Chiến hạm châu Âu, Ấn Độ “săn” cướp biển ngoài khơi Somalia
Một chiến hạm của Tây Ban Nha và một chiến hạm khác của Ấn Độ được lệnh ứng cứu tàu thương mại treo cờ Malta, nghi bị cướp biển tấn công ngoài khơi Somalia.
Reuters hôm nay (16/12) dẫn thông báo của lực lượng chống cướp biển thuộc Liên minh châu Âu (EU) EUNAVFOR xác nhận chiến hạm Victoria của Tây Ban Nha đang di chuyển hết tốc lực về vị trí tàu hàng Ruen ở khu vực cách bờ biển Somalia 500 hải lý về phía Đông, sau khi nhận tin con tàu bị cướp.
Hình ảnh mới nhất của tàu Ruen do Hải quân Ấn Độ công bố.
Tàu Ruen treo cờ Malta và dường như đã bị cướp biển chiếm quyền điều khiển từ ngày 15/12. Reuters dẫn lời nguồn tin từ vùng ly khai Puntland của Somalia nói rằng, “6 người bạn cướp biển” của anh ta đã “bắt được một con tàu và sẽ đưa nó đến vùng biển phía Đông Puntland”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Hải quân Ấn Độ xác nhận họ đã triển khai lực lượng, bao gồm một máy bay tuần tra, tiếp cận khu vực tàu Ruen bị tấn công, theo HindustanTimes. Máy bay của Ấn Độ đã bay qua tàu Ruen và “tiếp tục theo dõi hoạt động của tàu, vốn đang di chuyển về hướng bờ biển Somalia”.
Thông tin của Hải quân Ấn Độ cho biết thêm, tàu Ruen có thủy thủ đoàn gồm 18 người. Con tàu đã bị một nhóm 6 người lạ mặt đổ bộ khi đang di chuyển ở biển Arab. Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã được triển khai tại Vịnh Aden “để chặn tàu Ruen”, nhưng chưa rõ chi tiết.
Đây dường như là lần đầu tiên một tàu thương mại bị cướp biển chiếm quyền điều khiển ngoài khơi Somalia sau 6 năm. Tháng 3/2017, một nhóm cướp biển đã chiếm tàu chở dầu Aris 13 cùng 8 thủy thủ người Sri Lanka, nhưng phải thả tàu này sau trận đấu súng với hải quân EU.
Vùng biển ngoài khơi Somalia là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới, đồng thời từng là khu vực nguy hiểm nhất do cướp biển hoành hành. Tuy nhiên, tần suất các vụ cướp bóc xảy ra ngày một giảm do các chiến dịch mạnh tay của cộng đồng quốc tế.
Giữa bão trừng phạt, kinh tế Nga sắp tăng trưởng nhanh gấp 3 châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga được dự báo tăng 1,5% trong năm 2024, gấp 3 lần khu vực đồng tiền chung euro, chỉ dấu cho thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây kém hiệu quả.
Hãng tin Anh Telegraph ngày 24/11 trích dẫn báo cáo của Amundi, nhà quản lý quỹ lớn nhất châu Âu tính theo quy mô tài sản, dự báo GDP của Nga sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm 2024, trong khi khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 0,5%.
Khu vực cao ốc thương mại ở Moscow nhìn từ khu vực Điện Kremlin. Ảnh: GettyImages
Sang năm 2025, Amundi đánh giá Nga đạt mức tăng trưởng GDP 2%, còn Eurozone có thể đạt mức 1,2%. "Điều đó có nghĩa là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Australia - những nước phát triển lớn - không thể trừng phạt hiệu quả một quốc gia", ông Vincent Mortier, đại diện Amundi, nói.
Theo đại diện nhà quản lý quỹ lớn nhất châu Âu, lệnh trừng phạt có tác động phần nào đối với những số cá nhân và tổ chức của Nga bị phong tỏa tài sản, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Nga cơ bản không bị ảnh hưởng.
Do không thể tiếp cận các thị trường phương Tây vì "bão" trừng phạt, Nga đã điều hướng thành công phần lớn dòng chảy thương mại sang các đối tác thuộc nhóm BRICS (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và các nước như Thổ Nhĩ Kỳ hay Kazakhstan, ông Mortier nêu quan điểm.
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các quốc gia đồng minh phương Tây ban bố hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, động thái được Washington mô tả là để cắt nguồn ngân sách và loại bỏ Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, trong năm 2022, GDP của Nga chỉ suy giảm 2,1%, thấp hơn kì vọng của phương Tây. Năm 2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Nga trở lại đà tăng với mức tăng trưởng dương nhờ giá năng lượng cao và việc Nga đã đa dạng hóa được các đối tác thương mại.
"Ngân hàng Trung ương Nga và các nhà hoạch định chính sách của Nga đã ngăn chặn được cơn hoảng loạn ngân hàng cũng như các khủng hoảng tài chính", nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF hồi năm ngoái đánh giá.
Tháng 8/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này đã lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, viện dẫn dữ liệu của World Bank xếp hạng các nền kinh tế dựa trên GDP tính theo sức mua tương đương (PPP). Các nước xếp trên Nga trong danh sách này là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.
Hội nghị G20: Tin tưởng là chìa khóa cho mọi kết nối Ấn Độ khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2023 với thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến. Diễn ra trong thời điểm thế giới đang chứng kiến những mâu thuẫn nghiêm trọng, hội nghị không chỉ hiện thực hóa cam kết...