Chiến hạm Ấn Độ, Trung Quốc “khuấy động” Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ điều 4 tàu chiến tới Biển Đông trong khi Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận có sự tham gia của 3 hạm đội cũng ở khu vực này.

Theo tờ News Strait Times, Hải quân Ấn Độ đưa 4 tàu chiến tới Biển Đông thực hiện một loạt chuyến thăm, trong đó có Việt Nam.

Trong khuôn khổ đợt tập huấn mang tên “Triển khai tại hải ngoại”, 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã ghé cảng Malaysia vào 25/5. Sau đó, ngày 29/5 đội chiến hạm Ấn Độ sẽ ghé Việt Nam, trước khi tiếp tục hải trình qua Philippines.

Chiến hạm Ấn Độ, Trung Quốc khuấy động Biển Đông - Hình 1

Chiến hạm tàng hình INS Satpura.

Đội chiến hạm Ấn Độ hoạt động trên Biển Đông gồm: khu trục hạm tàng hình INS Satpura; khu trục lớp Rajput INS Ranvija; hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông.

Hai chiếc Satpura và Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia cuộc Triển lãm Quốc tế về Quốc phòng Hàng hải (IMDEX 2013), và cuộc Diễn tập Hải quân Song phương Singapore – Ấn Độ. Riêng hai chiếc Ranvijay và Shakti khởi hành từ Port Blair, Ấn Độ.

Sau Malaysia, bốn chiến hạm Ấn Độ sẽ lên đường ghé cảng Việt Nam kể từ ngày 29/5, sau đó sẽ đến Philippines.

Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai của các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 5 này đến cuối tháng 6 tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ.

Cùng thời gian có tin chiến hạm Ấn Độ thực hiện hoạt động trên Biển Đông. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin sáng ngày 27/5, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều nhiều tàu chiến của 3 Hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải tới tập trận chung trái phép trên Biển Đông kể từ năm 2010.Cuộc tập trận quy mô này mới chỉ kết thúc vào chiều ngày 24/5 vừa qua.

Theo đài CCTV, Hải quân Trung Quốc đã cử tới 5 binh chủng chủ lực của cả 3 hạm đội Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải gồm các loại tàu chiến, tàu ngầm, không quân trong hải quân, để chia thành 2 đội tập trận bắn đạn thật đối kháng trên Biển Đông.

Chiến hạm Ấn Độ, Trung Quốc khuấy động Biển Đông - Hình 2

Các tàu chiến 3 Hạm đội Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận quy mô ở Biển Đông vào ngày 24/5.

Giới phân tích Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên cả 3 hạm đội này tiến hành tập trận chung kể từ năm 2010 – thời điểm Bắc Kinh triển khai diễn tập quy mô nhằm phản đối sự hiện diện của tàu USS George Washington (Mỹ) trên biển Hoàng Hải. Và lần này, trước sự xuất hiện của tàu sân bay USS Nimitz tại Biển Đông, không quá khó hiểu khi Bắc Kinh lại muốn dùng sức mạnh quân sự để gửi đi các thông điệp của họ.

Video đang HOT

Tờ World Journal (phiên bản tiếng Trung) dẫn lời các chuyên gia quân sự thì cho biết động thái trên của Trung Quốc là để “dằn mặt” Mỹ, Nhật Bản và Philippines cũng như khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của nước này trên Biển Đông. Trong khi đó, viên tướng “diều hâu” La Viện đã lớn tiếng cho rằng cuộc tập trận nói trên có thể tạo ra “một quả đấm thép” trong những trường hợp “cần thiết”.

Trước đó, trong các ngày 12 và 13/5, 2 Hạm đội Đông Hải và Nam Hải đã liên tiếp đơn phương cử các tàu hộ vệ và tàu chiến tới khu vực này. Tuy nhiên, các biên đội tàu này có gặp nhau hay không thì không được phía truyền thông Trung Quốc tiết lộ.

Theo vietbao

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông

Tại Biển Đông, yếu tố địa lý rất có lợi cho các nước Đông Nam Á. Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều cách vùng biển chủ quyền khá gần, còn Trung Quốc lại cách tương đối xa.

Bài viết này được đăng trên tạp chí Tinh hoa Lãnh đạo của Trung Quốc. Sau đây là phần lược thuật:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự, đối với hoạt động tác chiến trên biển Đông, yếu tố địa lý và kỹ thuật có vai trò quan trọng nhất.

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông - Hình 1

Tàu chiến Trung Quốc diễu võ giương oai hồi tháng 3/2013.

Tại khu vực biển Đông, yếu tố địa lý rất có lợi cho các nước Đông Nam Á có chủ quyền ở biển Đông. Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều cách vùng biển chủ quyền khá gần, còn Trung Quốc lại cách tương đối xa. Ngoài ra, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều đã xây dựng sân bay trên quần đảo Trường Sa, sân bay cách đảo Borneo (Indonesia gọi là đảo Kalimantan, hòn đảo lớn thứ 3 thế giới, thuộc chủ quyền của 3 nước Indonesia, Malaysia và Brunei) và đảo Palawan (nằm ở phía Tây Nam Philippines và ngăn cách biển Đông với biển Sulu) khá gần.

Đầu thập kỷ 1990, dựa vào ưu thế địa lý này, các nước Đông Nam Á đã bù đắp được những hạn chế về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, từ giữa thập kỷ 1990 trở lại đây, nhiều tàu chiến có khả năng phòng không khá mạnh của Trung Quốc đã có mặt ở biển Đông. Những tàu chiến này đều được trang bị hệ thống vũ khí tầm gần dựa trên pháo bắn nhanh Type 730, hệ thống tên lửa phòng không HQ-16. Hệ thống được sử dụng chủ yếu để phòng thủ chống tên lửa đối hạm và các tên lửa chính xác khác, nhưng cũng có thể được sử dụng để chống máy bay cánh quay và cánh cố định, tàu mặt nước và xuồng nhỏ, các mục tiêu trên bờ.

Bán kính tác chiến bằng không quân của hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đủ để bao phủ biển Đông. Tuy nhiên, do khoảng cách quá xa và hạn chế trong vấn đề tiếp dầu cho phi cơ chiến đấu vẫn là điểm yếu của Trung Quốc. Việc đảm bảo hậu cần cho hạm đội này cũng tồn tại nhiều vấn đề chết người. Đương nhiên, sau khi tàu sân bay mới và máy bay chiến đấu triển khai trên tàu sân bay J-15 được đưa vào sử dụng, vấn đề này có thể sẽ được giải quyết.

Do số lượng và tầm bắn của hệ thống đánh chặn vũ khí của Trung Quốc, đội tàu chiến mặt nước của các nước Đông Nam Á hoàn toàn rơi vào thế yếu. Tên lửa chống hạm Exocet MM 40 của Malaysia tầm bắn chỉ đạt 70km. Mặc dù tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Kedah được trang bị không gian cho hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí phòng không, nhưng ngân sách vẫn chưa được rót xuống.

Duy các chiến hạm tàng hình Gepard và tàu hộ tống tên lửa tốc độ cao Project 1241 RE được đặt biệt danh là "nhện độc" với hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 hoặc tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, có tầm bắn 130 km có thể tạo mối đe dọa lớn đối với lực lượng tàu chiến mặt nước của hải quân Trung Quốc. Nhưng khả năng phòng không của các tàu chiến này có hạn. Chỉ có tàu hộ tống Gepard được trang bị hệ thống pháo - tên lửa phòng không hạm tàu tự động hóa phòng thủ tầm gần tiên tiến.

Rõ ràng là lực lượng tàu chiến mặt nước của các nước Đông Nam Á buộc phải suy nghĩ nghiêm túc vấn đề làm thế nào sử dụng một cách tốt nhất hệ thống tên lửa đối hạm, hệ thống gây nhiễu và công nghệ định vị mục tiêu để đe dọa tàu hải quân Trung Quốc.

Đánh giá tương quan không quân

Quyền kiểm soát khu vực biển Đông cũng là một căn cứ quan trọng cần nghiên cứu. Nếu Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc buộc phải dựa vào máy bay chiến đấu Su-30MK2 để yểm hộ trên không thì trước khi giao chiến, các sĩ quan chỉ huy của các nước Đông Nam Á cần cố gắng dụ cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay về phía Nam nhằm gia tăng độ khó cho công tác tiếp viện hậu cần của hạm đội này.

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông - Hình 2

Máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: People's Daily..

Trong thời gian này, máy bay chiến đấu F/A-18, Su-30MKM hoặc máy bay chiến đấu Su-30MKV của các nước Đông Nam Á cần nhanh chóng tập kết là có thể giành được quyền kiểm soát cục bộ. Sau đó sẽ tìm cách tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm cung cấp số liệu giám sát mặt nước và hệ thống máy bay không người lái của hạm đội Nam Hải. Điều này giúp tàu chiến của các nước Đông Nam Á tiếp cận tàu chiến Trung Quốc và phát động tấn công. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc đưa tàu sân bay tham chiến, nếu các nước Đông Nam Á muốn đánh bại máy bay trên hạm J-15 với số lượng tương đương và đang mang theo lượng nhiên liệu dồi dào sẽ phải đối mặt với thách thức lớn. Trong tình huống này chiến thắng được hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng phối hợp của lực lượng không quân các nước Đông Nam Á.

Trong cuộc xung đột quân sự trên quy mô lớn này, căn cứ quân sự vịnh Á Long trên đảo Hải Nam chắc chắn sẽ gánh vác trách nhiệm chi viện hậu cần cho hạm đội Nam Hải. Như một số chuyên gia đã kiến nghị, hải quân Trung Quốc nắm quyền chủ động nếu xuất kích từ vịnh Á Long, chỉ cần máy bay oanh tạc H-6G chi viện là có thể giành được đảo tranh chấp. Tuy nhiên, khi vấp phải sự chống cự quyết liệt, nếu muốn giành được chiến thắng, Trung Quốc buộc phải giám sát liên tục trên biển để phát hiện và phát hiện mục tiêu kẻ địch từ vùng biển gần tiếp cận mình. Mặc dù hải quân Trung Quốc có hệ thống trinh sát, radar tầm xa ngoại biên và máy cảm ứng gắn trên tàu chiến, nhưng làm thế nào để phối hợp các hệ thống này tạo ra hiệu ứng cảm ứng phối hợp lại là một thách thức lớn mà Trung Quốc buộc phải đối mặt.

Có thể mạnh dạn đưa ra giả thiết: trường hợp xung đột trên vùng biển Đông tiếp tục leo thang và bùng nổ chiến sự. Trong thời điểm đó, tình hình trực chiến và khả năng phản ứng của quân đội Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thắng bại của cả hai bên trong giai đoạn đầu. Do khoảng cách giữa vịnh Á Long và cực bắc của quần đảo Trường Sa, nếu hạm đội Nam Hải xuất phát từ cảng này, hành trình sẽ phải mất 30 tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm đã định. Chính vì thế quân đội các nước Đông Nam Á, đặc biệt là quân đội Malaysia và Việt Nam, nếu giữ được trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao là có thể chiếm được ưu thế nhờ nhanh chóng bố trí đủ lực lượng và bổ khuyết cho phương diện kỹ thuật.

Cục diện biển Đông nhìn từ Việt Nam

Kể từ năm 2009 triển khai hiện đại hóa quốc phòng, không quân Việt Nam đặt mua máy bay chiến đấu Su-30MKV kiểu mới hiện đại. Do Trung Quốc có thế mạnh rõ nét trong phương diện tác chiến mặt nước, hải quân Việt Nam không mua quá nhiều tàu chiến mặt nước mà chi ngân sách mua tàu ngầm lớp Kilo và xây dựng căn cứ phục vụ cho hạm đội tàu ngầm. Khi 6 tàu ngầm này thực hiện nhiệm vụ trực chiến, ít nhất có 2 chiếc có thể xuất kích tác chiến bất kỳ lúc nào, tạo sự uy hiếp thường trực ở Biển Đông.

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông - Hình 3

Máy bay Su-30MK2 của không quân Việt Nam bay tuần phòng bảo vệ Trường Sa.

Do đã có sự chuẩn bị tốt và xây dựng chiến lược tác chiến hiệu quả, tháng 8-2011, Việt Nam đã mua của Nga nhiều hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển, với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn. Hệ thống tên lửa cơ động được đánh giá vào hàng hiện đại nhất thế giới này được đặt ở khu vực duyên hải Việt Nam. Mặc dù tầm bắn không thể phủ khắp được quần đảo Trường Sa, nhưng rõ ràng đây là mối nguy hiểm lớn ngăn cản tàu chiến Trung Quốc tiếp cận vùng biển gần của quốc gia này.

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông - Hình 4

Tàu Kilo trực chiến sẽ tạo sự uy hiếp thường trực với kẻ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt là kinh phí. Năm 2009 và 2010, Việt Nam đặt mua tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ Gerpard và 20 tàu chiến Su-30MKV, tổng giá trị lên tới 3,6 tỉ USD. Tuy nhiên tổng ngân sách chi cho quốc phòng năm 2010 của Việt Nam chỉ có 2,4 tỉ USD.

Xét về lâu dài cơ chế nhập khẩu vũ khí này còn bất ổn, mỗi năm chi phí vận hành cho 1 chiếc tàu ngầm lên tới vài tỉ USD. Nếu kinh tế suy thoái, chắc chắn chương trình mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Philippines "lực bất tòng tâm"

Hầu hết các đảo ở quần đảo Trường Sa/Kalayaan chỉ cách Philippines vài trăm km. Xét về yếu tố địa lợi là có lợi nhất cho Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, mặc dù rất muốn nhưng Phillipines lại không đủ lực. Trải qua mấy chục năm nội chiến hao người tốn của, trong vấn đề phòng thủ ngoại bộ, Philippines lệ thuộc lớn vào điều ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines, khiến cho lực lượng hải quân, không quân nước này ngày càng suy yếu.

Cuối năm 2005, lô máy bay chiến đấu F-5A cuối cùng của Phillipines bị thải khỏi quân đội, khiến nước này rơi vào hoàn cảnh không có máy bay chiến đấu phản lực. Có thể nói, tại biển Đông, lực lượng không quân Philippines rất khó có thể áp dụng biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc.

Trong 5 năm tới, Manila sẽ thực hiện cam kết nhập khẩu quân sự, lực lượng hải quân, không quân nước này sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới. Về kế hoạch này, ngoài việc xuất phát từ nhu cầu tác chiến hải quân, không quân, Philippines còn phải tìm hiểu vấn đề "dưỡng binh", biết cách làm thế nào để có thể "nuôi" được lâu dài lực lượng thường quy với giá rất đắt này. Một lựa chọn khả thi nhất là phát huy tối đa thế mạnh địa lý trên quần đảo Trường Sa/Kalayaan, bằng phương thức phi đối xứng, áp dụng chiến lược phòng thủ gần bờ để đối phó với những thách thức ở biển Đông, không cần phải đối đầu trực diện với hải quân Trung Quốc.

Cục diện biển Đông nhìn từ các quốc gia khác

Indonesia, Brunei và Malaysia đều tham gia vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa dù ở mức độ khác nhau. Trong các nước này, mức độ hiện đại hóa của hải quân, không quân Malaysia là cao nhất, nhưng số lượng hệ thống tác chiến lại có hạn, chính vì vậy, quốc gia này buộc phải nâng cao tối đa khả năng tác chiến cho tất cả các hệ thống tác chiến. Điều này đồng nghĩa với việc, hải quân Malaysia sẽ phải cải tạo hệ thống đẩy khí động lực học cho các tàu ngầm Scorpene nhằm tăng cường khả năng hoạt động dưới mặt nước. Giống như Việt Nam, Malaysia cũng cần tập trung nâng cao trình độ tác chiến cho lực lượng hải quân và không quân.

Một điều may mắn là, các căn cứ hải quân, không quân của Malaysia đều gần Kota Kinabalu - thủ phủ của bang Sabah và Labuan - hòn đảo nằm ở phía Tây Nam bang Sabah, thuận tiện cho quân đội Malaysia nhanh chóng bố trí lực lượng ra biển Đông. Ngoài ra, tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti cũng có thể tiếp viện hậu cần cho tàu chiến của hải quân Malaysia tác chiến ở đảo Borne. Tại căn cứ hải quân vịnh Sepanggar ở bang Sabah, lực lượng hải quân, không quân Malaysia sẽ tổ chức tập trận trên quy mô lớn vào năm nay để đối phó với các sự vụ thường xuyên diễn ra trên biển Đông. Nếu quân đội Malaysia muốn phá hủy thế mạnh của Trung Quốc, thì các cuộc tập trận với cường độ cao này buộc phải tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao trình độ tác chiến cho quân đội.

Báo Trung Quốc phân tích binh lực quanh Biển Đông - Hình 5

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá là sẽ trở thành mồi ngon nếu tham chiến ở Biển Đông.

Hơn 10 năm nay, Indonesia luôn rơi vào tình trạng bạo loạn trong nước, quân đội không thể hiện đại hóa. Trang bị vũ khí của lực lượng không quân Indonesia bao gồm 10 chiếc F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK và 5 chiếc Su-30MK máy bay chiến đấu. Việc các máy bay chiến đấu này có được sử dụng bình thường hay không là điều đáng nghi ngờ. Cùng với đó, tàu hộ vệ và tàu tuần tra của lực lượng hải quân Indonesia cũng đã quá cũ, phạm vi thăm dò radar cũng rất có hạn.

Năm 2009, sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận lô tàu hộ vệ hạng nhẹ gồm 4 chiếc lớp Sigma, năng lực tác chiến mặt nước của quốc gia này đã khá hơn một chút so với trước đó. Ngoài ra, sức mạnh quân sự của Bruinei ở biển Đông gần như là con số không.

Một bên là quân đội Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ép trên biển Đông, một bên là các nước Đông Nam Á kêu gọi sở hữu chủ quyền nhưng chưa thể phát triển lực lượng quân sự đủ mạnh trong một sớm một chiều, trong tương lai, cục diện trên biển Đông sẽ như thế nào? Chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục kiềm chế, sẽ không dùng quân đội để phát động cuộc tấn công toàn diện trên biển Đông.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm

06:11:31 18/11/2024
Tội phạm bạo lực ở Port-au-Prince vẫn ở mức cao, với các băng nhóm được trang bị vũ khí tốt kiểm soát khoảng 80% thành phố, dù một lực lượng quốc tế do Kenya đứng đầu đã được triển khai để giúp cảnh sát Haiti khôi phục trật tự.

Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1

05:48:15 18/11/2024
Theo đó, người này gần đây đã đến Đông Phi, được chẩn đoán và điều trị ngay sau khi trở về Mỹ tại một cơ sở y tế địa phương và hiện đã được xuất viện. Kể từ đó, người này đã được cách ly tại nhà và các triệu chứng đang cải thiện.

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Australia: Cháy rừng hoành hành tại bang Victoria, hàng trăm người sơ tán

05:43:24 18/11/2024
Ủy viên quản lý tình trạng khẩn cấp của bang Victoria, Rick Nugent cho biết hai vụ cháy đã thiêu rụi hơn 1.900 ha, gây thiệt hại về vật nuôi và nông nghiệp. Nhà chức trách đang tiếp tục đánh giá mức độ thiệt hại.

Tiếp tục leo thang các vụ tấn công lẫn nhau giữa Israel - Hezbollah

05:41:22 18/11/2024
Trong khi đó, quân đội Israel báo cáo về một trận mưa tên lửa dữ dội vào thành phố Haifa và cho biết một giáo đường Do Thái đã bị tấn công, khiến hai thường dân bị thương.

Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá đắt vì rải truyền đơn

05:38:47 18/11/2024
Triều Tiên đã nhiều lần phản ứng giận dữ khi các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang theo các tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng và hàng tiêu dùng Hàn Quốc qua biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế

05:33:58 18/11/2024
Các quan chức Liên hợp quốc và các đại biểu khác tại Baku hy vọng rằng một thông điệp mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G20 có thể giúp tạo động lực chính trị cho một thỏa thuận COP29 về tài chính khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Khám phá vẻ hoang sơ của bãi Hòn Rùa ở Ninh Thuận

Du lịch

09:38:40 18/11/2024
Bãi Hòn Rùa (hay còn gọi là bãi Hỏm, Hòn Tai) nằm ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 35 km.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới

Sao việt

08:07:48 18/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đẹp mặn mà sau khi sinh con thứ 2 được vài tháng, MC Trấn Thành được khen ngày càng trẻ ra.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Đêm cuối trước khi ly hôn, chồng bất ngờ gõ cửa rồi đưa ra lời đề nghị khiến tôi nghẹn ngào

Góc tâm tình

05:52:37 18/11/2024
Nhiều lần em khuyên chồng nên ly hôn vợ để đến với người khác. Thế nhưng lần nào nghe vợ nói, chồng em cũng gạt luôn. Anh bảo không có con thì có thể xin con nuôi.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.