Chiến lược ‘bành trướng’ bán lẻ của PVOIL: Chờ cú hích từ nhà đầu tư chiến lược
Nhà đầu tư chiến lược là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận của PVOIL, nhờ giúp mở và mua lại các cửa hàng bán lẻ mới một cách hiệu quả từ nguồn tiền bán vốn “khủng”. Theo tính toán của SSI, lợi nhuận trên lít mảng phân phối bán lẻ cao gấp 4 đến 5 lần so với phân phối đại lý.
Lợi nhuận trên lít mảng phân phối bán lẻ cao gấp 4 đến 5 lần so với phân phối đại lý.
Ngày 25/1/2018, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã mở bán 20% cổ phần ra công chúng (IPO) với giá khởi điểm 13.400 đồng/cổ phiếu. Phiên IPO này được đánh giá là rất thành công khi giá trúng thầu trung bình là 20.196 đồng/cổ phiếu, cao hơn 51% so với giá khởi điểm.
Được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công từ đợt IPO nhưng đợt mở bán 45% cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược diễn ra sau đó lại không thể hoàn tất.
Báo cáo nhận định về PVOIL mới đây của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) hé lộ nhiều nguyên nhân dẫn đến sự “lỡ hẹn” này.
Cụ thể, ngoài quy định PVOIL phải hoàn thành quy trình chào bán trong vòng 3 tháng (tương tự như Nhà máy lọc dầu Bình Sơn), còn có một số yêu cầu khác đối với nhà đầu tư chiến lược.
Những yêu cầu mới này bao gồm nhà đầu tư chiến lược phải tiếp tục kinh doanh cốt lõi và thương hiệu của PVOIL trong ít nhất 10 năm sau khi đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược cũng phải cho phép PVOIL mua các sản phẩm xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong ít nhất 10 năm sau IPO. Cuối cùng, nhà đầu tư chiến lược phải cho phép PVOIL thoái vốn khỏi PETEC theo kế hoạch.
“Do PVOIL chưa kết thúc đàm phán với nhà đầu tư chiến lược trong vòng 3 tháng sau IPO, có khả năng là việc thoái vốn 45% cổ phần sẽ thực hiện thông qua sàn giao dịch chứng khoán”, SSI nhìn nhận.
Video đang HOT
Công ty chứng khoán này cho rằng, nhà đầu tư chiến lược là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận, nhờ giúp PVOIL phát triển trong việc mở và mua lại các cửa hàng bán lẻ mới.
“Trở thành một công ty tư nhân mở ra nhiều cơ hội hơn trong việc đưa ra quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn, có thể mua các cửa hàng bán lẻ bằng một phương pháp hiệu quả hơn về chi phí”, SSI đánh giá.
Cùng với đó, nguồn tiền “khủng” từ việc bán 45% cổ phần cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chiến lược “bành trướng” mạng lưới bán lẻ của PVOIL. Tính theo thị giá hiện tại, lượng tiền trên lên đến trên 7.000 tỷ đồng.
Hiện PVOIL phân phối trong nước khoảng 3,2 triệu tấn/ năm, là nhà phân phối nội địa lớn thứ hai, chiếm khoảng 20-22% thị phần. Trong đó, 25% sản lượng nội địa đến từ khoảng 540 trạm bán lẻ thuộc sở hữu của PVOIL.
Giai đoạn 2018 – 2022, PVOIL đặt mục tiêu đạt thị phần 35%, tỷ trọng bán lẻ 35, phát triển hơn 1.000 cửa hàng xăng dầu, bình quân hơn 200 cửa hàng xăng dầu/năm chủ yếu thông qua M&A.
Sở dĩ PVOIL muốn đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua mở rộng cửa hàng bán lẻ là bởi lợi nhuận trên lít mảng phân phối bán lẻ cao gấp 4 đến 5 lần so với phân phối đại lý, theo ước tính của SSI.
Thêm vào đó, việc phân phối qua cửa hàng xăng dầu bán lẻ cho phép PVOIL tiết kiệm chi phí đầu vào, chi phí hoạt động và chi phí vận chuyển.
Về việc tích hợp các cửa hàng tiện lợi tại các cửa hàng xăng dầu bán lẻ, PVOIL hiện chưa có bất kỳ kế hoạch nào trước khi tìm được nhà đầu tư chiến lược.
Thanh Long
Theo Trí Thức Trẻ
NĐT ngoại cần gì ở doanh nghiệp
Tỷ lệ cổ phần có thể được chào bán cho nhà đầu tư chiến lược (NĐTCL) là quá thấp, yêu cầu khoản ký quỹ với NĐTCL là quá cao, doanh nghiệp (DN) muốn hấp dẫn NĐT phải làm gì...
Đó là những vấn đề được chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "DN cần làm gì để thu hút các NĐTCL thông qua giao dịch M & A", diễn ra cuối tuần qua.
Hạn chế tham gia của NĐTCL?
Theo luật sư Sung Mee Hong, thành viên phụ trách nghiệp vụ M&A Công ty Luật Lee & Ko (Hàn Quốc), Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN), công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn thành công ty cổ phần, khoản ký quỹ mà NĐTCL được yêu cầu thực hiện tăng từ 10% lên 20% tổng giá trị cổ phần được đăng ký theo quy định cổ phần hóa, là quá cao so với hầu hết các giao dịch M&A quốc tế.
Theo quy định, nếu có từ 2 NĐTCL trở lên và họ đăng ký mua số lượng cổ phần lớn hơn số lượng được đề xuất bán cho NĐTCL trong kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt thì việc bán cổ phần sẽ được thực hiện thông qua đấu giá trên sở giao dịch chứng khoán. Điều này theo luật sư sẽ gây khó khăn cho NĐTCL trong việc đàm phán các đặc quyền, và sẽ không có quy trình thẩm định, gây cản trở các NĐT tiềm năng khi họ đang xem xét tham gia vào quy trình đấu thầu.
Yếu tố làm một công ty trở thành mục tiêu M & A hấp dẫn, DN có lợi thế sản xuất nhưng tiềm năng dưới ngưỡng trung bình; công ty chưa phải đại chúng có nợ vay nhiều và công ty đại chúng vay nợ ít... cũng là mục tiêu của M&A. Như vậy, tùy vào công ty, nợ vay, DN đều có thể là mục tiêu thâu tóm của NĐT bên ngoài.
Cũng theo Nghị định 126, chỉ có DNNN mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ (sau cổ phần hóa) mới được quyền chào bán cổ phiếu của mình cho các NĐTCL, và ít nhất 20% số cổ phần trong 1 DNNN được cổ phần hóa phải được bán thông qua hình thức công khai; 1 NĐTCL không được nắm giữ hơn 30%.
"Đây là tỷ lệ cổ phần quá thấp. Hầu hết các NĐTCL của Hàn Quốc, đặc biệt là NĐTCL hoạt động cùng ngành đều mong muốn có được quyền cổ đông đa số" - bà Sung Mee Hong nói và bình luận thêm: "Nghị định 126 dường như loại trừ khả năng đầu tư của các NĐT tài chính khi đặt ra yêu cầu NĐTCL phải có lợi nhuận trong ít nhất 2 năm và phải có kế hoạch hỗ trợ DN cổ phần hóa chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN...".
Theo ông Vũ Quang Thịnh, Tổng Giám đốc Dynam Capital, để thực hiện một thương vụ M&A, chi phí là rất đắt: phải thuê luật sư cả trăm ngàn USD, kiểm toán trăm ngàn USD, thuê tư vấn M &A rẻ thì 2% đắt thì 8%... Như vậy, giá để mua 1 cổ phần là đắt. Vậy, DN phải làm gì? "DN cần phải cởi mở và minh bạch nếu muốn bán, nên tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, roadshow và tất nhiên, lõi là phải hoạt động tốt" - ông Thịnh chia sẻ thêm.
DN có giá trị đất đai nằm trong tầm ngắm của cá mập
Nhìn nhận về thực trạng danh mục SCIC từ góc nhìn M&A, ông Lê Thanh Tuấn, Trưởng Ban Đầu tư 4 (SCIC), cho biết các DN SCIC sở hữu trên 25% thường là mục tiêu M&A của NĐT, bởi với việc nắm giữ tỷ lệ này, NĐT có thể có sức ảnh hưởng chi phối đến chiến lược, định hướng của DN. Những DN có thị phần đáng kể dễ tìm kiến NĐTCL hơn.
Còn với các DN nhỏ, theo ông Tuấn, chủ yếu là NĐT tài chính tìm đến, bởi họ nhắm vào tài sản của DN là đất. Đối với DN mua quyền sử dụng đất giá bán có thể cao hơn nhiều so với giá khởi điểm với kỳ vọng là có thể đầu tư cao ốc ở khu vực đó. Thí dụ như Khách sạn Kim Liên có giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 274.200 đồng/cổ phần, hay CTCP Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có giá khởi điểm là 13.000 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 255.000 đồng/cổ phần.
Trả lời cho câu hỏi trong trường hợp nào DN nên quyết định tăng trưởng bằng M&A, thay vì tự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, ông Peter Meyer, Tổng Giám đốc Lodgis (công ty liên doanh giữa Warburg Pincus và VinaCapital, chuyên đầu tư nhà hàng, khách sạn), trong ngành khách sạn mua lại thương hiệu là cách thức nhanh chóng để mở rộng hoat động kinh doanh của mình. M&A sẽ nhanh tăng trưởng tự nhiên. Nhưng M&A cũng có thách thức khó khăn trong văn hóa, quản trị riêng, nên không có nghĩa cứ thực hiện M&A là cách nhanh nhất để phát triển.
Còn theo bà Sung Mee Hong, M&A mang lại lợi ích cho cả bên mua và bán. Có nhiều nhà đầu tư ở Hàn Quốc quan tâm đầu tư ở Việt Nam và muốn kết nối để tìm cơ hội đầu tư.
"Tôi có gặp chủ tịch tập đoàn lớn ở Hàn Quốc. Ông hỏi tôi nhiều nhiều câu hỏi, và trong đó có 1 câu là ở Việt Nam DN có lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế hay chưa? Thực tế ở Việt Nam không có nhiều DN đạt được chuẩn mực quốc tế, và họ vẫn đang áp dụng theo hệ thống chuẩn mực kế toán riêng của Việt Nam. Lời khuyên của tôi là: để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, DN cần quan tâm và thực hiện các báo cáo theo chuẩn mực quốc tế" - bà Sung Mee Hong nói.
Ở góc độ của bên mua, ông Thịnh chia sẻ, nếu DN là đối tượng của M&A, thì lãnh đạo DN phải biết mình đang cần đối tác chiến lược như thế nào. Chẳng hạn để phát triển sản phẩm cần đầu tư công nghệ, vốn, thị trường...? Với những người đại diện vốn của SCIC, DN nên có sự trao đổi, chia sẻ với SCIC về chiến lược phát triển để có thêm kinh nghiệm làm việc về đối tác tiềm năng đó. Bởi kế hoạch kinh doanh là một phần không thể tách được trong hoạt động M&A.
Hà My
theo saigondautu.com.vn
Những cuộc IPO bất thành Nguyên nhân nào dẫn tới IPO thất bại? Phải chăng chỉ là việc chọn lựa thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không phù hợp, hay còn lý do nào khác? Một số đợt IPO của doanh nghiệp nhà nước gần đây đã không nhận được sự tham gia nhiệt tình của giới đầu tư. Ảnh: THÀNH HOA Một...