Chiến sự Nga – Ukraine làm kết thúc hai năm bùng nổ PC toàn cầu
Các thương hiệu máy tính lớn trên thế giới đang cắt giảm dự báo trong sáu tháng tới vì lo ngại về lạm phát và tình hình chiến sự ở Ukraine.
Dịch Covid-19 bùng nổ vào năm 2020 đã làm tăng xu hướng học tập và làm việc từ xa, thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về máy tính cá nhân (PC). Tuy nhiên, việc Nga phát động chiến dịch quân sự đối với Ukraine hồi cuối tháng 2.2022 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến kế hoạch của các nhà sản xuất PC cho những quý sắp tới trở nên xáo trộn.
Hiện các hãng PC đang phải chịu áp lực vì hàng tồn kho tích tụ ở thị trường châu Âu và lo ngại lạm phát gia tăng. Nikkei dẫn nguồn thạo tin trong ngành cho biết, một số nhà sản xuất PC hàng đầu như HP, Dell và Asustek Computer đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm sản lượng trong những quý tới. Trong khi đó, một số công ty nhỏ hơn quyết định giảm đơn đặt hàng linh kiện xuống tới 20% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.2022.
Gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và tình hình chiến sự Ukraine đang ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng doanh số của các nhà sản xuất PC
“Chúng tôi bắt đầu nhận được thông báo từ một số khách hàng về đề xuất chế tạo ít linh kiện và bộ phận hơn từ giữa tháng 2.2022. Chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với khách hàng trong một tháng qua về tình hình thị trường kể từ sau chiến sự Ukraine. Hiện tại, một trong những ưu tiên của khách hàng là quản lý cẩn thận mức tồn kho tại các kênh bán lẻ”, giám đốc điều hành một nhà cung cấp của HP, Dell, Lenovo, Acer và Asustek nói.
Theo nội dung phỏng vấn tổng hợp với nhiều nhà cung cấp, tổng số lô hàng PC có thể sẽ giảm ít nhất một con số trong ba tháng tính đến tháng 6.2022. Theo dữ liệu của hãng dữ liệu quốc tế IDC, thị trường PC từng tăng trưởng hơn 13% và 14% lần lượt trong các năm 2020 và 2021, tốc độ đáng chú ý đối với một thị trường vốn đã trưởng thành.
Theo đánh giá từ các nguồn tin về thị trường PC, máy tính dành cho hoạt động giáo dục dự kiến sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Các lô hàng Chromebook của Google có thể giảm hơn 40% trong năm nay so với năm 2021, xuống còn khoảng 20 triệu chiếc. Nguyên nhân phần lớn là do hầu hết các nhà sản xuất PC đã chuyển sang máy tính xách tay thương mại cao cấp hơn, giá cao hơn để duy trì tỷ suất lợi nhuận trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu và chi phí gia tăng.
Đối với lĩnh vực game và máy tính tiêu dùng khác, nhu cầu dự kiến sẽ suy yếu ở mức độ thấp hơn. Còn đối với mục đích kinh doanh, nhu cầu sử dụng PC có khả năng phục hồi nhưng không mạnh như những gì các nhà sản xuất PC ước tính trước khi chiến sự Nga – Ukraine diễn ra.
Video đang HOT
Theo MSI, nhà sản xuất card đồ họa và game, quý tính từ tháng 4 đến tháng 6.2022 sẽ là thời điểm hoạt động thấp nhất của công ty trong năm nay do tác động chung từ tình hình chiến sự. Chủ tịch MSI Joseph Hsu nói với các nhà đầu tư rằng doanh số bán hàng đã chậm lại ở một số nước châu Âu, và mức tồn kho của MSI hiện tại “khá cao”.
“Một tháng trước, dự báo nội bộ của chúng tôi vẫn cho thấy mức tăng trưởng nhẹ so với năm ngoái. Nhưng hiện tại, chúng tôi thực sự không nhìn thấy đà tăng trưởng đó. Trong hai quý tiếp theo, có thể chúng tôi sẽ chứng kiến trở lại sự sụt giảm hằng năm”, quản lý một nhà sản xuất PC hàng đầu của Mỹ nói với Nikkei.
Gián đoạn lớn
Theo giám đốc điều hành của nhà cung cấp cho Asustek và Microsoft, chiến sự Nga – Ukraine đã gây gián đoạn lớn đối với thị trường tiêu dùng của cả hai nước, vốn có tổng dân số gần 190 triệu người. “Giao dịch tài chính đang hỗn loạn và các nhà cung cấp thương hiệu phải chịu áp lực giải quyết hàng tồn kho trong khu vực. Chúng tôi đang chứng kiến sự điều chỉnh ngắn hạn đối với chuỗi cung ứng”.
HP, Dell, Apple và Samsung là những công ty đã thông báo ngừng bán hàng và cung cấp dịch vụ tại thị trường Nga kể từ khi chiến sự bắt đầu. Theo Nikkei, Acer, Asustek và MSI cũng tạm ngừng bán hàng ở Nga dù không công bố chính thức điều đó. Dữ liệu từ IDC cho thấy, thị trường Nga chiếm 2%, tương đương 7 triệu chiếc, trong thị trường PC toàn cầu vào năm 2021.
“Chúng tôi nhận thấy tác động lan tỏa đối với những thị trường xung quanh Ukraine. Hành vi của người dùng đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề quân sự. Chúng tôi đã yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị ít linh kiện hơn từ 15% đến 20% cho quý 4 đến tháng 6.2022″, giám đốc điều hành của một nhà sản xuất PC cho thị trường game nói.
Tuy nhiên, hiện các nhà sản xuất PC như Lenovo và Acer vẫn chưa cắt giảm dự báo cả năm. Theo các nguồn tin, nếu cắt giảm đơn đặt hàng đáng kể vào thời điểm hiện tại, họ sẽ khó có thể đảm bảo nguồn cung cấp trở lại sau này. Một số nhà sản xuất khác hy vọng nhu cầu sẽ hồi phục, nếu xung đột ở Ukraine sớm được giải quyết.
Những khó khăn khác
Bên cạnh bất ổn về nhu cầu và tình trạng thiếu hụt chip, ngành PC còn chịu gián đoạn liên tục về hậu cần, chi phí nguyên vật liệu tăng và chính sách “zero Covid” ở Trung Quốc, trung tâm sản xuất chính của ngành.
“Chúng tôi đang vật lộn với tình trạng thiếu chip, bất ổn của chiến tranh, hậu cần và tình trạng phong tỏa ở Thâm Quyến, Thượng Hải. Mọi thứ như những cơn ác mộng, hết cơn ác mộng này đến cơn ác mộng khác”, quản lý của một nhà sản xuất máy tính xách tay theo hợp đồng lớn nói.
Ông Gokul Hariharan, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông châu Á – Thái Bình Dương của JPMorgan, cho biết công ty ông dự báo thị trường PC sẽ giảm 6% trong năm nay, từ mức 340 triệu chiếc trong năm ngoái.
1 tháng chiến sự Nga-Ukraine: Thế giới đã thay đổi thế nào?
Còn 2 ngày nữa, chiến sự ở Ukraine giữa Nga và Ukraine tròn 1 tháng, vẫn tiếp diễn ác liệt và thật sự không ai dám chắc kết cục cuối cùng sẽ như thế nào đối với Nga và Ukraine.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy một trung tâm mua sắm bị phá hủy hoàn toàn sau trận pháo kích ở Kyiv, Ukraine ngày 21/3. Ảnh CNN
Cho dù không hoàn toàn loại trừ kịch bản Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định đưa quân đội vào Ukraine, thế giới vẫn bị bất ngờ ít nhiều về chuyện này.
Còn 2 ngày nữa, chiến sự ở Ukraine giữa Nga và Ukraine tròn 1 tháng, vẫn tiếp diễn ác liệt và thật sự không ai dám chắc kết cục cuối cùng sẽ như thế nào đối với Nga và Ukraine. Điều duy nhất hiện có thể chắc chắn được là chiến sự ở Ukraine đã và đang tiếp tục làm thay đổi cả thế giới chứ không chỉ có Ukraine hay Nga, NATO hay EU hoặc châu Âu nói chung.
Ở Ukraine hiện không chỉ có chiến sự giữa Nga và Ukraine, tức là không chỉ chuyện quan hệ khúc mắc giữa Nga và Ukraine mà còn có chuyện đối địch về mọi phương diện trực tiếp cũng như gián tiếp giữa Nga với các nước trong khối Phương Tây, gián tiếp về quân sự khi Phương Tây trực tiếp cung cấp vũ khí và tài chính cho Ukraine để giao tranh quân sự với Nga, nhưng trực tiếp về ý thức hệ, chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, truyền thông, ngoại giao, pháp lý và tâm lý.
Châu Âu xuất hiện ranh giới phân chia châu lục và chính trị thế giới định hình phe phái đối địch nhau. Hệ luỵ không tránh khỏi là ngoài đối địch nhau trực tiếp còn có đối địch nhau qua tay kẻ khác, dùng lĩnh vực này để phục vụ cho cuộc đối địch trên lĩnh vực kia, là mất lòng tin lẫn nhau.
Hợp tác vì thế sẽ rất khó khăn, không thực chất và không hiệu quả trong khi thế giới cần sự thống nhất quan điểm và phối hợp hành động của tất cả các nước và châu lục để cùng nhau giải quyết tất cả những vấn đề toàn cầu nhức nhối lâu nay và để vượt qua những thách thức mới nảy sinh.
Nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng vào thời điểm nào đấy sau này, những ảnh hưởng tiêu cực ấy có thể được khắc phục. Chỉ có điều vị thế, ưu thế và sức mạnh của châu Âu với tư cách là một trong những trung tâm kinh tế phát triển và tiềm năng hàng đầu của thế giới đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Thực trạng và triển vọng chẳng tốt lành gì về chính trị an ninh và ổn định xã hội trên châu lục báo hiệu châu Âu trong thời gian tới chưa thể trở thành một trong những trụ cột và động lực quan trọng cho tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Từ giác độ châu lục và khu vực mà suy xét thì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được lợi nhiều nhất từ sự thay đổi vị thế và ưu thế, ảnh hưởng và vai trò như thế của châu Âu. Các nước tận dụng sự chuyển dịch này như thế nào lại là chuyện khác.
Các nước khối Phương Tây, ở trong đó có nhiều nền kinh tế phát triển, chủ trương giảm hoặc không còn lệ thuộc vào Nga về cung ứng năng lượng nên phải tìm nguồn cung ứng thay thế cho thời gian tới. Vì thế, các nước và các nơi khác có trữ lượng dầu lửa và khí đốt sẽ được coi trọng. Cục diện quan hệ quốc tế sẽ thay đổi trên phương diện này.
Tiềm lực quân sự và hiệu ứng trừng phạt, doạ dẫm và răn đe lẫn nhau lấn át ngoại giao và pháp lý, đối thoại và hợp tác trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và thực hiện lợi ích riêng. Tăng cường vũ trang, coi trọng răn đe hạt nhân, củng cố liên minh, liên kết hiện có và hình thành liên minh, liên kết mới về chính trị, quân sự, an ninh cũng như kinh tế sẽ định hình thành xu thế diễn biến sôi động trong thời gian tới.
Các thể chế đa phương sớm hay muộn thì rồi cũng sẽ phải điều chỉnh định hướng chính sách và thay đổi cơ chế hoạt động nếu như muốn duy trì vai trò và năng lực xử lý các vấn đề nổi cộm cũ cũng như mới trong thế giới hiện đại.
Mối quan hệ giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc chuyển dịch trọng tâm từ Mỹ - Trung Quốc sang Mỹ - Nga bởi Mỹ phải dành ưu tiên cho việc ngăn cản Trung Quốc hậu thuẫn Nga về quân sự ở Ukraine và châu Âu mà chỉ có thể phân rẽ Trung Quốc với Nga khi không còn gay cấn với Trung Quốc như lâu nay nữa, cho dù vẫn tiếp tục cạnh tranh chiến lược. Trung Quốc gặp khó xử nhất định, nhưng những khó xử ấy không khó khắc phục đối với Trung Quốc trong khi Trung Quốc có giá ngày càng cao trong chiến lược của Mỹ và đồng minh.
Thế giới ở cách thêm xa trật tự chính trị, kinh tế và an ninh mới.
Sáng 10-3, thêm 300 công dân Việt Nam từ Ukraine về nước an toàn 6h20 sáng 10-3, chuyến bay mang số hiệu QH9066 của Bamboo Airways chở 300 người Việt tại Ukraine về nước, hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sau hành trình bay dài hơn 11 tiếng khời hành từ sân bay Warszawa (Ba Lan). 300 công dân Việt Nam từ Ukraine về nước an toàn trong sáng 10-3 - Ảnh:...