Chiến đấu cơ Mỹ-Trung vờn nhau nguy hiểm trên không
Nguồn tin trên trang mạng Đài Loan cho biết, hàng chục chiến đấu cơ Mỹ, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã có cuộc “chạm trán trên không” ở khu vực eo biển Bashi ngày 12.9.
Máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30MKK Trung Quốc (trái) và chiếc F-16 của Đài Loan.
Theo Up Media (Đài Loan), 7 giờ sáng ngày 12.9, radar quân sự Đài Loan phát hiện phi đội 10 máy bay Trung Quốc cất cánh từ căn cứ ở tỉnh Quảng Đông. Ban đầu, phi đội này được cho là tham gia cuộc tập trận trung Joint Sea 2016 giữa Trung Quốc và Nga ở ngoài khơi Trạm Giang. Tuy nhiên, các máy bay này không bay theo hướng nam mà bay ra phía đông, đến eo biển Bashi.
Ngay lập tức, các chiến đấu cơ đa năng tự sản xuất F-CK-1 và chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan cất cánh, giám sát máy bay Trung Quốc.
Theo ghi nhận của máy bay Đài Loan, phi đội máy bay Trung Quốc bao gồm Su-30MKK, tiêm kích J-11B hộ tống máy bay ném bom chiến lược H-6 và H-6K, máy bay trinh sát điện tử, máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay tiếp nhiên liệu IL-78.
Đây là lực lượng chiến đấu cơ, máy bay ném bom đáng gờm của không quân Trung Quốc nên Đài Loan tiếp tục điều thêm chiến đấu cơ F-16 theo sát.
Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan.
Up Media nhận định, việc Trung Quốc điều phi đội 10 máy bay bao gồm cả tiêm kích, chiến đấu cơ, máy bay ném bom chiến lược tới eo biển Bashi là diễn biến đáng lo ngại.
Ở thời điểm đó, tàu khu trục tên lửa USS Spruance (DDG-111) của hải quân Mỹ đang trên đường trở về căn cứ Nhật Bản sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Phát hiện các máy bay Trung Quốc, tàu USS Spruance đánh tín hiệu yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp trên không. Quân đội Mỹ ngay lập tức điều 8 chiến đấu cơ F-15 và 2 máy bay trinh sát RC-135 đến chi viện gần khu vực ngoài khơi đảo Lan Tự (Orchid).
Tổng cộng, có 16 chiếc F-16 và F-CK-1 của Đài Loan đã cất cánh làm nhiệm vụ giám sát phi đội máy bay Trung Quốc.
Video đang HOT
Ttàu khu trục tên lửa USS Spruance của Mỹ.
Lúc 7 giờ 25 phút, khi máy bay cảnh báo sớm KJ-200 phát hiện chiến đấu cơ Mỹ, các máy bay Su-30MKK Trung Quốc ngay lập tức áp sát để cảnh giới. Máy bay Mỹ và Trung Quốc sau đó liên tục thực hiện các động tác vờn nhau để chiếm độ cao còn chiến đấu cơ Đài Loan đứng ở ngoài quan sát, không can thiệp.
Sau sự cố này, các máy bay Mỹ không có phản ứng nào khác còn máy bay Trung Quốc cũng rời khỏi khu vực. “Cuộc chạm trán nguy hiểm trên không” chấm dứt khi máy bay trinh sát hai bên lần lượt rẽ sang hai hướng khác nhau.
Trưa cùng ngày, không quân Trung Quốc thông báo, một biên đội oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và tiếp liệu của nước này đã bay qua eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines để tiến hành tập trận ở tây Thái Bình Dương.
Tên lửa hành trình AKD-20 được cho là có sức mạnh ngang Tomahawk của Mỹ.
Phát ngôn viên không quân Trung Quốc cũng tuyên bố, đây là lần đầu tiên máy bay ném bom chiến lược H-6K được trang bị tên lửa hành trình AKD-20 đến khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo Up Media, đây được coi là hành động nhằm răn đe tàu sân bay Mỹ.
Lực lượng không quân Đài Loan sau đó phát đi thông điệp khẳng định, các máy bay Trung Quốc không đi vào không phận vùng lãnh thổ này.
“Việc điều máy bay chiến đấu cất cánh tham gia giám sát hoạt động trên không là điều bình thường, để xử lý các tình huống khẩn cấp nếu cần thiết”, tuyên bố từ lực lượng không quân Đài Loan cho biết và kêu gọi mọi người bình tĩnh.
Theo Đăng Nguyễn – Up Media (Dân Việt)
5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu
Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu Viện Lexington, Loren Thompson mới đây đã đưa ra nhận định trên tạp chí Forbes rằng, quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Hơn một nửa số tân binh gia nhập quân đội Mỹ chưa từng biết sử dụng súng.
Theo chuyên gia Mỹ, cuộc chiến tranh giả định với Nga sẽ gắn liền với sự di chuyển nhanh của bộ binh trên không gian rộng lớn. Quân đội Mỹ chủ yếu sẽ đảm nhiệm tác chiến cho NATO bởi Mỹ đóng góp hơn hai phần ba nguồn lực của khối.
Thất bại trong cuộc xung đột này sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân địa chính trị ở châu Âu và giảm ảnh hưởng của Mỹ đến mức tối thiểu kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khả năng thất bại là "kết quả nhãn tiền", ông Thompson phân tích.
Ông Thompson cho rằng, Mỹ đã có những tính toán sai lầm chiến lược trong hai đời Tổng thống George W. Bush và Barack Obama. Ông Bush đã rút phần lớn đơn vị quân đội với vũ khí hạng nặng khỏi châu Âu trong khi ông Obama đã quá tập trung vào chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương.
Quân đội Mỹ cũng đang thiếu ngân sách trầm trọng, đặc biệt nếu so sánh với các chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga, ông Thompson phân tích. Hàng năm, các lực lượng vũ trang Mỹ nhận được 22 tỷ USD từ ngân sách liên bang để trang bị vũ khí mới, trong khi Nga khởi động chương trình tái vũ trang trong 10 năm lên tới 700 tỷ USD, phần lớn kinh phí sẽ được dùng để phát triển bộ binh và không quân.
Dưới đây là 5 lý do vì sao quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến ở châu Âu:
Nga có lợi thế về địa lý
Xe bọc thép Stryker của quân đội Mỹ.
Xung đột nếu xảy ra nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Đông Á, nơi mà quân đội Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để đưa vũ khí hạng nặng đến mặt trân. Khu vực này được bao bọc bởi biển, và chỉ có thể thâm nhập vào đó qua các giao điểm hẹp mà Nga sẽ có thể dễ dàng kiểm soát.
Moscow hoàn toàn có thể âm thầm tập trung binh lực từ biên giới mà lực lượng Mỹ khó có thể kịp phát hiện. Nói cách khác, quân đội Nga hoàn toàn có thể tấn công chớp nhoáng, đạt được mục tiêu trước khi lực lượng Mỹ xuất hiện.
Quân đội Mỹ chưa sẵn sàng
Tại châu Âu, Mỹ chỉ còn hai lữ đoàn cố định, một đơn vị lính dù và một trung đoàn được trang bị xe bọc thép Stryker. Nếu như không kịp tăng cường vũ khí và năng lực phòng vệ cho các xe bọc thép Skyker, Nga sẽ dễ dàng đánh tan đội quân này.
Chính quyền Obama mới đây đã quyết định bố trí một lữ đoàn luân phiên thứ ba cùng với việc điều 1.000 quân đến ba quốc gia vùng Baltic và Ba Lan. Tuy nhiên, sau 15 năm chiến đấu với những kẻ thù như Taliban, quân đội Mỹ đang thiếu thốn trầm trọng vũ khí phòng không, vũ khí tác chiến điện tử, hỏa lực chính xác và các phương tiện được bảo vệ. Quân đội Mỹ không thể cân bằng sức mạnh với lực lượng Nga, ông Thompson nhận định.
Phần lớn lực lượng Mỹ không thể tham chiến
Nga có các căn cứ quân sự tại Kaliningrad ở biển Baltic và thành phố Sevastopol ở Biển Đen, hạn chế khả năng xâm nhập của các tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, tên lửa phòng không tối tân của Nga như S-400 luôn sẵn sàng loại bỏ các mối đe dọa từ khoảng cách 400 km. Chính quyền Obama không sẵn sàng để thử lửa những chiến đấu cơ F-35 trong điều kiện tác chiến rủi ro như vậy, ông Thompson phân tích.
Đồng minh NATO do dự
Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga.
Nếu xét về số lượng, NATO có ưu thế hơn quân đội Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Thompson cho rằng không phải đồng minh NATO nào cũng sẵn sàng hỗ trợ nếu chiến tranh xảy ra ở vùng Baltic hay Ukraine.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy sự miễn cưỡng của châu Âu trong việc bảo vệ các nước Đông Âu. Với việc Anh đang chuẩn bị các bước cần thiết để rời Liên minh châu Âu, một cuộc chiến tranh thực sự nếu xảy ra sẽ rất khác so với khi huấn luyện.
Washington không muốn leo thang căng thẳng
Điều khiến quân đội Mỹ gặp khó trong cuộc chiến tranh giả định ở châu Âu là việc Washington không sãn sàng tấn công căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nga. Bởi nếu xung đột căng thẳng đến mức đỉnh điểm, Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Học thuyết quân sự Nga đề cập đến đòn tấn công hạt nhân phủ đầu trong trường hợp lợi ích quốc gia Nga bị đe dọa, thậm chí là để giải quyết cuộc chiến phi hạt nhân nếu vượt khỏi tầm kiểm soát. Không một ai trong NATO có thể biết đâu là giới hạn mà Moscow có thể viện tới vũ khí hạt nhân. Những hạn chế áp đặt vào chiến thuật của quân đội sẽ dẫn đến thất bại, ông Thompson kết luận.
Theo Đăng Nguyễn - Forbes (Dân Việt)
IS nói bắn rơi chiến đấu cơ Syria, phi công thiệt mạng Một máy bay của chính phủ Syria được cho là đã bị nhóm khủng bố IS bắn rơi ở TP Deir Ezzor, miền Đông đất nước vào ngày 18-9. Theo i24 News, bộ phận truyền thông của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Amaq ngày 18-9 tuyên bố các tay súng của IS đã bắn rơi một máy bay của...