, bởi vì tất cả các diễn biến chính ở Trung Đông đều phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ”.Nhận xét trên được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra chiến dịch quân sự chống quân nổi dậy Houthi do Ả Rập Saudi cầm đầu.
Căng thẳng giữa Ả Rập Saudi và Iran đã gia tăng bởi chiến dịch không kích hiện nay ở Yemen.
Cuối tháng Ba, Ả Rập Saudi cùng với một số quốc gia Ả Rập khác (trong đó có Ai Cập, Jordan và UAE) đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của quân nổi dậy Houthis ở Yemen, theo yêu cầu của Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi, người đã chạy trốn ra nước ngoài.
Căng thẳng giữa Ả Rập Saudi và Iran đã gia tăng bởi chiến dịch không kích hiện nay ở Yemen.
Các giới chức Yemen trung thành với Tổng thống Hadi đã tố cáo Iran cung cấp vũ khí cho “phiến quân” Houthi. Tehran đã bác bỏ cáo buộc nói trên và tuyên bố chiến dịch không kích vào Yemen là hành động “xâm lược” có thể làm cho cuộc khủng hoảng Yemen trở nên nghiêm trọng hơn.
Minh Bích (Theo Sputnik)
Theo kienthuc
Châu Âu phẫn nộ vì Đức "tự ý" bán tàu ngầm chi Israel
Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã chấp thuận xuất khẩu chiếc tàu ngầm thứ năm tới Israel.
Đây là chiếc tàu ngầm cuối cùngThủ tướng Đức Angela Merkel hứa sẽ cung cấp cho Israel và sẽ được công ty Thyssen Krupp bàn giao sớm.
Báo Sddeutsche Zeitung tiết lộ thông tin chính thức, trích dẫn báo cáo của Hội đồng An ninh Liên bang đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Quyết định bán chiếc tàu ngầm này đã bị chỉ trích vì hai lý do: Một, trong số chi phí của dự án này, người nộp thuế Đức đang gánh vác một phần ba chi phí. Thứ hai, báo cáo cho thấy những chiếc tàu ngầm này có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm Lực đẩy không phụ thuộc không khí Hạng Dolphins của Đức có thể đáp ứng mọi yêu cầu Hải quân đặt ra.
Peter Roberts, chuyên gia Hải quân học của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ở London, chia sẻ với Hãng tin Sputnik rằng Israel sẽ có ý định phát triển hạt nhân trên tàu ngầm mới mặc dù không phải trong thời điểm hiện tại. Ông giải thích rằng mấu chốt để có thể trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm chính là cơ chế phóng tên lửa. Bản thân chiếc tàu ngầm có thể tự phóng tên lửa, nhưng để phát triển được tên lửa đầu đạn hạt nhân với một hệ thống định vị phù hợp lại là một thách thức lớn hơn nhiều. Theo bài báo của Anthony Bellchambers trong tờ Nghiên cứu Toàn cầu, tàu ngầm Đức trang bị đầu đạn hạt nhân đã cho Israel khả năng "kiểm soát biển sâu" mà bây giờ khó thể thay đổi được. Trong khi đó bà Merkel lại cung cấp tàu ngầm cho Israel mà "không tham khảo ý kiến của Liên minh Châu ÂU". Một báo cáo khác của Thuyền trưởng Raimund Wallner với tựa đề "Tầu ngầm Đức- Khả năng và Tiềm năng" được Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ban hành cũng chỉ ra rằng tầu ngầm của Đức có khả năng đáp ứng được tất cả yêu cầu của hải quân hiện tại lẫn trong viễn cảnh tương lai. Báo Sddeutsche Zeitung cũng báo cáo rằng Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã phê duyệt xuất khẩu sáu hệ thống radar siêu âm dò tàu ngầm và ngư lôi cùng phụ tùng để sản xuất đạn dược cho Ấn Độ, bên cạnh đó còn phân phối 336 xe tải quân sự không vũ trang cho Algeria.
Thục Trang
Theo_PLO
Khủng hoảng Ukraine: Chiến sự bùng phát gần Mariupol Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine tố cáo phe ly khai đang tập trung binh lực để tấn công thành phố cảng Mariupol ở miền đông nước này. Đại diện Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine tố cáo phe ly khai đang tập trung binh lực để tấn công thành phố cảng Mariupol ở miền đông nước này. Chiến...