Chiến lược khác người của Jeff Bezos tại Amazon
Jeff Bezos chia nhỏ nhóm nhân viên khi thực hiện dự án, yêu cầu họ phải có chính kiến và xem nhau là đối thủ để thúc đẩy sáng tạo.
Chiến lược “Bố già”: Đưa cho đối tác lời đề nghị không thể từ chối
Năm 2004, Amazon đặt mục tiêu phải “thu phục” Melville House – một nhà xuất bản chuyên về tiểu thuyết và nội dung viễn tưởng có trụ sở tại Brooklyn. Khi đó, hai công ty đã có những bất đồng không thể giải quyết. Ông Dennis Johnson, đồng sở hữu Melville House, nhớ lại rằng phía Amazon đã gọi cho ông để đàm phán và mô tả cuộc gặp này “giống bữa tối với Bố già”.
Jeff Bezos nổi tiếng với những nguyên tắc quản lý cứng rắn tại Amazon. Ảnh: Reuters .
Theo New Yorker , Amazon “muốn trả tiền cho Melville House mà không phải tiết lộ có bao nhiêu cuốn sách của công ty này đã được bán trên website Amazon”. Johnson không đồng ý và chia sẻ thông tin đó cho tờ Publishers Weekly . Sau khi câu chuyện của Johnson được đăng tải, nút “Mua” của Melville House trên trang Amazon đột nhiên biến mất. Khi đó, Johnson buộc phải nhượng bộ.
Không tiết lộ thông tin nội bộ khi chưa cần
Việc Amazon không cho Melville House biết số lượng sách đã được bán trên website của mình chỉ là một trong những chiến lược của Jeff Bezos: Không tiết lộ thông tin nội bộ nếu chưa thực sự cần. Chiến lược này cũng được ông áp dụng khi vận hành Amazon.
Amazon bán máy đọc sách Kindle trong nhiều năm, nhưng ít khi công ty công bố đang có bao nhiêu nhân viên tạo ra sản phẩm. Nhóm phát triển Kindle hiện làm việc tại trụ sở chính ở Seattle. Đó cũng là thông tin duy nhất về nhóm này.
Video đang HOT
Trụ sở Amazon cũng được ví là “ Khu vực 51″ trong giới công nghệ, bởi không ai được bước chân vào, trừ khi trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. “Khu vực 51″ là nơi thử nghiệm máy bay của Không quân Mỹ, được chính phủ Mỹ giữ tuyệt mật.
Theo Business Insider , Jeff Bezos không thích cung cấp các thông tin hay câu chuyện về Amazon.
Quy tắc “Hai chiếc bánh pizza”
Jeff Bezos nổi tiếng trong giới quản lý với quy tắc này. Ông luôn chia các nhóm làm việc nhỏ đến nỗi lượng người của nhóm không thể ăn hết hai chiếc bánh pizza.
Thực tế, Jeff Bezos thường chia các nhóm khoảng 5 đến 7 người để họ tự do thử nghiệm và triển khai ý tưởng mà không sợ bị quá nhiều thành viên ngăn cản. Bên cạnh đó, nhóm nhỏ cũng giúp Amazon quản lý dễ hơn, tránh trường hợp “Group Think” – tình trạng ăn cắp ý tưởng và gửi ra bên ngoài.
Những nhóm nhỏ đã mang lại thay đổi lớn cho công ty. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra và áp dụng, giúp công ty của Jeff Bezos phát triển mạnh mẽ.
Không nói nhiều
Năm 2000, trong một khóa dã ngoại ngoài khuôn viên trụ sở Amazon, một số lãnh đạo đưa ra ý tưởng rằng các nhóm cần phải trao đổi với nhau nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Jeff Bezos đứng dậy và gạt phắt: “Không, giao tiếp là khủng khiếp!”
Tại sao nói nhiều lại là vấn đề? Theo Jeff Bezos, việc giao tiếp chéo giữa mọi người trong nhóm sẽ dẫn đến tình trạng cùng đồng ý về một vấn đề, những người muốn đưa ra quan điểm riêng cũng sẽ không được công nhận hoặc phải theo số đông. Điều này đi ngược lại với văn hóa sáng tạo tại Amazon.
Luôn xem nhau là đối thủ
Brad Stone, tác giả cuốn The Everything Store , viết về sự phát triển nhanh chóng của Amazon như sau: “Những người làm việc hiệu quả tại Amazon thường là những người luôn vươn lên trong bầu không khí đối nghịch. Tại sao? Bezos không chịu được cái gọi là ’sự gắn kết xã hội’. Ông cho rằng việc này sẽ tạo nên xu hướng sao chép nhau, dễ thỏa hiệp và dễ tìm thấy sự đồng thuận, hạn chế quan điểm riêng và sự sáng tạo”.
Theo Businessweek , nguyên tắc tại Amazon là phải có chính kiến, không đồng ý hay thỏa hiệp. Trong mọi cuộc tranh luận, nhân viên buộc phải tự đưa ra quan điểm và bảo vệ nó đến cùng. Các lãnh đạo cấp cao phải tôn trọng các vấn đề mà cấp dưới nêu lên. Kể cả khi không hài lòng, họ vẫn phải thay đổi, nếu đề xuất của cấp dưới thuyết phục.
Mark Zuckerberg là nhà sáng lập kiêm CEO duy nhất trong 'Big Tech'
Trong nhóm các công ty công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech), chỉ Mark Zuckerberg là còn làm CEO của công ty do chính mình sáng lập.
Amazon vừa thông báo Jeff Bezos sẽ rời vị trí CEO và chỉ giữ chức Chủ tịch điều hành từ quý III năm nay. Ông sẽ nhường chức CEO cho Andy Jassy - một nhân viên lâu năm của Amazon - sau khi đã giữ chức vụ này liên tục từ khi sáng lập công ty năm 1994.
Sau quý III tới, trong hóm các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ gồm Apple, Microsoft, Alphabet và Amazon, sẽ chỉ còn Mark Zuckerberg làm CEO của công ty do chính mình lập ra.
Các CEO trong nhóm Big Tech. Từ trái sang gồm Jeff Bezos - Amazon, Tim Cook - Apple, Sundar Pichai - Alphabet và Mark Zuckerberg - Facebook.
Năm 2000, người sáng lập ra Microsoft, Bill Gates, chuyển chức CEO cho một nhân viên lâu năm là Steve Ballmer để chuyển sang làm Chủ tịch công ty. Năm 2011, người sáng lập Apple, Steve Jobs, đã trao vị trí CEO công ty cho Tim Cook khi đang phải điều trị bệnh ung thư tụy. Năm 2019, đồng sáng lập Google (nay là Alphabet), Larry Page, cũng chuyển chức CEO cho Sundar Pichai.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg nắm quyền điều hành Facebook liên tục kể từ khi sáng lập công ty vào năm 2004. Tuy nhiên, không giống các lãnh đạo khác chỉ chiếm một phần cổ phiếu nhất định, Mark Zuckerberg nắm giữ đa số cổ phiếu và có quyền biểu quyết tuyệt đối với Facebook. Việc này giúp ông đưa ra các quyết định quan trọng mà không vấp phải phản đối của cổ đông. Bất kỳ cổ đông nào không đồng ý với hướng đi của Mark Zuckerberg, họ chỉ có lựa chọn duy nhất: Bán cổ phiếu Facebook.
Việc toàn quyền nắm Facebook cũng giúp Mark Zuckerberg có thể bắt tay vào các dự án dài hơi và tự do phát triển chúng, miễn là cảm thấy phù hợp. Ông đã mua công ty về kính thực tế ảo Oculus với giá 2 tỷ năm 2014. Cho đến nay, công ty chưa ra sản phẩm nào đột phá, doanh thu cũng hạn chế nhưng không gặp áp lực từ cổ đông.
Cách điều hành toàn quyền của Mark Zuckerberg giúp ông đưa ra nhiều quyết định mang tính chiến lược và đa phần đều đúng hướng, như bổ sung tính năng News Feed cho Facebook năm 2016, mua lại Instagram và WhatsApp, sao chép tính năng Story của Snapchat và đưa lên Facebook, Instagram... Những gì Mark Zuckerberg làm thời gian qua đã giúp Facebook vượt qua nhiều thời kỳ khó khăn và vươn lên thành mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Các công ty trong nhóm Big Tech sau khi chuyển giao CEO đều thành công. Dưới thời Tim Cook, giá cổ phiếu Apple đã tăng hơn 10 lần, từ 13,44 USD vào tháng 8/2011 lên 134,99 USD tháng 2/2021. Doanh thu công ty cũng tăng hơn 153%, từ 108,2 tỷ USD năm 2011 lên 274,5 tỷ USD vào năm 2020. Hiện Apple là công ty đầu tiên có giá trị vốn hóa thị trường trên 2.000 tỷ USD.
Dù vậy, Tim Cook chỉ được đánh giá là một người làm kinh tế giỏi, mang lại sự ổn định cho Apple. Sau khi đảm nhiệm vị trí CEO, Apple không ra mắt nhiều danh mục sản phẩm mới, ngoài Apple Watch, tai nghe AirPods, loa thông minh HomePod. Trong khi đó, iMac, Apple Stores, iPod, iPhone và iPad ra đời dưới thời Steve Jobs.
Microsoft cũng gặt hái thành công sau khi thay CEO, nhưng không lập tức. Sau khi Steve Ballmer lên nắm quyền năm 2000, công ty gặp nhiều thăng trầm. Chỉ đến khi Satya Nadella làm CEO vào 2014, hãng phần mềm mới có bước đột phá.
Dưới thời Satya Nadella, giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn 7 lần, từ 36,25 USD vào tháng 2 /2014 lên 239,51 USD tháng 2/2021. Doanh thu của công ty phần mềm cũng tăng gần 62%, từ 77,8 tỷ USD năm 2014 lên 125,8 tỷ USD vào năm 2020.
Microsoft đã không giới thiệu bất kỳ sản phẩm mới đáng chú ý nào dưới thời Nadella. Thay vào đó, công ty chuyển hướng từ bán phần mềm và giấy phép hệ điều hành Windows sang mô hình đăng ký phần mềm như một dịch vụ, đồng thời tập trung phát triển mảng điện toán đám mây Azure. Mảng này dự kiến mang về doanh thu cao nhất năm tới.
Alphabet cũng có bước tiến đáng kể sau khi Sundar Pichai lên nắm vị trí điều hành. Tính từ 2019, thời điểm Sundar Pichai làm CEO, giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng 48%, từ 1.294 USD lên 1.919 USD.
Sundar Pichai chưa có nhiều thời gian để đổi mới kể từ khi bước vào vai trò CEO. Tuy nhiên, ông đang nỗ lực để xây dựng lực lượng lao động quy củ hơn, đối phó với hậu quả từ đại dịch Covid-19 và xử lý những vụ kiện nhằm vào công ty.
Theo các chuyên gia, Amazon cũng sẽ gặt hái thành công giống Apple, Microsoft hay Alphabet sau khi chuyển giao vị trí CEO. Còn với Facebook, điều này có thể còn lâu mới xảy ra, do Mark Zuckerberg mới 36 tuổi và chưa có dấu hiệu cho thấy ông sẽ chia sẻ quyền lực.
Jeff Bezos từ chức CEO tác động thế nào đến Amazon? Mới đây, nhà sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos, thông báo sẽ từ chức Giám đốc điều hành tập đoàn này và chuyển giao vị trí cho người kế nhiệm từ quý III năm nay. Trong bức thư gửi đến các nhân viên Amazon, ông Bezos cho biết dù vẫn rất vui vẻ mỗi khi đi làm nhưng ông cảm thấy hứng...