Chiến lược kép của Vietnam Airlines
Hãng Hàng không Quốc gia đang xoay xở vượt khó trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không sẽ chịu thiệt hại với khoản giảm trừ doanh thu lên đến 25.000 tỉ đồng. Trên cơ sở đó, Công ty Chứng khoán Phú Hưng dự phóng doanh thu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) sẽ chỉ còn 88.360 tỉ đồng, giảm 10%; lợi nhuận theo đó cũng có thể sụt giảm 42% do dự phóng hệ số sử dụng ghế giảm, lợi nhuận sau thuế ước đạt còn 1.348 tỉ đồng.
Căn cứ kết quả kinh doanh quý I cùng báo cáo quý II sắp được công bố, Vietnam Airlines đã có giai đoạn kém khả quan. Theo số liệu của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), doanh thu quý I của Vietnam Airlines chỉ đạt 18.937 tỉ đồng (giảm 25% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế là âm 2.589 tỉ đồng. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính khiến kinh doanh của Vietnam Airlines sụt giảm mạnh gồm (1) số chuyến bay khai thác giảm mạnh 18,5%, đạt 27.232 chuyến; (2) các khoản mục chi phí cố định không giảm tương ứng với sự co hẹp hoạt động, đi kèm với chi phí tài chính tăng mạnh do lỗ tỉ giá.
Sang đến quý II, bức tranh kinh doanh của Vietnam Airlines vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, số chuyến bay của Hãng chỉ đạt 1.522 chuyến, giảm 85%. Đến thời điểm hiện tại, khả năng mở cửa đại trà các đường bay quốc tế vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận khi dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt tại thị trường Bắc Mỹ.
“Nhiều khả năng, kết quả kinh doanh quý II của Vietnam Airlines sẽ không khả quan hơn”, một chuyên gia chứng khoán ngành hàng không nhận định. Trong quý I, hãng bay này phát sinh 4.247 tỉ đồng nợ vay ngắn hạn khiến áp lực trả lãi tăng cao trong phần còn lại của năm 2020. Vay nợ ngắn hạn để trang trải chi phí hoạt động hằng ngày là dấu hiệu doanh nghiệp đang dần cạn tiền – một hiện tượng phổ biến của ngành hàng không thế giới thời điểm này.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), số thanh khoản dự trữ của các hãng bay có thể đã “bốc hơi” hơn 35 tỉ USD do việc yêu cầu hủy vé của khách hành – hậu quả của việc đóng cửa biên giới được áp đặt bởi chính phủ các nước. Cuối tháng 6.2020, Cục Hàng không đã đề xuất có thể nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại thường lệ đưa khách vào Việt Nam tại thời điểm cuối tháng 7. Điều đó gợi ý tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines và các hãng bay khác chỉ có thể bắt đầu tăng tốc từ tháng 8 cho đến hết năm 2020.
Trích xuất phân tích của Công ty Chứng khoán Funan (FNS), Vietnam Airlines đã dự trù 3 kịch bản có thể xảy ra khi khai thác thị trường quốc tế, với các thang đánh giá từ lạc quan đến kém lạc quan nhất. Trong đó, tại kịch bản trung lập, hãng bay nhận định nếu dịch có thể khống chế trong tháng 8 và khai thác quốc tế trong tháng 9 thì tổng thị trường ước chỉ đạt 7,69 triệu lượt khách (giảm 77,9%).
“Từ giữa tháng 2 đến tháng 3, Vietnam Airlines phải trả cho khách khoảng 4.500 tỉ đồng. Trong khi đó, doanh số ngành hàng không giảm 95%, hoạt động chỉ 2-5% năng lực”, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho biết. “Với tình trạng này có thể đến tháng 8, Công ty sẽ hết tiền”, ông nói thêm.
Dù vậy, để khắc phục tác hại của dịch, Vietnam Airlines đã có những giải pháp để cải thiện tình hình kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp này đã đưa ra 2 giải pháp quan trọng, bao gồm việc mở thêm nhiều đường bay nội địa mới, đồng thời tiến hành cải tổ hãng máy bay giá rẻ Jetstar Pacific sau khi tiếp nhận hoàn toàn 30% cổ phần của Qantas tại Jetstar Pacific.
Lý giải về việc mở thêm đường bay nội địa mới, các chuyên gia nhận định, những đường bay mới (18/59 đường bay nội địa) không chỉ đủ trang trải chi phí phát sinh (marginal cost) mà còn bù lỗ vào khoảng 500-600 tỉ đồng trong con số 2.100 tỉ đồng chi phí cố định hằng tháng. Động thái này đồng thời còn tạo ra dòng tiền hoạt động ổn định cho Hãng.
Về chuyện cải tổ Jetstar Pacific, Vietnam Airlines cho rằng việc này sẽ đồng bộ hóa mạng bay từ hệ thống đặt chỗ Navitaire sang Sabre của Jetstar Pacific, qua đó giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh.
Ngoài ra, Vietnam Airlines sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên Jetstar Pacific sang Pacific Airlines.
“Với việc đồng bộ hóa hệ thống bán và mạng bay, Pacific Airlines và Vietnam Airlines sẽ tăng cường hiệu quả khai thác, năng lực cạnh tranh trong cả phân khúc hàng không truyền thống lẫn chi phí thấp, vững vàng tiến vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19″, ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Pacific Airlines, chia sẻ.
Theo định giá của Công ty Chứng khoán Phú Hưng, giá mục tiêu hợp lý của HVN là 21.300 đồng/cổ phiếu, với giả định là doanh thu của Vietnam Airlines sẽ chỉ giảm 10% so với cùng kỳ
Cục Hàng không gửi công văn khẩn, xin tăng tần suất bay nội địa dịp lễ 30-4
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản hoả tốc gửi Bộ Giao thông Vận tải xin tăng tần suất khai thác trong giai đoạn từ 29 đến 30-4 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ.
Trong văn bản về phương án khai thác và mở bán vé của các hãng hàng không gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Cục Hàng không Việt Nam cho biết các đề xuất nhằm chuẩn bị cho giai đoạn khai thác các đường bay nội địa giai đoạn tới, trên cơ sở đề xuất của các hãng và đánh giá nhu cầu đi lại của người dân.
Số liệu cho thấy sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không từ 23 đến 25-4 đạt hơn 10.000 lượt khách/ngày, hệ số sử dụng ghế trung bình đạt trên 90% số ghế được phép mở bán (các chuyến bay đều thực hiện yêu cầu về giãn cách hành khách trên máy bay, cách nhau một ghế/hàng nên tối đa số ghế mở bán của các hãng chỉ đạt 66% so với cấu hình máy bay).
Máy bay đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Lam Giang
Về tình hình bán vé, giai đoạn đầu tháng 5, các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific, Bamboo Airways đang mở bán đường bay giữa Hà Nội và TP HCM với tần suất 24 chuyến/ngày; đường bay giữa Hà Nội, TP HCM với Đà Nẵng 18 chuyến/ngày.
Trong văn bản nói trên, Cục Hàng không Việt Nam cho biết cục chỉ cấp phép bay cho các hãng đến hết ngày 30-4 với các đường bay, tần suất bay theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Do đó, cục đề nghị bổ sung tần suất khai thác trong giai đoạn từ 29-30/4 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian nghỉ lễ.
Theo đó, tăng chuyến đường bay giữa Hà Nội - TP HCM thêm 4 chuyến khứ hồi/ngày; Hà Nội, TP HCM với Đà Nẵng thêm 2 chuyến khứ hồi/ngày; các đường bay nội địa khác thêm 4 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.
Trong giai đoạn nửa đầu tháng 5, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT cho phép hoạt động khai thác nội địa của các hãng xấp xỉ 40% so với tháng 12 năm ngoái (giai đoạn trước dịch). Với tình hình dịch Covid-19 đang được kiểm soát và xử lý hiệu quả, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tiếp tục tăng trở lại, cục cũng kiến nghị tăng dần tần suất khai thác đường bay nội địa trong giai đoạn tiếp theo...
Liên quan đến việc mở bán vé trên các đường bay nội địa, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT cho phép các hãng mở bán vé cho toàn bộ lịch bay mùa trên cơ sở số lượng tần suất phân bổ các đường bay.
Với việc thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh, Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét cho phép dừng việc giãn cách chỗ ngồi trên máy bay như hiện tại (hành khách phải ngồi cách nhau 1 ghế), mà cho phép các hãng được vận chuyển khách theo cấu hình của máy bay.
Thái Phương
Hàng không vừa được tăng chuyến, giá vé máy bay lập tức 'lên đỉnh' Sau khi được Cục Hàng không nâng công suất bay, giá vé máy bay của các hãng tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Sau khi được Cục Hàng Không nới lỏng tần suất bay tuyến Hà Nội - TP.HCM kể từ ngày 16/4, đến nay các hãng Vietnam Airlines, Bambo Airways, Vietjet đều được tăng tần suất khai thác lên 2...