Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tử thần đa sắc màu của vùng đất địa nhiệt kỳ bí
Miệng núi lửa Dallol được xem là một khu vực khá bất thường, ít được biết đến và hiếm người viếng thăm
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Khu vực quanh núi lửa Dallol ở Ethiopia là một nơi cực kỳ lạ lùng, không giống bất cứ đâu trên trái đất. Hơi độc clo kèm lưu huỳnh làm tắc nghẽn không khí. Trong khi đó, những đụn muối và sắt có hình hài như nấm khổng lồ bao phủ toàn bộ cảnh quan.
Cái tên Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là “hủy diệt” để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Video đang HOT
Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Từ xa nhìn lại, khung cảnh màu vàng rực rỡ, đẹp tựa thiên đường, cho ta cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nhưng thực tế, nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
Du khách có thể nhận thấy nhiều miệng núi lửa lấm tấm những lớp muối trắng cũng nằm trong khuôn viên núi lửa Dallol. Vùng đất xa xôi này có nhiệt độ trung bình hàng năm là 34 độ C. Nhìn thoáng qua Dallol trông rất giống với vùng suối nước nóng nổi tiếng của công viên Đá Vàng ở Mỹ nhưng diện tích của nó trải rộng hơn nhiều.
Không chỉ vậy, miệng núi lửa Dallol còn được bao quanh bởi một vùng nước mặn rất lớn, các mép rìa được tô điểm với những ụ hình nón và các khí của hóa chất tích tụ, đến một đỉnh điểm nào đó chúng sẽ vỡ và thoát ra ngoài, nhìn vào giống như vô vàn ống khói xinh đẹp.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn ở Đà Nẵng
Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được xây dựng từ trước năm 1904, bằng đá và được dùng chất liệu kết dính gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau.
Trải qua hơn 117 năm nhà thờ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Đây là một trong những nhà thờ cổ còn sót lại ở thành phố Đà Nẵng.
Những nét hoa văn trên các bộ cửa của nhà thờ phía sau vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù một phần các cánh cửa chính của nhà thờ đã bị hư hỏng theo thời gian, nhưng nhà thờ vẫn mang một vẻ đẹp cổ kính đặc biệt của một ngôi nhà thờ được xây từ đá.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát.
Kiến trúc cột gỗ bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn.
Những tác động của thời gian đã làm lộ ra những tảng đá được xếp chồng lên nhau và được kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng để dùng xây dựng nhà thờ.
Đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn đầy đủ của những buổi lễ thời xưa.
Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp đỉnh Mẫu Sơn - 'Nàng công chúa ngủ trong rừng' Với nhiều tiềm năng du lịch giống như Tam Đảo, Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt... nhưng nhiều năm qua, du lịch của Mẫu Sơn vẫn chỉ là Nàng công chúa ngủ trong rừng. Mẫu Sơn là vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, trải dài từ Đông sang Tây theo 3 xã Mẫu Sơn, Công Sơn thuộc huyện...