Chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai gần đây trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn giới trẻ bởi công trình kiến trúc đồ sộ tráng lệ nằm trong lòng làng quê yên ả ở tỉnh Nam Định.
Ít ai biết đây là một trong 4 Tiểu Vương cung Thánh đường danh tiếng của Việt Nam, nơi hằng năm đón lễ Giáng sinh với đầy đủ các nghi thức phụng vụ.
Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai uy nghi tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ảnh: TTH
Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai nguyên gốc là Đền Thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Phú Nhai và thường được gọi với cái tên giản dị là Nhà thờ Phú Nhai hiện ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Ban đầu, nhà thờ có kiến trúc Á Đông và từng bị cơn bão biển tàn phá năm 1929, qua nhiều lần tu sửa công trình này cho đến nay đậm chất Công giáo Roma và được Tòa Thánh Vatican kí sắc lệnh vinh danh danh hiệu Tiểu Vương cung Thánh đường năm 2008. Danh hiệu này cũng khiến cho nhà thờ Phú Nhai thay đổi lại cơ cấu điều hành và các kỳ thánh lễ tại giáo đường cũng được tổ chức theo một nghi thức riêng dành cho các Tiểu Vương cung Thánh đường.
Trên thế giới hiện có 4 Đại Vương cung Thánh đường và 1.575 Tiểu Vương cung Thánh đường là các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân. Việt Nam có 4 ngôi nhà thờ được vinh danh danh hiệu Tiểu vương cung thánh đường bao gồm: Nhà thờ Sở Kiện, Nhà thờ Phú Nhai, Nhà thờ La Vang, Nhà thờ chính tòa Sài Gòn.
Xuất hiện rất sớm chỉ 10 năm sau khi thành lập giáo phận Bùi Chu và trải qua chừng đó năm thăng trầm cùng lịch sử Công giáo Việt Nam, nhà thờ Phú Nhai hoàn toàn xứng đáng đứng trong hàng ngũ những Tiểu Vương cung Thánh đường trên thế giới và có phần bề thế, uy nghi hơn rất nhiều các nhà thờ khác.
Bên trong Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai. Ảnh: TTH
Thuộc giáo phận Bùi Chu có lịch sử lâu đời nhưng nhà thờ Phú Nhai không phải là một nhà thờ chính tòa. Điều khiến ngôi nhà thờ này nổi tiếng nằm ở lịch sử hình thành và sức ảnh hưởng tới giáo phận cũng như cộng đồng tôn giáo bằng những trang biến thiên, thăng trầm của sự phát triển, thực hành tôn giáo trên mảnh đất đồng bằng phù sa cổ ven biển trải dài qua Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Nhà thờ Phú Nhai được xây dựng ở trung tâm làng Phú Nhai. Công trình hình thành sau khi tính toán chu vi ngôi làng hình tròn, tâm là nhà thờ và tỏa rộng ra xung quanh là khu dân cư. Bên ngoài chu vi hình tròn đồng tâm là cánh đồng được tưới mát bằng 2 nhánh sông Thái Bình mang nặng phù sa chảy ra biển. Công trình tỉ mỉ từ khâu xây dựng tới kiến trúc, và vị trí được chọn để trở thành trái tim của vùng đất này.
Video đang HOT
Một nhánh đường xương cá dẫn vào nhà thờ ở trung tâm làng Phú Nhai. Ảnh: TTH
Được xây dựng lần đầu năm 1881, nhà thờ Phú Nhai trải qua 3 lần xây cất lại; 2 lần sau đó khánh thành vào năm 1923 và 1933. Đặc biệt là vào năm 1923, khi nhà thờ được xây dựng lại trở thành Đền Thánh Phú Nhai thì đây đã là cơ sở Công giáo lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Gần đây nhất, năm 1990, nhà thờ Phú Nhai được tu bổ lại, sơn phết màu xanh nhạt, tráng lệ như một tòa lâu đài Thánh.
Khuôn viên nhà thờ Phú Nhai rộng hơn 2 ngàn mét vuông, xung quanh là vườn Thánh. Lối đi thênh thang dẫn vào quảng trường và cửa chính giáo đường. Bên phải là Tượng Thánh Đa Minh (tên vị Thánh Tây Ban Nha Santo Domingo đã được Việt hóa) cao 17m có kèm theo con chó nhỏ dưới chân.
Do lịch sử hình thành, vùng Trà Lũ hiện nay là các xã Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung hiện vẫn duy trì các lễ hội văn hóa như hội hát chèo, hội vật dân tộc, bơi chải… tái hiện lịch sử khai hoang, lấn biển lập làng. 2 tôn giáo Phật giáo và Thiên Chúa giáo đồng hành cùng người dân, giao thoa và cùng bản địa hóa với đời sống. Thánh đường Phú Nhai không chỉ là một cơ sở thực hành tôn giáo, đó là biểu tượng của đời sống tinh thần phong phú, khao khát hòa bình, mong muốn ổn cư yên ấm với nếp sống hòa hợp tự nhiên của người dân vùng đồng bằng ven biển đồng bằng sông Hồng.
Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là một ngôi nhà thờ, mà còn là biểu tượng tinh thần phong phú, yêu thích hòa bình và đời sống yên ả của người dân đồng bằng sông Hồng. Ảnh: TTH
Các giáo dân có thể dự các nghi thức phụng vụ trang nghiêm và tận mắt nhìn thấy các vật dụng quý giá, riêng có của Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai chỉ xuất hiện khi làm lễ tại nhà thờ vào ngày lễ Giáng sinh.
Trang phục, lọng che, bàn thờ Thánh và nhiều chi tiết bài trí trong nhà thờ được chế tác riêng, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp tạo cho không gian giáo đường phía trong nhà thờ một vẻ lộng lẫy, hào nhoáng đến mức choáng ngợp. Một số vật dụng và tượng còn là báu vật riêng làm bằng vật liệu quý được các cha xứ mang từ châu Âu sang từ các thời kỳ trước được cộng đồng giáo dân lưu giữ đến ngày nay.
Bên trái vườn Thánh là Đài tưởng niệm 83 người tử đạo của giáo xứ Phú Nhai. Xung quanh nhà thờ có 14 tổ hợp tượng và phù điêu thể hiện 14 đàng Thánh giá. Bên dưới 2 tháp chuông uy nghi là tượng Đức Mẹ cùng các vị Thánh mà người theo đạo Thiên chúa giáo rất thờ kính. Bên trong tháp chuông là các quả chuông lớn mang từ Pháp sang và có những quả chuông mỗi năm chỉ được rung một lần vào dịp Lễ Giáng sinh. Đây là nét riêng của các Tiểu Vương cung Thánh đường.
Ba thánh đường nổi tiếng thế giới vì mất nhiều thế kỷ xây dựng
Các công trình tôn giáo được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic mất nhiều thời gian thi công.
Ba thánh đường nổi tiếng thế giới sau đây cũng trải qua nhiều thế kỷ mới xây xong.
Quá trình thi công Vương cung thánh đường Sagrada Familia tại Tây Ban Nha đã kéo dài 140 năm. Đây không phải chuyện hiếm, bởi thực tế, các công trình mang phong cách kiến trúc Gothic phải mất nhiều thế kỷ xây dựng.
Sự kiện thắp sao tòa tháp Đức Mẹ Đồng Trinh tại Sagrada Familia vào ngày 8/12/2021 là cột mốc quan trọng, đánh dấu 1 trong 18 tòa tháp của thánh đường được hoàn thiện.
Vương cung thánh đường Sagrada Familia.
Khởi công vào năm 1882, công trình nổi tiếng này dự kiến hoàn tất xây dựng vào năm 2026. Tuy vậy, mục tiêu này khó đạt được vì thiếu kinh phí.
Sagrada Familia từng bị tạm dừng thi công vào những năm 1930 bởi cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Bên cạnh vấn đề tài chính và lịch sử xã hội, sự phức tạp về thiết kế khiến cho việc thi công thánh đường này mất nhiều thời gian.
Ngoài Sagrada Familia, ba thánh đường có phong cách kiến trúc Gothic cũng mất nhiều thế kỷ để xây dựng.
Thánh đường Cologne
Thánh đường Cologne hiện là điểm tham quan nổi tiếng ở Đức. Công trình kiến trúc Gothic đồ sộ này mất hơn 600 năm để hoàn thành. Thời điểm bắt đầu xây dựng thánh đường này, kiến trúc Gothic rất phổ biến ở châu Âu. Cologne được kỳ vọng là công trình mang dấu ấn của cộng đồng Cơ đốc giáo.
Thánh đường Cologne mất 632 năm xây dựng (1248 - 1880).
Cologne được xây trên nền thánh đường theo phong cách La Mã. Trong khoảng 200 năm đầu tiên, quá trình thi công được đẩy nhanh. Tuy nhiên, công trình bị tạm ngưng vào thế kỷ 16 do thiếu kinh phí và nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc Gothic không còn hợp thời.
Đến thế kỷ 19, Thánh đường Cologne xây dựng trở lại và hoàn thành vào năm 1880. Khi đó, đây là công trình cao nhất thế giới với 2 tòa tháp cao hơn 157m.
Thánh đường St. Vitus
Một công trình kiến trúc Gothic phức tạp khác mang tính biểu tượng là Thánh đường St. Vitus ở Praha, Cộng hòa Séc. Công trình này mất gần 6 thế kỷ để xây dựng.
Tương tự như Cologne, địa điểm xây Thánh đường St. Vitus trước đây là một thánh đường kiến trúc La Mã cổ đại. Kiến trúc Gothic thịnh hành lúc bấy giờ đã được chọn để thay thế cho thánh đường cổ kính và đơn sơ này.
Thánh đường St. Vitus mất 585 năm xây dựng (1344 - 1929).
Quá trình xây dựng Thánh đường St. Vitus diễn ra suôn sẻ trong khoảng 70 năm đầu. Đến thế kỷ 15, công trình bị tạm ngưng vì cuộc chiến Hussite.
Dù có quy mô nhỏ hơn Cologne nhưng vì sự phức tạp về kiến trúc và thiếu kinh phí nên mới chỉ có một nửa Thánh đường St. Vitus hoàn thiện trước khi chiến tranh xảy ra.
Bên cạnh đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra vào năm 1541 tại công trình đã làm hư hỏng nghiêm trọng nhiều hạng mục thi công dở dang. Khi thánh đường được thi công trở lại vào thế kỷ 17, công trình có sự bổ sung của kiến trúc thời kỳ Phục hưng và kiến trúc Baroque.
Thánh đường Milan
Nói đến kiến trúc Gothic không thể không nhắc đến Thánh đường Milan nổi tiếng của nước Ý. Với 135 tòa tháp và hơn 3.300 bức tượng, công trình này có mặt tiền vô cùng phức tạp và ấn tượng.
Thánh đường Milan mất 579 năm xây dựng (1386 - 1965).
Thời gian xây Thánh đường Milan kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20 và quá trình thi công diễn ra liên tục. Thiết kế kiến trúc Gothic ban đầu đã được thay đổi vào thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, cả bên trong và bên ngoài thánh đường được điều chỉnh theo kiến trúc thời kỳ Phục hưng.
Bằng chứng cho sự thay đổi này là các cửa sổ có sự pha trộn giữa hai phong cách kiến trúc. Ngoài thay đổi kiến trúc, việc lựa chọn vật liệu cũng làm kéo dài thời gian thi công thánh đường này.
Số phận ly kỳ của ngôi nhà cổ tráng lệ nhất Kiên Giang Đã trải qua rất nhiều đổi thay lịch sử trong hơn 100 năm tồn tại, tòa dinh thự cổ này được coi là chứa đựng cả một thế kỷ thăng trầm của vùng đất Kiên Giang. Tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, TP Rạch Giá, Kiên Giang, tòa nhà Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang là một tòa dinh thự cổ mang...