Chiến lược hình chóp ngược giúp Canada ứng phó Covid-19
Canada đảm bảo sản xuất nhưng vẫn chống dịch an toàn bằng chiến lược 4 nhóm giải pháp hình chóp ngược, theo chuyên gia Anh Thi đang sinh sống ở nước này.
Canada gần đây nổi lên như một hình mẫu mới trong cuộc chiến chống Covid-19, khi nước này đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, vốn khởi đầu tương đối chậm chạp, để trở thành quốc gia nằm trong nhóm có tỷ lệ tiêm vaccine hàng đầu thế giới, vượt cả nước láng giềng Mỹ.
80% người dân đủ điều kiện tiêm chủng từ 12 tuổi trở lên ở Canada đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi 57% hoàn thành tiêm chủng, theo tiến sĩ Howard Njoo, phó giám đốc y tế công cộng Canada. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chiến dịch tiêm chủng diện rộng, Canada đã áp dụng chiến lược chống dịch được coi là tương đối hiệu quả khi đảm bảo hài hòa giữa các biện pháp y tế và làm việc, sản xuất.
Trong bài viết gửi VnExpress , Nguyễn Đăng Anh Thi, chuyên gia năng lượng và môi trường của một sở giáo dục tại vùng đô thị Vancouver, Canada, cho biết khi Covid-19 bùng phát từ tháng 3/2020, chính quyền British Columbia (BC) đã ban bố tình trạng khẩn cấp tỉnh bang và khẩn cấp y tế.
Theo đó, các lĩnh vực thiết yếu như điện nước, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và giao thông công cộng được duy trì hoạt động nhưng phải đảm bảo giãn cách 2 mét giữa người với người. Nhà hàng, quán cà phê chuyển sang hình thức bán hàng mang về. Quán bar, vũ trường và câu lạc bộ đêm phải đóng cửa vì không thể đáp ứng yêu cầu giãn cách.
Chính quyền BC cũng yêu cầu người dân không tụ tập quá 50 người. Trường học trên toàn tỉnh bang phải đóng cửa. “Chúng tôi lúc đó phải chuyển sang hình thức làm việc tại nhà, nhưng đây chỉ là một cuộc rút lui chiến thuật”, anh Thi chia sẻ.
Đúng 50 ngày sau, “Kế hoạch tái khởi động BC” được chính quyền tỉnh bang công bố, vạch ra 4 giai đoạn để vượt qua đại dịch dựa trên mô hình dự báo số ca nhiễm theo các kịch bản khác nhau cho đến khi có vaccine.
Theo kế hoạch này, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan An toàn Lao động BC (WorkSafeBC) đưa ra cẩm nang hướng dẫn hoạt động an toàn trong điều kiện “bình thường mới” với khối trường học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế. “Chúng tôi trở lại làm việc tại văn phòng để chuẩn bị mở cửa trường học, đón học sinh trở lại lớp từ đầu tháng 6 năm ngoái”, anh nói.
Anh Thi cho hay Canada và các nước phương Tây coi Covid-19 là mối nguy hoặc rủi ro đe dọa sự an toàn của người dân dưới góc nhìn khoa học. Theo cách tiếp cận này, khi mối nguy Covid-19 được nhận diện, chiến lược kiểm soát dịch bệnh sẽ là phòng ngừa và giảm thiểu.
Chiến lược này này bao gồm hệ thống phân cấp nhóm giải pháp kiểm soát Covid-19 tại nơi làm việc theo hình chóp ngược, gồm 4 nhóm giải pháp với hiệu quả từ cao xuống thấp.
Video đang HOT
Hệ thống phân cấp nhóm giải pháp kiểm soát Covid-19 tại nơi làm việc. Ảnh: Bộ Y tế Canada .
Đứng đầu trong nhóm giải pháp này là ” loại trừ mối nguy “, với phương châm “Nếu bạn ốm, hãy ở nhà.” Không chỉ là lời nhắn nhủ, thông điệp ngắn gọn đó được đưa vào trong bảng câu hỏi khảo sát hàng ngày cho người dân, tương tự khai báo y tế ở Việt Nam.
Đây là bước sàng lọc để khuyến cáo những người có triệu chứng hay bị phơi nhiễm Covid-19 phải ở nhà nhằm hạn chế lây bệnh cho người khác và liên hệ cơ quan y tế để xử lý.
Tự cách ly là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu sự lây lan của virus. Điều này càng trở nên quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 vì nhiều người không có triệu chứng và có thể vô tình lây virus bất cứ khi nào họ rời khỏi nhà.
Tại Canada, chính phủ đặt niềm tin vào sự tự giác của người dân và áp dụng tự cách ly tại nhà từ những ngày đầu dịch. Dù vẫn triệt để áp dụng chính sách truy vết tiếp xúc, quyền riêng tư của người dân luôn được tôn trọng.
“Năm ngoái, hàng xóm của tôi tên Vivian bỗng vắng bóng hơn chục ngày, trong khi chồng con chị ấy luôn đeo khẩu trang ra đường và cố tình đứng xa chúng tôi. Sau này mới biết, Vivian bị nhiễm Covid-19, phải tự cách ly và điều trị tại nhà”, anh Thi kể, cho hay giới chức không điều xe cấp cứu hụ còi đến nhà Vivian, cũng không yêu cầu phong tỏa cả khu phố.
Xét nghiệm Covid-19 luôn có sẵn và miễn phí cho tất cả mọi người tại Canada, nhưng cơ quan y tế không khuyến khích xét nghiệm trên diện rộng. Lý do là việc này tốn quá nhiều nguồn lực trong khi hiệu lực kết quả ngắn, thậm chí có nguy cơ làm lây lan virus khi xét nghiệm đông người. Thay vào đó, cơ quan y tế tỉnh bang cung cấp bảng khảo sát y tế online, tổ hợp câu hỏi Có/Không về các triệu chứng, lịch sử đi lại, tiếp xúc…, để xác định một cá nhân có cần đi xét nghiệm hay không.
“Tôi cũng từng vài lần làm khảo sát khi bị đau đầu, chóng mặt và các kết quả đánh giá đều không khuyến cáo tôi đi xét nghiệm. Tôi thấy nó khá chính xác vì tới giờ tôi vẫn luôn an toàn”, anh nói.
Xếp thứ hai trong chiến lược “kim tự tháp ngược” là nhóm giải pháp kỹ thuật để phân tách nguồn lây . Đó là tăng cường thông gió trong những không gian kín để giảm thiểu sự tích tụ của virus trong không khí, mở cửa sổ để lưu thông khí, sử dụng máy lọc không khí để diệt khuẩn.
Tại nơi sản xuất, tấm vách được lắp để ngăn giữa các công nhân. Trong siêu thị, vách kính được sử dụng để ngăn cách giữa thu ngân và khách hàng. Phân luồng lưu thông một chiều để hạn chế tiếp xúc trong nhà xưởng, siêu thị. Vệ sinh thường xuyên các bề mặt như bàn ăn, bàn họp, tay nắm cửa, vòi nước.
“Quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách 2 mét với người xung quanh”, anh Thi nói thêm.
Thứ ba là nhóm giải pháp về hành chính để hạn chế tiếp xúc . Nhóm giải pháp này yêu cầu những thay đổi trong phương cách làm việc, học hành, mua sắm… để giảm thiểu mật độ hiện diện tại nơi công cộng. Với những ngành nghề thiết yếu, giảm số lượng công nhân trong một ca làm việc, bố trí công nhân cách xa nhau hơn, xếp lịch giờ khi thay ca để hạn chế tiếp xúc.
“Tại sở giáo dục của tôi năm học vừa rồi, việc giảm mật độ học sinh tại trường được thực hiện bằng cách chia ra nhóm nhỏ để luân phiên học trực tuyến và trên lớp”, Anh Thi cho hay.
Nhóm giải pháp thứ tư là sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân , gồm cả khẩu trang vải. Với Covid-19, khẩu trang là hàng rào vật lý giúp ngăn giọt bắn chứa virus từ người nhiễm ra xung quanh. Khẩu trang cũng giúp bảo vệ người đeo khỏi nhiễm virus vì hạn chế một phần giọt bắn của người đứng gần xâm nhập hệ hô hấp.
“Bằng cách áp dụng chiến lược phòng ngừa và giảm thiểu mối nguy như trên, bộ phận gần 500 người của chúng tôi vẫn làm việc hiệu quả mà không có một ca nhiễm nào. Cho đến khi vaccine được triển khai cho người trong ngành giáo dục, chúng tôi đã trải qua đúng một năm an toàn trong điều kiện bình thường mới”, Anh Thi nói.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại Coquitlam, tỉnh bang British Columbia hồi cuối tháng 4. Ảnh: CBC.
Trên toàn tỉnh bang British Columbia với hơn nửa triệu học sinh, 36 nghìn giáo viên và gần 2.000 trường học, tỷ lệ nhiễm Covid-19 trong trường học là dưới 1%, chỉ bằng một phần ba so với tỷ lệ toàn tỉnh bang. Hệ thống trường phổ thông tại BC và toàn Canada vẫn hoạt động liên tục và không có thêm đợt đóng cửa trên diện rộng nào.
Anh Thi cho hay Việt Nam từng là một trong những quốc gia chống dịch tốt nhất thế giới trong năm ngoái, nhưng đang đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng. “Tôi hy vọng những chia sẻ của mình về chiến lược và kinh nghiệm chống dịch của Canada có thể giúp ích cho cuộc chiến với đại dịch tại quê nhà”, anh nói.
Canada hứng chịu hơn 130 vụ cháy rừng sau 12.000 vụ sét đánh
Hơn 130 vụ cháy rừng, chủ yếu gây ra bởi sét đánh, đang càn quét khắp miền tây Canada trong bối cảnh khu vực này đang phải hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục suốt nhiều ngày.
Ngày 2/7, Cơ quan Phòng chống cháy rừng của bang British Columbia (Canada) cho biết, 136 đám cháy đã bùng phát trên toàn tỉnh sau khoảng 12.000 vụ sét đánh vào ngày 1/7. Thậm chí theo một số quan chức, số vụ vụ cháy hiện đã lên tới hơn 150.
Theo trang tin BBC, do ảnh hưởng của đám cháy, hàng trăm người có thể phải rời bỏ nhà cửa của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan thông báo, chính phủ sẽ cung cấp các hình thức hỗ trợ, như trực thăng vận và triển khai nhân viên cứu hộ, để hỗ trợ công tác sơ tán và tiếp cận những người ở trong khu vực nguy hiểm.
Một số tuyến đường chính tại British Columbia buộc phải đóng cửa do ảnh hưởng từ đám cháy.
Miền tây Canada phải hứng chịu 136 vụ cháy rừng sau khoảng 12.000 vụ sét đánh. Ảnh: Reuters
Theo Bộ trưởng An toàn Công cộng Canada Bill Blair, thời tiết khắc nghiệt cùng với các đám cháy rừng đang tạo ra những tác động "có sức tàn phá chưa từng thấy" đối với bang British Columbia. "Những vụ cháy rừng này cho thấy chúng ta đang phải đối diện với một mùa hè dài và đầy thử thách", ông Bill Blair nói thêm.
Giới chức y tế Canada cho biết, nắng nóng cực độ đã góp phần gây ra 719 ca đột tử trong tuần qua. "Nhiều trong số những ca tử vong trong tuần qua là những người lớn tuổi, sống một mình trong các khu nhà riêng với hệ thống thông gió hạn chế", bà Lisa Lapointe, trưởng cơ quan điều tra thuộc Bộ An toàn Công cộng Canada, cho biết.
Theo BBC, dù nhiệt độ đã giảm bớt tại một số khu vực ven biển ở Canada, song Cơ quan Phòng chống cháy rừng bang British Columbia cho biết họ vẫn đang chuẩn bị nguồn lực để đối phó với nhiều vụ cháy rừng có thể xảy ra trong những tuần tiếp theo.
Gần 500 người có thể đã chết vì nắng nóng kỷ lục ở Canada Giới chức British Columbia ghi nhận hơn 700 người "đột tử" trong tuần qua, nhiều hơn gần 500 so với số ca tử vong thường thấy cùng giai đoạn. Lisa Lapointe, người đứng đầu cơ quan điều tra những cái chết bất thường của tỉnh bang British Columbia, phía cực tây Canada hôm 2/7 cho biết cơ quan này ghi nhận 719 ca...