Chiến hạm Ankara hỏng nặng sau khi bị Hy Lạp thử đòn
Một tàu chiến Hải quân Hy Lạp đã đâm thủng mạn tàu khu trục nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ và loại nó ra khỏi đội hình chiến đấu.
Trong thời gian vừa qua căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc khối quân sự NATO là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng ở mức nghiêm trọng, khi Ankara phớt lờ mọi lời cảnh báo để tiếp tục hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại vùng biển tranh chấp trên Địa Trung Hải, dẫn đến phản ứng cực kỳ quyết liệt từ Athens.
Mới đây các phương tiện truyền thông khu vực đã đăng tải một bức ảnh rất đáng chú ý, đó là tàu khu trục nhỏ mang tên Kemal Reis của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ bị hư hỏng nặng sau cú đâm va vào mũi tàu chiến của Hải quân Hy Lạp.
Sau vụ va chạm trên, chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ gần như bị cắt thành hai phần, báo cáo sơ bộ cho thấy ít nhất một vũ khí phòng không đã bị vô hiệu hóa. Về bản chất thì thiệt hại mà con tàu phải đón nhận chưa được nêu rõ, tuy nhiên ngay sau khi sự cố xảy ra, khinh hạm Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến về căn cứ để sửa chữa khẩn cấp.
Thiệt hại bên hông chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ sau cú đâm va của tàu chiến Hy Lạp
Video đang HOT
Trong bức ảnh được trình bày, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tàu chiến Hy Lạp đã cắt ngang sườn của tàu khu trục Thổ Nhĩ Kỳ theo đúng nghĩa đen, nhưng vì cú đánh gần đuôi tàu hơn nên chiến hạm Ankara đã tránh được thiệt hại lẽ ra lớn hơn nhiều. Theo đánh giá trong trường hợp có va chạm ở phần trung tâm, con tàu có thể đã bị chìm ngay lập tức.
Theo một số báo cáo, hậu quả của vụ đâm va vào tàu chiến của Hy Lạp đó là ít nhất hai thành viên thủy thủ đoàn của tàu khu trục Thổ Nhĩ Kỳ bị thương. Trong khi rõ ràng nhận thấy sự nghiêm trọng từ ý định của Hải quân Hy Lạp đó là nhấn chìm tàu chiến Ankara xuống đáy Địa Trung Hải, thuyền trưởng tàu khu trục nhỏ đã quyết định ngay lập tức rời khỏi lãnh hải Hy Lạp.
Các chuyên gia phân tích cho rằng căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO chưa dừng lại ở đây, thời gian sắp tới chắc chắn sẽ vẫn còn có những hành động khiêu khích và không loại trừ khả năng còn xảy ra va chạm quyết liệt với hậu quả lớn hơn nhiều.
Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp diễn tập ở vùng biển tranh chấp
Hộ vệ hạm Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện chung với khu trục hạm Mỹ, trong khi hải quân Hy Lạp diễn tập với ba nước tại đông Địa Trung Hải.
"Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục huấn luyện hàng hải với các đồng minh. Hộ vệ hạm TCG Barbaros và hộ vệ hạm cỡ nhỏ TCG Burgazada huấn luyện chung với khu trục hạm USS Winston S. Churchill của Mỹ tại đông Địa Trung Hải ngày 26/8", Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đăng trên Twitter hôm qua, song không công bố vị trí diễn tập cụ thể.
Cùng ngày, hải quân các nước Hy Lạp, Pháp, Italy và Cộng hòa Cyprus bắt đầu diễn tập chung trong khuôn khổ Sáng kiến Hợp tác Bộ tứ (QUAD), diễn ra ngày 26-28/8 tại đông Địa Trung Hải.
Các lực lượng hải quân nước ngoài hiện diện tại đông Địa Trung Hải trong bối cảnh căng thẳng Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ leo thang khi Ankara triển khai thăm dò khí đốt tại khu vực mà Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus coi là vùng đặc quyền kinh tế.
Hộ vệ hạm TCG Burgazada của Thổ Nhĩ Kỳ (trái) diễn tập cùng khu trục hạm Mỹ USS Winston S. Churchill (phải), ngày 26/8. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ.
Hy Lạp nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi khu vực tranh chấp nhưng không được hồi đáp. Hy Lạp đặt quân đội vào mức báo động cao nhất và tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền bằng mọi biện pháp, kể cả quân sự. Pháp sau đó tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực để hỗ trợ Hy Lạp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ không nhượng bộ Hy Lạp tại Địa Trung Hải. "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lấy những gì thuộc quyền của mình ở Địa Trung Hải, biển Aegean và Biển Đen", Erdogan cho biết.
"Thổ Nhĩ Kỳ không dòm ngó tới lãnh thổ, chủ quyền hay lợi ích của bất cứ ai, nhưng cũng không bao giờ thỏa hiệp với những gì thuộc về mình. Chúng tôi quyết tâm làm mọi điều cần thiết về chính trị, kinh tế và quân sự", Erdogan nói.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và đảo Cyprus đã diễn ra trong nhiều năm. Giới chuyên gia nhận định các mỏ khí đốt tự nhiên ở vùng biển đông Địa Trung Hải khiến tình hình thay đổi nhanh chóng trong suốt 5 năm qua và nguy cơ "biến khu vực thành chiến trường".
Các lực lượng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong những tuần qua đối đầu tại vùng biển tranh chấp. Sự cố đáng chú ý nhất diễn ra hôm 13/8, khi hộ vệ hạm Kemal Reis của Thổ Nhĩ Kỳ bị thủng một lỗ lớn sau va chạm với tàu chiến Hy Lạp.
EU lên tiếng sau những căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp Gần một tuần qua, hải quân Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra các hành động "ăn miếng trả miếng" ngoài khơi trong vùng biển phía Đông Địa Trung Hải. Sau hội nghị khẩn cấp do đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại triệu tập, Ngoại trưởng 27 quốc gia thành viên cho rằng những...