Chiến đấu cơ Harrier của Mỹ rơi ở Nhật
Một chiến đấu cơ AV-8B Harrier của Mỹ đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa của Nhật hôm 22.9. Phi công đã thoát ra ngoài và được giải cứu an toàn.
Thông thường AV-8B Harrier chỉ dành cho một phi công, nhưng phiên bản luyện tập thì có đến 2 ghế
Chiếc AV-8B Harrier của Thủy quân lục chiến Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa sáng 22.9 và rơi chỉ cách mũi Hedo Cape thuộc đảo này chừng 150 km. Phi công đã thoát ra khỏi máy bay trước khi nó rơi xuống biển và đã được đội cứu hộ của Không quân Mỹ giải cứu an toàn.
Chưa rõ nguyên nhân gây ra sự cố này.
Hãng truyền thông CNN đưa tin AV-8B Harrier là máy bay chỉ dành cho một người, nhưng phiên bản dùng trong huấn luyện thì có đến 2 ghế. Không quân Mỹ cho biết chiếc máy bay bị rơi chỉ có 1 phi công.
Video đang HOT
Người dân Okinawa biểu tình chống lại việc đặt các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo này.
AV-8B Harrier là loại chiến đấu cơ có thể cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, Mỹ sản xuất theo nhượng quyền của Anh từ những năm 1980 và còn sản xuất đến năm 2003. Các máy bay này dự kiến còn bay tới năm 2025. Hiện Thuỷ quân lục chiến Mỹ đang dần thay thế Harrier bằng loại F-35B hiện đại hơn.
Được biết Okinawa là nơi có sự hiện diện của đông đảo lính Mỹ. Các căn cứ quân sự Mỹ ở đây thường xuyên là đề tài chỉ trích của người dân địa phương. Mới hồi tháng 6 vừa qua, hùng chục ngàn người dân Okinawa đã xuống đường đòi chấm dứt việc cho lính Mỹ đóng quân ở đây.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale của Pháp
Hợp đồng mua số lượng lớn chiến đấu cơ Rafale của Pháp giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh các phi đội đang dần lạc hậu, cải thiện đáng kể năng lực quốc phòng.
Một chiếc tiêm kích Rafale cất cánh từ tàu sân bay. Ảnh: AVN
Ấn Độ hôm qua đã ký với Pháp một hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale trị giá 8,7 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ kế hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân do Thủ tướng Narendra Modi đề ra, theoReuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean - Yves Le Drian đã ký kết hợp đồng với người đồng cấp Ấn Độ, Manohar Parrikar ở New Delhi, kết thúc 18 tháng đàm phán về các điều khoản thương vụ.
Bộ trưởng Parrikar cho biết thỏa thuận trị giá 8.7 tỷ USD này sẽ "cải thiện đáng kể năng lực tấn công và phòng thủ của Ấn Độ".
Rafale là loại chiến đấu cơ đa nhiệm vụ do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất, được coi là một trong những chiếc tiêm kích thế hệ 4 tốt nhất hiện nay. Tiêm kích này có thể mang theo 9.500 kg vũ khí, đạt tốc độ bay 2.250 km/h, tầm hoạt động 1.800 km, có khả năng tấn công không đối không và không đối đất chính xác.
Các quan chức không quân Ấn Độ nhiều năm qua đã cảnh báo lỗ hổng năng lực lớn so với các đối thủ như Trung Quốc và Pakistan, do thiếu các máy bay hiện đại để thay thế cho phi đội tiêm kích, phần lớn là máy bay của Nga, đang dần trở nên lạc hậu.
Không quân Ấn Độ hiện chỉ có 33 phi đội tiêm kích, trong khi họ cần tới 45 phi đội để có thể đáp ứng các nhu cầu an ninh. Năm 2012, Ấn Độ từng ngỏ ý muốn mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp, nhưng các cuộc đàm phán đổ bể sau đó.
Thủ tướng Modi hồi tháng 4/2015 đã can thiệp để thống nhất mua 36 chiếc Rafale, nhằm nâng cao năng lực không quân trong ngắn hạn trong khi cân nhắc các biện pháp cải tổ cơ bản hơn.
Đợt bàn giao chiến đấu cơ Rafale đầu tiên cho Ấn Độ dự kiến diễn ra trong năm 2019 và bản hợp đồng sẽ được thực hiện trong 6 năm.
Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, dù Thủ tướng Modi cam kết thúc đẩy ngành sản xuất vũ khí trong nước. Các công ty quốc phòng nước ngoài coi Ấn Độ là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong bối cảnh các nước phương Tây cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Duy Sơn
Theo VNE
"Đọ sức" máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ Tạp chí National Interest mới đây đã đăng tải bài viết phân tích các đặc tính của ba loại máy bay quân sự nổi tiếng của Mỹ là F-35, F15 và F-16 trong tương quan so sánh với tiêm kích uy lực Su-35 của Nga nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này. Su-35...