Chiến lược phát triển KBNN: Tầm nhìn hướng tới Kho bạc số 2030
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đến nay đã bước vào những năm cuối, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra.
Hội thảo định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030 là cơ hội để KBNN nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận với các chuyên gia kinh tế, tài chính công quốc tế đến từ Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới trên cơ sở đó đánh giá kỹ lưỡng và xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Ngày 05/08/2019, tại Hà Nội, KBNN đã phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) tổ chức Hội thảo định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021- 2030. Tham dự Hội thảo có: Đại diện IMF, đại diện ngân hàng thế giới (WB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), đại diện các bộ, ngành thuộc Chính phủ, Ủy ban Kinh tế trung ương, Kiểm toán Nhà nước, đại diện các ngân hàng thương mại và đại diện lãnh đạo 15 KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số lãnh đạo và chuyên viên của các Cục, Vụ chức năng thuộc KBNN.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Tạ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc KBNN đã khẳng định: Năm 2019 – 2020 là những năm bản lề để nhìn lại chặng đường 10 năm phát triển kinh tế – xã hội (2011 – 2020) cũng như xác định tầm nhìn, phương hướng cho chặng đường 10 năm tiếp theo. Đối với giai đoạn 2021 – 2030, dự thảo Chiến lược phát triển KBNN đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với ba trụ cột chính là: Tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc khu vực hoặc kho bạc hai cấp; nâng cao chất lượng dịch vụ kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ và hướng tới hình thành kho bạc số.
Tổng Giám đốc đề nghị các đại biểu cùng các chuyên gia quốc tế tích cực trao đổi, thảo luận để giúp Bộ Tài chính, KBNN Việt Nam hoàn thiện mục tiêu, định hướng phát triển tài chính công nói chung và KBNN nói riêng cho giai đoạn tiếp theo, đảm bảo phù hợp với thông lệ tốt trên thế giới, tình hình thực tế của Việt Nam và xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tổng Giám đốc xác định: Ý kiến đóng góp của các đại biểu và các chuyên gia quốc tế tại Hội thảo là cơ sở quan trọng để Bộ Tài chính, KBNN tiếp tục hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành, làm cơ sở cho các hoạt động cải cách, hiện đại hóa của Bộ Tài chính, KBNN trong thời gian tới.
Là một trong những chuyên gia cao cấp của IMF đã đồng hành, theo sát KBNN trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021- 2030, ông Sandeep Saxena, Vụ Các vấn đề tài khóa IMF đã khẳng định trong bài phát biểu khai mạc: “Làm việc với KBNN từ những ngày đầu năm 2019 về các vấn đề liên quan đến hiện đại hóa quản lý ngân quỹ và xây dựng Chiến lược phát triển kho bạc đến năm 2030, chúng tôi nhận thấy KBNN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn vừa qua và có sự chuẩn bị vững chắc cho giai đoạn tiếp theo. Trong những tháng vừa qua, chúng tôi đã thường xuyên tương tác, trao đổi nhằm giúp xây dựng chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 rõ ràng, cụ thể. Tôi rất ấn tượng với khối lượng công việc mà KBNN đã bỏ ra để xây dựng chiến lược 10 năm tới. Những khuyến nghị mà chúng tôi đưa ra tháng tại Hội thảo vào tháng 03/2019 đã được KBNN tiếp thu, nghiên cứu, đưa vào dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021- 2030.”
Ông Sandeep Saxena cũng đã thống nhất và thông qua các nội dung thảo luận tại Hội thảo: Định hướng, chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030; hiện đại hóa quy trình thực thi NSNN; nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện công tác kế toán nhà nước và cải thiện chế độ thông tin báo cáo; quản lý chuyển đổi khi triển khai các hoạt động cải cách hiện đại hóa và các khuyến nghị cho Việt Nam.
Đại diện KBNN Việt Nam, đồng chí Lưu Hoàng – Vụ trưởng vụ Tổng hợp Pháp chế đã giới thiệu tóm tắt định hướng xây dựng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030. Theo mục tiêu mà Tổng Giám đốc KBNN Tạ Anh Tuấn đã nêu, Chiến lược được xây dựng theo một số mục tiêu cơ bản:
Video đang HOT
Gắn kết chặt chẽ các khâu của quá trình phân bổ, thực hiện, quyết toán NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ NSNN. Cơ chế kiểm soát chi NSNN đổi mới theo hướng kiểm soát rủi ro, gắn với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu NSNN của các đơn vị, thực hiện kiểm soát chi điện tử. Thu NSNN theo hướng mở rộng thanh toán điện tử thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần; trao đổi dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa KBNN với các đơn vị có liên quan thông qua mã định danh;
Đến năm 2030, điện tử hóa trên 95% giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu thu, chi NSNN theo thời gian gần như ngay lập tức. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và hoàn thiện nền tảng kho bạc số phù hợp với khung thiết kế tổng thể Chính phủ điện tử, Chính phủ số có thể kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của các bộ, ban, ngành và các cơ quan có liên quan;
Quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động, an toàn và hiệu quả, thống nhất mô hình ngân quỹ nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước, duy trì số dư tối thiểu tại ngân hàng nhà nước. Đa dạng công cụ đầu tư/đi vay theo nguyên tắc thị trường; thiết lập khung quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn ngân quỹ nhà nước;
Hoàn thiện chế độ kế toán nhà nước, kế toán đồ và hệ thống báo cáo, đảm bảo sự thống nhất giữa kế toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan thu, quỹ NSNN; từng bước xây dựng một bộ sổ cái chung cho toàn Chính phủ trên cơ sở liên kết thông tin dữ liệu kế toán giữa các đơn vị để cung cấp thông tin, dữ liệu và báo cáo thu, chi NSNN đầy đủ, chính xác, công khai, minh bạch và tin cậy; đồng thời, rút ngắn thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài chính nhà nước không quá 06 tháng;
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và hiện đại hóa tổ chức bộ máy KBNN theo mô hình kho bạc khu vực hoặc kho bạc hai cấp; triệt để sử dụng nguồn lực bên ngoài, đảm bảo hệ thống KBNN hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ công chức lãnh đạo các cấp ngang tầm nhiệm vụ.
Trao đổi về những định hướng xây dựng Chiến lược KBNN, các chuyên gia đến từ IMF và đại biểu khách mời tham dự Hội thảo đã chia sẻ và đưa ra nhiều khuyến nghị hữu ích về hiện đại hóa thu, chi NSNN; khuyến nghị về điều kiện và lộ trình thực hiện nâng cao tính chủ động, hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước; thông lệ quốc tế, khuyến nghị lộ trình cải cách và thực hiện kế toán nhà nước, kế toán đồ (COA)… Ông Sandeep Saxena, đại biểu IMF đánh giá:
Đến thời điểm hiện nay, công tác thu NSNN đã được KBNN hoàn thiện và thực hiện thu NSNN hiệu quả, kịp thời và đã có các tài khoản chuyên thu tại hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp thông tin quản lý quỹ NSNN theo thời gian thực, tuy nhiên cần có thời gian để tổng hợp tại tài khoản hợp nhất. Công tác dự báo luồng tiền, đầu tư ngân quỹ nhàn rỗi cũng như hệ thống tổ hợp tài khoản nhiều mã đoạn vẫn còn đang trong quá trình phát triển; kiểm soát cam kết chi và phân quyền kiểm soát, giảm bớt kiểm soát tập trung mới trong giai đoạn hình thành. Đặc biệt, hệ thống TABMIS cần được cải thiện hơn nữa để phục vụ người dân… Báo cáo quyết toán NSNN năm hiện nay đang có độ trễ là 18 tháng, báo cáo dồn tích là một trong những mảng hoạt động còn rất mới mẻ của hệ thống KBNN. IMF hy vọng, KBNN có thể rút ngắn thời gian hoàn thành báo cáo cũng như hy vọng rằng TABMIS sẽ được cải tiến trở thành kho dữ liệu duy nhất và mọi số liệu giao dịch đều được số hóa, được kiểm soát điện tử để loại bỏ hồ sơ giấy… KBNN cần nâng cao hiệu xuất, hiệu quả, cung cấp dịch vụ tốt hơn, phát huy tối đã công nghệ để tự động hóa, giải phóng nguồn nhân lực để phục vụ cho những công việc đòi hỏi nhiều chất xám hơn.
Sau một ngày nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, Hội thảo đã chia sẻ, thảo luận tầm nhìn, các mục tiêu, giải pháp cải cách, hiện đại hóa KBNN cả về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ cũng như tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa công nghệ thông tin. Phát biểu bế mạc Hội thảo, Tổng Giám đốc KBNN Tạ Anh Tuấn nhận định: Thành công lớn nhất của Hội thảo chính là các kết quả và định hướng phát triển KBNN được nhìn nhận, đánh giá khách quan, đa chiều và toàn diện từ các góc nhìn khác nhau: Từ các chuyên gia quốc tế; từ các bộ, ngành, cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng ngân sách… Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng, giúp KBNN hoàn thiện hơn nữa các định hướng cũng như các giải pháp để phát triển KBNN, đáp ứng yêu cầu của thời đại và giữ vững tôn chỉ “khách hàng là trung tâm”.
P.V
Theo Tienphong.vn
Kho bạc Nhà nước: Khẳng định vai trò Tổng kế toán nhà nước
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong triển khai chức năng Tổng kế toán nhà nước, đóng góp trực tiếp vào công cuộc thực hiện minh bạch hóa tình hình tài chính - ngân sách quốc gia.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Từ thực hiện kế toán nghiệp vụ Kho bạc
Mục tiêu của Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 là: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý Quỹ Ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước...
Thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, KBNN đã thường xuyên tiến hành cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy của KBNN, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới, trong đó có lĩnh vực kế toán nghiệp vụ quy định tại Quyết định số 26/2015/QĐ - TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau gần 4 năm thực hiện Quyết định số 26/2015/QĐ - TTg, kế toán nghiệp vụ KBNN đã đạt được những kết quả bước đầu và khẳng định là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước mà KBNN đang được giao thực hiện. KBNN đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài hệ thống KBNN trao đổi, soạn thảo, hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN), làm cơ sở quan trọng để KBNN lập BCTCNN sau này.
Bên cạnh đó, KBNN cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng để soạn thảo dự thảo thông tư hướng dẫn cũng như khẩn trương chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, hậu cần khác để đảm bảo cho việc lập BCTCNN đầu tiên theo số liệu tài chính năm 2018 theo quy định của Luật Kế toán năm 2015.
Cùng với việc triển khai nghiệp vụ kế toán, KBNN đã có nhiều cải cách và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai thanh toán liên kho bạc tích hợp với Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán trong nội bộ của hệ thống. Thí điểm triển khai dịch vụ công trực tuyến KBNN tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Đây chính là bước cải cách quan trọng của hệ thống KBNN trong công tác kế toán, thanh toán và kiểm soát chi khi lần đầu tiên áp dụng phương thức giao dịch điện tử.
Đến lập báo cáo tài chính nhà nước
Ngày 20/11/2015, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán số 88/2015/QH13 (thay thế Luật Kế toán năm 2013). Theo đó, việc lập BCTCNN và các nội dung liên quan được quy định tại luật này.
Để cụ thể hóa các quy định về BCTCNN trong Luật Kế toán 2015, đồng thời triển khai thực hiện Đề án "Tổng Kế toán nhà nước" đã được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 1188/QĐ-BTC ngày 30/5/2014, KBNN đã phối hợp với Cục Quản lý Giám sát Kế toán và Kiểm toán (Bộ Tài chính) và các đơn vị liên quan, tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ hướng dẫn về BCTCNN. Nghị định này quy định các nội dung cơ bản, làm căn cứ pháp lý để Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai các công việc tiếp theo. Theo đó, BCTCNN đầu tiên sẽ được lập theo số liệu tài chính năm 2018 và sẽ được công bố cùng Báo cáo quyết toán NSNN năm 2018.
Hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện lập BCTCNN theo Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 99/2018/TT-BTC. Theo đó, Thông tư hướng dẫn lập BCTCNN về nội dung, nguồn số liệu các chỉ tiêu cụ thể trên các BCTCNN; quy định trình tự các bước tổng hợp, lập BCTCNN; các giao dịch nội bộ cần loại trừ; quy định trách nhiệm của các đơn vị lập, đơn vị cung cấp thông tin, đơn vị kiểm tra BCTCNN...
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện lập BCTCNN trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước, KBNN phải tổ chức triển khai lập BCTCNN từ cấp chính quyền địa phương đến Trung ương và tổng hợp báo cáo ở cấp độ quốc gia. Đồng thời, KBNN đã và đang tích cực triển khai các hoạt động như: Xây dựng khung pháp lý, kiện toàn tổ chức bộ máy, thiết kế, xây dựng bộ hệ thống thông tin. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng tài liệu đào tạo, thiết kế quy trình nghiệp vụ trên hệ thống thông tin đảm bảo cho việc KBNN triển khai thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước từ năm 2019 theo Luật Kế toán năm 2015.
Thí điểm triển khai dịch vụ công trực tuyến KBNN tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Đây chính là bước cải cách quan trọng của hệ thống KBNN trong công tác kế toán, thanh toán và kiểm soát chi khi lần đầu tiên áp dụng phương thức giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, Việt Nam có đặc thù NSNN lồng ghép nên việc tổ chức lập BCTCNN sẽ được thực hiện tổng hợp từ BCTC của các đơn vị kế toán trong khu vực nhà nước và quy trình tổng hợp BCTCNN sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thực tế công tác kế toán và lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại các chế độ kế toán. Trong khi đó, về thời điểm áp dụng Thông tư số 99/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 để tổng hợp số liệu năm 2018 đã gây ra áp lực không nhỏ cho các bộ, ngành khi năm 2018 là năm đầu tiên các đơn vị cấp cơ sở thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC...
Để khắc phục những hạn chế trên, các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát khuôn khổ pháp lý để từng bước giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình triển khai lập BCTCNN, vì đây là một nội dung mới phức tạp, lần đầu tiên được áp dụng triển khai tại Việt Nam. Thêm nữa, thông tin về BCTCNN có phạm vi rộng, chủ yếu được tổng hợp từ các đơn vị, trong khi đó, với thực trạng công tác kế toán tại các đơn vị còn hạn chế thì các thông tin đầu vào từ các đơn vị cũng cần có thời gian tổ chức thực hiện thích hợp mới có thể hoàn thiện để đảm bảo cung cấp cho KBNN.
Từ thực tế trên, việc tổ chức triển khai BCTCNN nên có lộ trình thực hiện phù hợp từng bước thiết kế, đưa các thông tin vào báo cáo theo giai đoạn. Trong đó, nên ưu tiên những đơn vị đã áp dụng kế toán dồn tích và lập đầy đủ 4 BCTC (báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC), hoặc các đơn vị có giá trị lớn (xét trên khía cạnh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí...) để thực hiện tổng hợp trước. Với các đối tượng hiện nay đang áp dụng theo các chế độ kế toán khác có thể thực hiện tổng hợp từng bước, theo từng giai đoạn. Sau khi triển khai thành công và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, sẽ thực hiện tổng hợp đầy đủ thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động... của các doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Theo Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2019
Phát triển sản phẩm mới, thu hút thêm nhà đầu tư Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án tái cấu trúc TTCK Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương với gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025. Với mục tiêu này, việc phát triển các sản...