Chiến lược Bắc Cực của EU sẽ ảnh hưởng đến các dự án khai thác dầu của Nga
Liên minh châu Âu (EU) đang có tham vọng tăng vai trò ảnh hưởng của khối này tại Bắc Cực.
Tàu chở LNG của Sovcomflot, Nga lần đầu tiên hoàn thành lộ trình tuyến NEP vào tháng 1/2021. Ảnh: Sovcomflot.
Được sự hẫu thuẫn của 3 thành viên Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển trong Hội đồng Bắc Cực bao gồm 8 quốc gia có biên giới gắn liền Bắc Cực là Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển, EU muốn can thiệp sâu hơn vào tiến trình phát triển khu vực này, mặc dù vẫn chưa đạt đến tư cách quan sát viên sau nhiều năm cố gắng kể từ 2008.
Video đang HOT
Mới đây, Ủy ban châu Âu đã ban hành Chiến lược Bắc Cực, trong đó nêu rõ yêu cầu cấm hoàn toàn khai thác than, dầu thô và khí đốt, bao gồm cả tại các vùng lân cận do lo ngại ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tự cho mình đóng vai tác nhân có tầm ảnh hưởng địa chính trị lớn khu vực, EU có lợi ích chiến lược không chỉ tại phần lãnh thổ Bắc Cực châu Âu, mà cả Bắc Cực nói chung.
Động thái này sẽ ảnh hưởng đến các dự án LB Nga đang phát triển tại Bắc Cực, bao gồm cụm mỏ Vankor (2009), Bovanenkovskoye và đường ống dẫn khí Bovanenkovo-Ukhta (2012), Prirazlomnoye và Novoportovskoye, Đông Messoyakhskoye và Paiyakhskoye (2017), Artic LNG 2, trong tương lai – mỏ Tambeyskoye sẽ được phát triển. Ngoài ra, LB Nga đang tích cực phát triển Tuyến đường Biển Bắc (Northeast Passage, viết tắt là NEP) – giao thông vận tải biển kết nối châu Âu và châu Á thông qua Bắc Cực.
Theo dữ liệu Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng tài nguyên dầu khí tiềm năng Bắc Cực lên tới 90 tỷ thùng dầu thô, 47.300 tỷ m3 khí đốt, 44 tỷ thùng condensate, tập trung chủ yếu tại các lưu vực như Tây Siberia, thềm lục địa Bắc Alaska và phía đông biển Barents. Công ty tư vấn Vygon Consulting ước tính, Bắc Cực chiếm hơn 15% tổng sản lượng khai thác dầu thô và 20% khí đốt LB Nga hàng năm. Các công ty dầu khí hàng đầu LB Nga như Rosneft, Gazprom và Novatek đang triển khai những kế hoạch tham vọng nhất phát triển khai thác tài nguyên, nhưng phải chịu áp lực trừng phạt từ phía Mỹ và EU, phần nào hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác và tiếp cận công nghệ tiên tiến. Vostok Oil – dự án quy mô lớn nhất Bắc Cực (vùng Krasnoyarsk) đang được Rosneft tập trung phát triển và hiện chưa bị đưa vào danh sách trừng phạt, kỳ vọng sẽ đạt sản lượng 50 triệu tấn dầu thô/năm đến năm 2030, chiếm 40% lưu lượng NEP.
Tuyến NEP được khai thông lần đầu tiên từ năm 1935, là tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu với Viễn Đông, giảm 40% quãng đường so với đi qua kênh đào Suez (thời gian từ cảng Murmansk đến Nhật Bản chỉ mất 18 ngày so với 37 ngày qua Suez, không phải xếp hàng và trả phí). Mặc dù khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng đều hàng năm, tuy nhiên, đến nay, lưu lượng của NEP vẫn thấp hơn tuyến kênh Suez 35 lần. Chính phủ LB Nga có kế hoạch đầu tư bổ sung 10 tỷ USD phát triển NEP đến năm 2030 nhằm đưa công suất vận chuyển lên 150 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nếu lần này EU quyết tâm đưa ra tối hậu thư cấm khai thác tài nguyên Bắc Cực, điều này sẽ hạn chế sự tham gia của các đối tác lớn như Shell, Total, BP.
Bắc Cực - điểm nóng mới của tình trạng biến đổi khí hậu
Bắc Cực đã ấm lên với tốc độ nhanh gấp gần 3 lần so với cả Trái Đất nói chung trong giai đoạn từ năm 1971-2019.
Tuyết bao phủ tại đảo Lofoten, Bắc Cực. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Cảnh báo trên được đưa ra trong báo cáo của Chương trình giám sát và đánh giá Bắc Cực (AMAP) công bố ngày 20/5, trùng thời điểm đang diễn ra hội nghị cấp bộ trưởng các nước thuộc Hội đồng Bắc Cực ở thủ đô Reykjavik của Iceland.
Theo báo cáo cập nhật của AMAP, trong vòng chưa tới 50 năm, từ năm 1971 đến 2019, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C so với mức tăng nhiệt độ của cả Trái Đất là 1 độ C. Các tác giả của báo cáo cho biết mức tăng này cao hơn so với đánh giá trước đây. Theo báo cáo trong năm 2019, mức tăng nhiệt trung bình thường niên ở Bắc Cực cao hơn gấp 2 lần so với mức tăng nhiệt trung bình trên toàn cầu.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu nhiệt độ của Trái Đất tăng ở mức 2 độ C, thì nguy cơ băng ở Bắc Cực biến mất hoàn toàn vào mùa Hè trước khi đóng băng trở lại vào mùa Đông, cao gấp 10 lần so với nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức 1,5 độ C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Báo cáo cho rằng một Bắc Cực hầu như không có biển đóng băng vào tháng 9 có thể xảy ra trước năm 2050. Ở Bắc Cực, tháng 9 thường là tháng có ít nước biển đóng băng nhất.
Báo cáo dự báo, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực có thể tăng từ 3,3 - 10 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1985-2014, với mức nhiệt tăng cuối cùng phụ thuộc vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai.
Giá rét bất thường tại Hàn Quốc Ngày 17/10, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã chứng kiến nhiệt độ xuống gần 1 độ C, đánh dấu buổi sáng lạnh nhất vào giữa tháng 10 trong vòng 64 năm qua ở nước này. Người dân di chuyển trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 6/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN Trước đó, Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) đã báo động về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phần Lan kêu gọi Mỹ đặt thời hạn cho lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Lãnh đạo Anh - Mỹ điện đàm thúc đẩy thỏa thuận về phát triển kinh tế

Thủ tướng Israel yêu cầu Hamas rời khỏi Dải Gaza

Nga và Mỹ bắt đầu đàm phán về các dự án kim loại đất hiếm

Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt

Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Israel xây dựng tuyến đường chia cắt Bờ Tây

Tổng thống Trump 'ám chỉ' về nhiệm kỳ thứ ba

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Tổng thống Mỹ Trump lên kế hoạch thăm quốc gia đã tổ chức 4 cuộc đàm phán với Nga, Ukraine

Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA
Có thể bạn quan tâm

Bộ Văn hoá chỉ đạo tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs với Pháo
Sao việt
16:58:47 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"
Sao châu á
16:52:33 31/03/2025
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
16:50:56 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong
Tin nổi bật
15:03:27 31/03/2025