Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thay đổi cuộc chơi?
Trung Quốc đang trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của riêng mình nhằm cạnh tranh với chiến đấu cơ đa năng F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.
Mặc dù Trung Quốc rất bí mật về chi tiết các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay thế hệ thứ 5, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, loại máy bay này có thể thay đổi cuộc chơi trong môi trường an ninh mong manh ở Đông Á.
Máy bay Chengdu J-20 của Trung Quốc gần đây đã trải qua vòng lên nguyên mẫu thứ 4. Hôm 26/7, phiên bản mới nhất của nó đã bay trong vòng 2 giờ trước khi hạ cánh thành công.
Thông tin về J-20 rất ít, nhưng nguồn tin từ một chính phủ tại châu Á xin được giấu tên nói với IHS Jane’s – một trang tin chuyên về lĩnh vực quân sự, an ninh và quốc phòng – rằng việc nâng cấp 20 chiếc J-20 có thể đã được Trung Quốc thực hiện trong thập kỷ qua.
Máy bay thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc.
J-20 đã được phát triển nhanh chóng từ nguyên mẫu tài liệu đầu tiên của nó vào năm 2011 Mỗi mẫu tiếp theo có một số cải tiến thiết kế giúp máy bay tránh bị radar đối phương phát hiện. Những thay đổi này bao gồm kích thước cánh của máy bay và điều chỉnh các cửa hút không khí để tối đa hóa khả năng tàng hình.
Rất có thể Trung Quốc cũng đang tích hợp cho J-20 một radar quét điện tử chủ động (AESA) trong mũi máy bay. AESA là hệ thống có khả năng phát sóng mạnh ở một loạt các tần số cho phép máy bay có thể tàng hình tốt khi hoạt động. Và việc sử dụng AESA trong mũi của J-20 đánh dấu một sự tương đồng nổi bật với thiết kế của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Mỹ.
Các điểm tương đồng giữa F-35, F-22 và J-20 có khả năng không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chuyên gia hàng không Carlo Kopp lưu ý rằng Trung Quốc bắt chước các mô hình cơ bản và thiết kế khung của máy bay hiện có để tăng tốc độ phát triển đồng thời giảm thiểu nguy cơ thất bại về mặt kỹ thuật đầy tốn kém.
“Bằng cách khéo léo khai thác các quy tắc thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại do Mỹ phát triển, các kỹ sư của Trung Quốc tại Thành Đô có thể đã nhanh chóng có được một thiết kế cơ bản trong khi giảm thiểu những rủi ro và chi phí, đồng thời tăng đáng kể khả năng tàng hình”, ông Kopp cho biết.
Như vậy, nếu khai thác các lợi thế trên một cách hiệu quả, J-20 có thể đạt được khả năng tàng hình ngang, thậm chí còn hơn cả F-35. Khả năng tàng hình này có thể đặt tất cả các khu vực ở Đông Á vào vùng nguy hiểm- các hệ thống phòng không được tích hợp trong khu vực dựa chủ yếu vào các loại radar mà có lẽ không có khả năng phát hiện J-20.
Trung Quốc có thể sẽ không thừa nhận về khả năng tấn công vượt trội của loại máy bay này trong một khu vực mà căng thẳng đang gia tăng. Chi tiết chính xác về nhiên liệu và tầm bay của J-20 vẫn chưa được tiết lộ, nhưng ước tính nó có thể bay trong phạm vi khoảng 1.800 km, đặt các sân bay của Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines trong tầm với của Trung Quốc. Ngoài ra, J-20 cũng có thể giúp Trung Quốc giành được lợi thế trong các hoạt động giám sát.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được cho là còn một chặng đường dài ở phía trước để phát triển một động cơ bản địa cho máy bay. Theo ông Reuben F. Johnson, một nhà phân tích hàng không vũ trụ quân sự về Nga và Trung Quốc, trước khi tự chế tạo được động cơ máy bay, Trung Quốc có thể sử dụng động cơ nhập khẩu từ Nga.
Cuối cùng, chất lượng tổng thể của một chiếc máy bay mới là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nó. David Cenciotti, một chuyên gia hàng không quân sự và người sáng lập trang tin Aviationist cho biết: “Chúng tôi không biết nhiều về [J-20], nhưng có thể nói rằng vấn đề ở đây không phải là công nghệ, trang bị vũ khí hay thiết bị trên máy bay. Về mặt lý thuyết, J-20 có thể sánh ngang với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của phương Tây trong một cuộc đối đầu, nhưng một cuộc chiến thực tế với sự tham gia của các thủ tục kiểm soát lượng khí thải và cảnh báo sớm trên không sẽ là rất khác nhau”.
Và, như ông Cenciotti cảnh báo, huấn luyện và hậu cần có thể là yếu tố quan trọng nhất. Nếu Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này thì họ sẽ có một máy bay chiến đấu có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại của các đối thủ và thậm chí còn phù hợp hơn so với chi phí cả nghìn tỷ USD của dự án F-35.
Theo Tin Tức
"J-20 Trung Quốc sẽ chỉ mất 10 giây để bay vào không phận Nhật Bản"
Một tạp chí Nhật dự đoán, hàng không mẫu hạm TQ trong tương lai sẽ có khả năng vượt qua quần đảo Okinawa và triển khai tại khu vực biển quốc tế gần quần đảo Izu.
Trang mạng Sina (Trung Quốc) cho hay, kể từ khi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được đưa vào sử dụng thì những câu hỏi đặt ra về "một hàng không mẫu hạm nội địa" chưa vao giờ dứt. Với chuyến thăm Trung Quốc và lên tàu Liêu Ninh gần đây của Tư lệnh Hải quân Mỹ - Đô đốc Jonathan W.Greenert, những tranh luận liên quan tới tàu sân bay do Trung Quốc tự sản xuất một lần nữa lại trở thành tiêu điểm của truyền thông quốc tế.
"Hàng không mẫu hạm nội địa" bao giờ xuất hiện?
Theo tạp chí quốc phòng Kanwa (trụ sở tại Canada), thiết kế tổng thể của hàng không mẫu hạm nội địa đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị bước vào giai đoạn đóng băng. "Đóng băng bản thiết kế" là giai đoạn được hiểu là bản vẽ thiết kế trên giấy đã hoàn thành và không cần điều chỉnh nhiều về kỹ thuật. Sau khi "đóng băng", bản thiết kế sẽ được giao cho công xưởng chế tạo. Như vậy cũng có nghĩa, thời gian biểu chế tạo tàu sân bay mới của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn đếm ngược.
Một mô hình tàu sân bay tương lai Trung Quốc do dân mạng tự chế
Báo chí Mỹ phân tích những ảnh vệ tinh công bố gần đây cho biết, tại một nhà máy đóng tàu Thượng Hải xuất hiện một chiếc tàu "được cho là tàu sân bay" đang được chế tạo. Đô Đốc Jonathan W.Greenert sau chuyến thăm Trung Quốc cũng cho hay, nước này đang đóng tàu sân bay thứ 2 và sẽ được triển khai trong tương lai gần. "Hiện Trung Quốc có duy nhất tàu sân bay Liêu Ninh vẫn trong quá trình phát triển. Họ sẽ đóng 1 tàu sân bay khác, tốc độ sẽ tương đối nhanh".
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng mấy tàu sân bay?
Bài viết trên Kanwa chỉ ra: "Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng lực lượng hải quân viễn dương. Đến năm 2020 Hải quân nước này sẽ có tàu sân bay Liêu Ninh, 2 tàu sân bay sản xuất trong nước cùng hơn 120 tàu nổi và tàu ngầm. Mục đích chủ yếu là hỗ trợ mạnh mẽ cho Bắc Kinh đối với yêu cầu chủ quyền tại khu vực biển Tây Thái Bình Dương giàu tài nguyên dầu khí, bảo vệ tuyến giao thông trên biển mà hoạt động xuất nhập khẩu của nước này phụ thuộc".
Trung Quốc xây dựng lực lượng tàu sân bay với mục đích vươn lên thành cường quốc hải quân. (Trong ảnh: Biên đội tàu sân bay tương lai Trung Quốc do dân mạng tự chế)
Ông Fisher, chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế thuộc Kho lưu trữ tư liệu Washington đánh giá, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu 4-5 tàu sân bay, đồng thời vẫn tiếp tục đóng tàu mới. Đỉnh cao tham vọng của quốc gia này là sở hữu 10 chiếc hàng không mẫu hạm trong vài chục năm tới.
Vẫn còn thua kém so với Mỹ
Ông Jonathan W.Greenert đánh giá lực lượng mẫu hạm mà Trung Quốc đang sản xuất vẫn còn khoảng cách lớn so với Mỹ. Hiện Mỹ sở hữu một tàu sân bay cho phép 100 máy bay cất/hạ cánh, trong khi đó tàu Liêu Ninh chỉ có thể mang được 10 máy bay. Trước khi có thể sử dụng thành công tàu sân bay để triển khai hành động quân sự, ông Greenert cho rằng PLA "còn nhiều công việc phải hoàn thành". Tuy nhiên, đánh giá về tốc độ phát triển tàu sân bay của Trung Quốc, ông cho rằng nước nay "đang có những bước nhảy vọt".
Thử nghiệm hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh
Đối với thiết kế mẫu hạm quốc sản của Trung Quốc, ông Jonathan W. Greenert suy đoán "tàu sân bay mới sẽ sử dụng đường băng trượt giống như tàu Liêu Ninh. Ngoài ra, cả 2 tàu cũng có lượng giãn nước tương đương, khoảng 65.000-70.000 tấn".
Tờ The Straits Times đưa tin, Hải quân Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay "cấp độ mới" với thiết kế chiều dài 320m, lượng giãn nước 85.000 tấn. Được biết tàu sân bay Liêu Ninh dài 300m, lượng giãn nước là 67.000 tấn.
Kanwa phân tích, Trung Quốc đã có được bản vẽ thiết kế chế tạo tàu sân bay hạt nhân thời Liên Xô từ phía Ukraine. Tạp chí này nhận định trong tương lai, tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc rất có thể sử dụng động cơ hạt nhân.
Đối với trang bị khí tài trên tàu sân bay, tờ The Straits Times cho rằng, tàu sân bay nội địa của Trung Quốc sẽ mang được một trung đoàn hỗn hợp 50 chiến đấu cơ gồm J-15B cùng các mẫu máy bay chiến đấu khác. Các mẫu máy bay có thể kết hợp cùng J-15B là K-31 hoặc trực thăng Z-8.
J-15 hiện vẫn là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay của Trung Quốc
The Straits Times đánh giá, trong tương lai, tàu sân bay của Trung Quốc thậm chí còn có khả năng tấn công tàng hình. Báo này viết "hàng không mẫu hạm mới sẽ mang được 25-27 máy bay tàng hình J-20. Mẫu J-20 được dự đoán là sẽ thay thế J-15B trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay thế hệ mới.
Một bài phân tích trên trang mạng Strategy Page (Mỹ) đề cập đến công tác huấn luyện phi công của Trung Quốc. Trang này viết, "Trung Quốc đang lấy chương trình huấn luyện phi hành gia làm nền tảng, tiến hành chương trình tuyển chọn và huấn luyện phi công máy bay trên tàu sân bay. Đối tượng tuyển chọn có thể bao gồm cả học sinh cấp 3, với mục đích sau khi tốt nghiệp có thể bắt đầu ngay chương trình huấn luyện gian khổ".
Bành trướng thực lực Hải quân Trung Quốc
"Tàu sân bay là tiêu chí của một hải quân nước lớn", bài viết "Tàu sân bay thể hiện tham vọng Hải quân Trung Quốc" của hãng tin AFP (Pháp) đã phân tích mục tiêu của Trung Quốc là vượt qua Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản và xa hơn là sánh vai cùng hải quân Mỹ. AFP nhận định trong vài chục năm tới, Trung Quốc sẽ phải chi ra hàng chục tỷ USD để xây dựng lực lượng tàu sân bay chiến đấu của mình.
James Hardy và Lee Willett, các chuyên gia nghiên cứu của tạp chí Jane's Defence Weekly(Anh), phân tích PLA cũng ý thức được "ý nghĩa tượng trưng quan trọng của thực lực tàu sân bay đối với việc giành được vị thế toàn cầu". Hai ông này cho rằng, từ trung và dài hạn có thể thấy Trung Quốc sẽ cần "tăng cường sự hiện diện trên toàn thế giới", để bảo đảm và bảo vệ lợi ích của nước đối với các nguồn tài nguyên, thị trường cũng như các tuyến hàng hải. "Vì vậy cần có sự hiện diện rộng rãi của Hải quân".
Tờ Maeil Business Newspaper của Hàn Quốc đưa tin, gần đây Trung Quốc tổ chức rất nhiều hoạt động kỷ niệm trận hải chiến Giáp Ngọ 1894, trận đánh mà hải quân triều Thanh đã thảm bại trước hải quân Nhật Bản, với khẩu hiệu "không quên mối nhục quốc gia". Hiện nay công tác kiến thiết Hải quân ngày càng được chú trọng hơn. Theo Maeil, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng và mục tiêu đầu tiên chính là chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này cáo buộc "Nhật Bản cướp đi".
Trong tương lai, máy bay tàng hình J-20 có thể là mẫu chiến đấu cơ chủ lực trên tàu sân bay Trung Quốc
Truyền thông Nhật Bản tỏ ra vô cùng lo ngại trước việc Trung Quốc tăng tốc cải tạo và đóng hàng không mẫu hạm. Tạp chí Nghiên Cứu Quân Sự của Nhật từng "vẽ ra" viễn cảnh chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay, đột kích hệ thống phòng không của nước này. Trong mô tả của tạp chí này, khi máy bay chiến đấu "không rõ quốc tịch" tiếp cận vùng định dạng phòng không của Nhật ở khoảng cách 161km thì radar và máy bay bảo vệ của Lực lượng tự vệ sẽ ngăn chặn. Tuy nhiên bài viết cũng đánh giá, hệ thống cảnh giới trên không này khó có thể đối đầu với chiến đấu cơ trên tàu sân bay địch.
Tờ Nghiên Cứu Quân Sự cũng dự đoán, hàng không mẫu hạm của PLA trong tương lai sẽ có khả năng vượt qua quần đảo Okinawa và triển khai lực lượng tại khu vực biển quốc tế gần quần đảo Izu. Tạp chí này quan ngại, chiến đấu cơ J-20 sẽ chỉ mất hơn 10 giây để bay vào không phận Nhật Bản, đe dọa nghiêm trọng hệ thống phòng không hiện tại của Nhật. Thậm chí J-20 có tính năng tàng hình và sức chiến đấu được đánh giá khá cao. Tạp chí Nghiên Cứu Quân Sự kết luận, Nhật Bản buộc phải tiến hành cải cách hệ thống phòng không của mình nếu không muốn "thua thảm" trong tương lai.
Theo Tri Thức
Trung Quốc thử nghiệm thành công thế hệ mới của J-20 Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 27/7 cho hay, nước này đã thử nghiệm thành công thứ hệ thứ năm, tức thế hệ mới nhất của chiến đấu cơ thàng hình J-20. Hình ảnh máy bay J-20 số hiệu 2012 cất cánh bay thử nghiệm Tờ báo của Trung Quốc cho biết chiến đấu cơ J-20 thế hệ thứ năm...