Chiến dịch chống IS: Tốn hơn 1 tỷ USD, gần 1.200 người thiệt mạng
Hãng tin RT cho hay, các cuộc không kích do Mỹ và liên quân tiến hành chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria khiến gần 1.200 người, trong đó có 52 dân thường, thiệt mạng.
Ngoài ra, các cuộc không kích cũng khiến ít nhất 800 người bị thương. Cuộc chiến đã tiêu tốn hơn 1 tỷ USD kể từ vụ đánh bom lần đầu diễn ra hồi tháng 9.
Hôm thứ Năm (25/12), Cơ quan giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết những cuộc không kích ở Syria trong vòng ba tháng qua đã khiến 1.046 chiến binh thánh chiến thuộc IS thiệt mạng, hầu hết trong số này không phải là người Syria.
Ngoài ra, có 72 chiến binh thánh chiến thuộc tổ chức Jabhat al-Nusra, một nhóm đối thủ, đã thiệt mạng trong các cuộc đánh bom nhắm vào trụ sở chính của tổ chức này ở khu vực miền Tây Aleppo và vùng ngoại ô phía bắc Idlib.
Trong số 52 dân thường thiệt mạng có 8 phụ nữ và 5 là trẻ em. Họ thiệt mạng trong cuộc không kích của liên minh nhắm vào các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu ở vùng ngoại ô al-Hasakah và Der-Ezzor, al-Raqqa, Menbej, nằm ở phía đông bắc của Aleppo, và ngoại ô Idlib.
Khói và bụi bốc lên từ thành phố Kobani của Syria sau một cuộc không kích nhắm vào IS, ngày 22/10/ 2014.
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba (23/12), nhóm SOHR lên tiếng: “Chúng tôi tin rằng con số thực tế về những vụ thương vong của IS lớn hơn nhiều so với con số chúng tôi đưa ra, vì số liệu thực bị giữ bí mật tuyệt đối và do những khó khăn trong việc tiếp cận những khu vực và làng quê nơi những vụ giao tranh bạo lực và bắn phá diễn ra”.
Video đang HOT
Nhóm cũng bày tỏ “sự lên án mạnh mẽ” việc dân thường thiệt mạng là một kết quả của các hoạt động mà liên minh thực hiện.
NPR cho hay, mặc dù không thể xác minh chính xác con số thương vong, nhưng trụ sở của SOHR đặt tại Anh được coi là nguồn đáng tin cậy nhất “trong số thông tin sai lạc” từ cả hai phía trong cuộc xung đột.
Vụ đánh bom chống lại IS bắt đầu tại Iraq hôm 8/8, và tại Syria hôm 23/8. Các chiến dịch được gọi là “Operation Inherent Resolve” (Chiến dịch nhổ tận gốc), tiêu tốn tổng cộng 1.02 tỷ USD, tương đương với 8.1 triệu USD/ ngày, tính đến thời điểm 11/12/2014.
Hình ảnh một chiến binh IS
Tổng thống Mỹ: “Cùng nỗ lực phá bỏ “mạng lưới chết chóc” IS”
Do chi phí của cuộc chiến chống IS vượt qua mốc tỷ USD, chiến dịch sẽ có tổng thanh tra riêng để giám sát việc chi tiêu của chính phủ Mỹ, The Hill báo cáo. Ông Jon T. Rymer, tổng thanh tra của Lầu Năm Góc, sẽ giữ vai trò tổng thanh tra chiến dịch Operation Inherent Resolve, văn phòng của ông công bố hôm thứ Hai (21/12). Ông sẽ nộp báo cáo định kỳ sáu tháng trước Quốc hội; báo cáo đầu tiên được công bố vào tháng 4/2015.
Tổng chi phí cho chiến dịch không kích được công bố trước đó là khoảng 424 triệu USD, theo thông tin từ phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby.
Hôm thứ Sáu, Mỹ và liên minh đã tiến hành 31 cuộc không kích mới nhắm vào IS, trong đó số lượng không kích ở Iraq là 15 và ở Syria là 16.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, tại Iraq, các cuộc tấn công diễn ra gần Al Asad, Sinjar, Mosul, Al Qaim, Bayji, Kirkuk, và Tal Afar, nhắm vào hệ thống vũ khí IS (bao gồm cả hệ thống cối và rocket), tám đơn vị tác chiến, hai đơn vị chiến đấu quy mô lớn trực thuộc IS, hai vị trí chiến đấu, một số loại xe cộ, và một container dự trữ.
Tại Syria, liên minh phát động các cuộc tấn công gần Kobani, Al Hasakah, và Ar Raqqah, phá hủy ba tòa nhà của IS, 1 tháp khoan, 19 vị trí chiến đấu, và ba chiếc xe. Các cuộc không kích cũng nhắm vào 2 đơn vị chiến đấu quy mô lớn và 4 đơn vị tác chiến của IS.
Tổng cộng, tính đến ngày 15/12, Mỹ đã tiến hành 488 cuộc không kích ở Syria, theo dữ liệu quân sự của Mỹ được Reuters công bố.
Các quốc gia liên minh tiến hành các cuộc không kích ở Iraq bao gồm Mỹ, Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh. Những quốc gia liên mính tiến hành oanh tạc tại Syria bao gồm Mỹ, Bahrain, Jordan, Saudi Arabia, và tiểu vương quốc Ả râp thống nhất.
Theo NTD
Tổng Thanh tra nói về 3 năm "dậm chân" trong bảng xếp hạng tham nhũng
Bình luận về thứ hạng không thay đổi của Việt Nam trong 3 năm qua trên bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng mới công bố, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định, đánh giá này phù hợp với tình hình tham nhũng tại Việt Nam.
Tại tọa đàm "Chung tay phòng, chống tham nhũng vì sự phát triển" tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 9/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận được đề nghị bình luận về việc tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (PCI) năm 2014, cho thấy Việt Nam được 31/100 điểm, xếp thứ 119/175 quốc gia và vũng lãnh thổ và xếp thứ 18 trên tổng số 28 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam, theo đó, không thay đổi trong 3 năm liên tiếp (2012- 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong 3 năm là phù hợp với tình hình thực tế.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhận câu hỏi, trong thời gian 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, ông có kế hoạch gì cụ thể để có thể thay đổi, cải thiện thứ hạng đã "dậm chân" suốt thời gian qua của Việt Nam?
Nhận định cách đặt vấn đề hoàn toàn chính đáng, phù hợp, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh giải thích, có nhiều công cụ khác nhau để đánh giá tình hình, kết quả của công tác phòng chống tham nhũng cũng như có nhiều cơ quan tổ chức khác nhau tham gia đánh giá về việc này.
"Đánh giá về tình hình tham nhũng tại Việt Nam của TI không tăng, không giảm trong 3 năm qua là phù hợp với đánh giá của chính Việt Nam, nghĩa là thực tế tham nhũng chưa được cải thiện, vẫn còn nghiêm trọng trong khu vực công, chúng ta cần nỗ lực hơn, cần nhiều giải pháp phòng ngừa hơn nữa. Vậy nên chúng ta chưa hài lòng với kết quả này" - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trả lời.
Chia sẻ thêm quan điểm về vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phân tích, hiện có nhiều chỉ số để phản ánh tình hình tham nhũng và kết quả công cuộc chống tham nhũng của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng có nhiều chỉ số được xây dựng như Papi - chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh, PCI - chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, có nội dung đánh giá về tình hình tham nhũng và kết quả chống tham nhũng hàng năm...
Việc Việt Nam đạt 31/100 điểm - số điểm không thay đổi trong 3 năm qua, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, ngay khi chỉ số này vừa được công bố, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc đến việc này.
Ông Lượng cũng xác nhận, chỉ số cảm nhận tham nhũng này phù hợp với đánh giá của Việt Nam, nhà nước đã cố gắng "làm mạnh", "chống mạnh" và có những lĩnh vực đã có chuyển biến rõ rệt nhưng nhìn chung, người dân vẫn rất bức xúc về thực trạng tham nhũng, tham nhũng vẫn gây nhiều thiệt hại lớn cho xã hội, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giải thích thêm, về mặt kỹ thuật, nếu mỗi quốc gia có thay đổi 3 điểm có nghĩa là tình hình tham nhũng có sự thay đổi lớn. Ông Lượng so sánh điểm số của Trung Quốc trên bảng xếp hạng này: Năm 2013, quốc gia này đạt 40 điểm nhưng năm nay bị tụt 4 điểm, chỉ còn 36 điểm. Điều đó có nghĩa Trung Quốc bị đánh giá là tình hình tham nhũng đang tăng lên trong khi cuộc chiến với quốc nạn của nước này đang được đẩy rất mạnh.
So với các nước đã nỗ lực nhiều mà vẫn tụt hạng như vậy, ông Lượng cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần cố gắng nhiều hơn nữa, sử dụng nhiều diễn đàn, công cụ để việc ngăn ngừa tham nhũng hiệu quả hơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Thu hồi nhà đất của ông Trần Văn Truyền: Cựu Tổng Thanh tra CP lấy tiền đâu xây nhà? "Hành động của Ủy ban Kiểm tra TƯ phần nào đáp ứng niềm tin của nhân dân. Bước tiếp theo của sự việc là phải xác định rõ ông Truyền lấy đâu ra tiền để mua, xây dựng những ngôi nhà đó", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo nói. Ngày 24/11, bên hành lang Quốc hội, đại...