Chiêm ngưỡng những hình ảnh của Lâu đài Shuri hơn 500 năm tuổi ở Nhật trước khi bị cháy
Nằm ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa, lâu đài Shuri là một trong những toà lâu đài được xếp hạng Di sản thế giới.
Lâu đài Shuri được xây dựng khoảng vào thế kỉ thứ XII. Đám cháy xảy ra tại lâu đài Shuri, di sản thế giới của UNESCO (ở Okinawa) hôm thứ 5, lúc 2:40 sáng theo giờ Nhật Bản (tức 0h40 ngày 31/10-giờ Việt Nam)
Tòa lâu đài Shuri cũng khác hẳn với những tòa lâu đài thường thấy ở trong Nhật. Vương quốc Ryukyus nằm ở giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nên Ryukyus có nhiều nét khác với những vùng ở đất liền Nhật Bản, đặc biệt về mặt kiến trúc.
Nơi được nhiều du khách checkin khi tới nơi đây (ảnh sưu tầm)
Tòa lâu đài tọa lạc trên một diện tích khoảng 6 vạn mét vuông, được xây dựng bằng những bức tường đá cứng và có nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản quốc gia. Đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này lần đầu tiên, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ nửa cuối thế kỷ XII. Sau vài trăm năm nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyus vào đầu thế kỉ XV. Trong suốt 450 năm sau, lâu đài Shuri là Cung điện của Nhà Vua Ryukyus.
Bao quanh lâu đài là những bức tường bằng đá trải dài. Trong khi đó, tòa nhà trung tâm của lâu đài lại là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Okinawa. Tuy nhiên trong thời kì chiến tranh, tất cả những tòa lâu đài này, gồm cả những bức tường đá cũng đều bị phá hủy. Ngày nay, Kankai mon (cổng chính) và Shureimon (cổng thứ hai) đã được phục chế lại và khu vực này trở thành công viên lịch sử.
Ngày nay, khi du khách tới tham quan sẽ được bước vào quần thể lâu đài qua một loạt những cánh cổng ấn tượng, trong đó có Cổng Kankaimon với hai con sư tử đá đứng gác và Cổng Houshinmon được trang trí công phu. Đứng tại Sân trước Una ở trung tâm lâu đài, nơi từng diễn ra nhiều nghi lễ và nghi thức.
Bên trong lâu đầu đài Shuri (ảnh sưu tầm)
Được biết đến là kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở Okinawa và nhiều lần đã được coi là biểu tượng của Okinawa. Đây là cổng thứ hai nằm trên con đường chạy vào tòa lâu đài. Cổng chính và cổng thứ nhất thì nằm ở vị trí thấp hơn, có hình dáng và cỡ giống như Shureimon. Hai cổng đó còn được gọi là Ueno Torii (cổng trên) và Shitano Torii (cổng dưới).
Phía Tây của lâu đài Shuri là một công trình đá kỳ vỹ tên là Tamaudun. Tamaudun được tạo thành bởi những khối đá tự nhiên trồi lên mặt nước. Đây là nơi đặt lăng mộ của các thế hệ Hoàng tộc Nhật Bản. Bên trong lăng mộ được lát bằng những mảnh đá ngầm màu đỏ. Trung tâm của công trình và hai phía Đông và Tây đặt những tượng nhân sư gọi là Shisa được coi như một thứ bùa phép chống lại ma quỷ và là biểu tượng của Okinawa.
Lễ hội diễn ra ở lâu đài Shuri. (ảnh sưu tầm)
Bên cạnh Shuri còn có lâu đài Gusuku được xây dựng vào thế kỷ XII được xem như một địa chỉ tín ngưỡng thiêng liêng của người dân địa phương.
Đồng Hoa (tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Ai là ông hoàng giàu có và quyền lực nhất Ai Cập cổ đại?
Theo các chuyên gia, Ramses II là ông hoàng giàu có và quyền lực nhất Ai Cập cổ đại. Pharaoh quyền lực này chi rất nhiều cho các dự án xây dựng những công trình lớn ở khắp Ai Cập. Theo đó, hầu như không có thành phố nào không có dấu ấn của ông.
Ông hoàng giàu có và quyền lực nhất Ai Cập cổ đại được cho chính là pharaoh Ramses II. Nhiều chuyên gia đánh giá Ramses II sở hữu khối tài sản khổng lồ, lớn hơn bất cứ vị vua nào trong lịch sử Ai Cập.
Theo các tài liệu, ghi chép lịch sử, Ramses II - pharaoh Ai Cập ở Vương triều thứ 19 dưới thời Tân Vương quốc - có hơn 200 người vợ và có 96 con trai, 60 con gái.
Dù có nhiều vợ và đông con như vậy nhưng Ramses II và các thành viên trong hoàng tộc vẫn có cuộc sống vương giả, xa hoa trong suốt 66 năm trị vì.
Phần lớn của cải của vị vua này đến từ nhiều cuộc chinh phạt, mở rộng lãnh thổ thành công. Nắm trong tay nguồn lực tài chính dồi dào, pharaoh Ramses II cho bộn tiền cho những dự án xây dựng khổng lồ.
Trong số này có việc Ramses II cho người xây dựng hai ngôi mộ "khủng" cho bản thân.
Thêm nữa, Ramses II cho xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện... xa hoa lộng lẫy.
Nhiều công trình kiến trúc được Ramses II cho người xây dựng trên khắp lãnh thổ Ai Cập còn tồn tại tới ngày nay như đền thờ Abu Simbel và Ramesseum.
Ramses II còn cho khắc tên mình lên các công trình nổi tiếng được xây dựng trong thời gian ông trị vì.
Theo đó, hầu như không có thành phố cổ xưa nào không có dấu ấn của vua Ramses II.
Không chỉ ở Ai Cập, Ramses II còn thể hiện sự giàu sang của mình tại các vùng đất chiếm đóng tại Nubia và Syria.
Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/grunge
Kỳ lạ những tảng đá cổ nằm chênh vênh trăm năm mà không bị đổ Nằm chênh vênh, những tưởng rằng các tảng đá cổ sẽ dễ dàng đổ sập, nhưng chúng vẫn tồn tại mãi đến ngày nay. Xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những tảng đá cổ kỳ dị là Kummakivi, nằm trong khu rừng rậm Ruokolahti, thuộc vùng Nam Karelia, phía Đông Nam Phần Lan Kummakivi bao gồm hai tảng đá lớn xếp...