Chiến sự Armenia-Azerbaijan: Iran khẩn cấp triển khai một loạt xe tăng T-72 tới biên giới
Hành động trên của Iran được đánh giá là động tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống cấp bách nào có thể xảy ra liên quan tới cuộc chiến nóng bỏng ở Nagorno- Karabakh.
Theo kênh truyền thông Avia.Pro của Nga, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã triển khai thêm nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực nữa tới khu vực biên giới tiếp giáp với vùng lãnh thổ tranh tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa giữa Armenia và Azerbaijan.
Động thái này được IRGC xúc tiến triển khai sau khi hơn 70 quả rocket từ khu vực xung đột đã “bay lạc” sang lãnh thổ Iran.
Avia.Pro cho biết, IRGC đã triển khai ít nhất 30 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 tới các địa bàn ở biên giới. Trước đó, lực lượng vũ trang tinh nhuệ này của Iran cũng đã bố trí sẵn ở đây khoảng 40 xe tăng.
Video đang HOT
Xe tăng T-72S trong biên chế của Quân đội Iran. Ảnh: IRNA
“Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắt đầu triển khai khẩn cấp các xe tăng chiến đấu T-72S tới sát biên giới Azerbaijan và Karabakh. Hơn 30 phương tiện thiết giáp chủ lực này đã điều động tới tăng cường cho 40 xe tăng đã có mặt ở đây từ trước”, Avia.Pro đưa tin.
Hành động trên của Iran được đánh giá là động tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào có thể xảy ra liên quan tới cuộc chiến nóng bỏng ở Nagorno-Karabakh gần đó.
Tehran hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về thông tin của Avia.Pro nhưng nước này đã nhiều lần cảnh báo Armenia và Azerbaijan về “những quả đạn lạc” rơi xuống lãnh thổ Iran.Trong thông tin liên quan trước đó, ngày 20/10 một máy bay không người lái (UAV) Harop do Israel sản xuất thuộc biên chế của Quân đội Azerbaijan đã bị bắn hạ ở gần thành phố Parsabad, phía Bắc Iran.
Quân đội Azerbaijan đã sử dụng UAV Harop để tấn công vào các vị trí và phương tiện của lực lượng Armenia trong cuộc chiến đang diễn ra ở vùng Nagorno – Karabakh.
Cường độ các cuộc đụng độ tại đây dẫn đến việc thường xuyên xảy ra sự việc vũ khí các bên tham chiến đi vào không phận Iran và Tehran đã tỏ thái độ không dung thứ cho những hành động như vậy.
Quân đội Iran và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của nước này (IRGC) từng tiến hành các cuộc tập trận không quân quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng bảo vệ không phận của đất nước. Iran cũng đã triển khai thêm các đơn vị pháo binh tới gần biên giới Azerbaijan.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau sử dụng vũ khí hóa học
Giao tranh tiếp tục bùng phát giữa Azerbaijan và phe Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh. Hai bên còn tố nhau sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm.
Nga hôm 31/10 tuyên bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Armenia nếu cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh lan rộng tới lãnh thổ nước này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp 3 lệnh ngừng bắn đạt được và thậm chí có nguy cơ bùng cháy dữ dội hơn khi bắt đầu có sự xuất hiện của vũ khí hóa học.
Cờ Azerbaijan và Armenia. Ảnh: Iran Front Page.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, nước này sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho Armenia nếu các vụ đụng độ xảy ra trực tiếp trên lãnh thổ của Armenia, đồng thời kêu gọi các bên đối địch lập tức ngừng bắn. Nga hiện có một căn cứ quân sự tại Gumri, thành phố lớn thứ 2 của Armenia, song cũng duy trì mối quan hệ khá tốt với Azerbaijan.
Trước đó cùng ngày Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã gửi thư đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động cuộc tham vấn "khẩn cấp" về hỗ trợ an ninh cho nước này, đồng thời nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Azerbaijan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột khi nhấn mạnh con số thương vong ngày một tăng và đã lên tới con số hàng nghìn chỉ sau hơn 1 tháng bùng phát: "Tôi vẫn liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan. Tôi nói chuyện với họ qua điện thoại nhiều lần trong ngày. Các bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng, người đứng đầu cơ quan tình báo của chúng tôi luôn liên lạc với nhau. Các số liệu của chúng tôi cho thấy, thiệt hại về người đối với cả 2 bên đều rất lớn".
Tuy nhiên tuyên bố của Nga không nêu cụ thể những hỗ trợ mà nước này có thể dành cho Armenia. Cựu Đại sứ Mỹ tại Armenia Carey Cavanaugh nhận định, bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào vào cuộc xung đột cũng sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào và sẽ chỉ làm leo thang hơn nữa căng thẳng. Vì thế, sự hỗ trợ của Nga có thể sẽ chỉ giới hạn ở việc triển khai lực lượng nhằm đảm bảo an ninh biên giới của Armenia hoặc hỗ trợ người tị nạn. Trước đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cũng từng đề cập tới khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào Nagorno-Karabakh.
Trong một phản ứng mới nhất, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev hôm 31/10 tuyên bố không mong muốn phải chứng kiến sự can dự của bất kỳ bên thứ 3 nào vào vấn đề giữa nước này và Armenia. Azerbaijan được cho là đang nhận sự hỗ trợ mạnh mẽ về quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước liên quan chính tới nay đều bác bỏ điều này.
Trước đó tối 30/10, các nhà trung gian hòa giải Nga, Mỹ và Pháp, những nước đồng Chủ tịch Nhóm Minsk tuyên bố, các bên tham chiến đã nhất trí không nhằm vào dân thường hay các mục tiêu phi quân sự. Tuy nhiên, giao tranh tại Nagorno-Karabakh vẫn không có dấu hiệu lắng dịu và tiếp tục có thêm các nạn nhân là dân thường. Trong một dấu hiệu cho thấy nấc leo thang căng thẳng mới, Bộ Quốc phòng Armenia hôm 31/10 lên án phía Azerbaijan sử dụng bừa bãi đạn có chứa phốt-pho trắng. Phía Azerbaijan đã ngay lập tức bác bỏ, đồng thời tố ngược lại Armenia mới là bên sử dụng loại vũ khí hóa học bị cấm này hòng gây rối tầm nhìn của các máy bay không người lái.
Công ước Geneva về bảo vệ các nạn nhân chiến tranh năm 1977 chính thức cấm những vũ khí "gây thương vong hoặc đau đớn không cần thiết", trong đó có phốt-pho trắng./.
Armenia cạn hy vọng được Nga tương trợ Sau vài tuần thiệt hại nặng trong giao tranh với Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh, Armenia cạn dần hy vọng nhận được bất cứ sự hỗ trợ quân sự nào từ Nga. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 31/10 đề nghị "tham vấn khẩn cấp" với Tổng thống Nga Vladimir Putin về hỗ trợ an ninh trong bối cảnh xung đột với Azerbaijan leo thang....