Chiêm ngưỡng khí tài hiện đại của Công an Việt Nam
Tại triển lãm thành tựu KTXH, lực lượng Công an Việt Nam đã giới thiệu tới nhân dân dàn vũ khí, khí tài rất hiện đại phục vụ bảo đảm an ninh.
Tại Triển lãm thành tựu Kinh tế – Xã hội vừa kết thúc tại trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội), lực lượng Công an Việt Nam đã trưng bày, giới thiệu tới đông đảo quần chúng nhân dân dàn vũ khí, khí tài hiện đại phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Xe bọc thép Hummer trang bị trung liên PKM 7,62mm được trang bị cho Công an Việt Nam làm các nhiệm vụ đặc biệt.
Xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất, dùng cho các lực lượng an ninh, cảnh sát sử dụng chống bạo loạn, chống khủng bố. Xe có khả năng việt dã tốt, lội nước sâu đến 1m, chống đạn cấp độ B6 mọi cự ly, tốc độ tối đa 100km/h. Hỏa lực của xe có hai súng máy 7,62mm và đại liên 12,7mm.
Xe bọc thép lắp hệ thống phóng thang tốc chiến nhanh do Mỹ sản xuất, phục vụ công tác chống khủng bố tại sân bay, bến cảng, nhà cao tốc. Xe có thể chống đạn cấp độ B6 ở mọi cự ly, độ cao vươn tới của thang 7,6m.
Đáng ngạc nhiên khi công an Việt Nam được trang bị loại súng bắn khép góc cho phép bắn các mục tiêu ẩn nấp mà không cần “ló mặt” nhờ hệ thống máy quay đặc biệt. Loại súng này phù hợp tác chiến trong môi trường đô thị.
Súng ngắn CZ75 P-07 Duty do Czech sản xuất, tầm bắn hiệu quả 50m, dùng đạn 9×19mm, tốc độ bắn thực tế 250 phát/phút.
Súng ngắn Glock 19 do Áo sản xuất, băng đạn 15 viên, đạn cỡ 9×19mm, tầm bắn hiệu quả 50m.
Video đang HOT
Súng tiểu liên AKMS dùng đạn cỡ 7,62×39mm, băng đạn 30 viên, tốc độ bắn thực tế 100-150 phát/phút, chế độ bắn phát một hoặc liên thanh, tầm bắn hiệu quả 400m. Đây là vũ khí tiêu chuẩn cho nhiều ngành Công an Nhân dân Việt Nam.
Một trong những vũ khí tối tân nhất của Công an Việt Nam – súng bắn tỉa CZ 750 S1M2 do Cộng hòa Czech sản xuất. Súng có trọng lượng 6,2kg (với 10 viên đạn), dùng đạn cỡ 7,62×51mm, tầm bắn hiệu quả 1.000m, loa che lửa đầu nòng giảm 30% độ giật, có trang bị ống giảm thanh CZ 750 và kính ngắm quang học.
Ngoài ra, súng có thể tùy chọn lắp kính ngắm đêm MNV X6.
Súng tiểu liên bắn nhanh MP5A3 thường được trang bị cho lực lượng cảnh sát cơ động, đặc nhiệm. Súng dùng đạn cỡ 9×19mm, tầm bắn hiệu quả 100m, tốc độ bắn 725-800 phát/phút, có thể lắp thêm đèn chiếu laser điểm đỏ LP-1 hoặc cụm kính ngắm tác chiến.
Ngoài các sản phẩm súng nhập khẩu, một số loại súng được các đơn vị kĩ thuật công an tự sản xuất. Ví dụ như khẩu súng phóng quả nổ SPQN-E112 dùng đạn cỡ 20,5mm, tầm bắn 70m.
Súng phóng lựu SPL-E112 (khẩu màu đen) có tầm bắn 100m và súng bắn lưới SBL-E112.
Thiết bị phá khóa, cửa thủy lực do Hà Lan sản xuất dùng trong tình huống giải phóng con tin, mở lối vào khống chế đối tượng, hỗ trợ trong cứu hộ.
Thiết bị dò tìm chất nổ do Nga sản xuất, sử dụng để kiểm tra các mùi hơi chất nổ không thể nhìn thấy hoặc phát hiện bằng mắt thường trên quần áo, vật dụng sử dụng trong các sự kiện, phiên tòa, sân bay hoặc nơi có tập trung đông người hay các bưu phẩm nghi ngờ.
hiết bị quan sát cảm ứng nhiệt do Anh sản xuất, dùng để trinh sát, hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, tìm nguồn nhiệt, nguồn cháy hoặc tìm kiếm người, động vật.
Loa giải tán bạo động phù hợp nhiệm vụ chống bạo loạn, lật đổ, giải tán đám đông.
Theo_Kiến Thức
So độ "khủng" của 10 pháo tự hành hàng đầu thế giới
Top 10 pháo tự hành tốt nhất hiện nay được đánh giá theo các tiêu chí sức mạnh hỏa lực, tốc độ bắn và nạp đạn, tốc độ triển khai và thu hồi....
Đứng đầu trong top 10 pháo tự hành tốt nhất thế giới là "Hoàng Đế" Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức. Nó có hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động cùng hệ thống quản lý đạn dược với tốc độ bắn tối đa 9 phát/phút. Pháo sử dụng loại đạn tương thích với pháo 155mm của NATO. Tầm bắn tối đa 30km với đạn tiêu chuẩn HE-Frag và lên tới 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Theo trang Military-today, điểm đặc biệt là nó có thể bắn nhiều quả đạn với quỹ đạo khác nhau rơi vào cùng một mục tiêu. Pháo nhận dữ liệu mục tiêu và sẽ tự xử lý tự động để khai hỏa. Nó cũng có lớp giáp khá hiệu quả bao gồm cả giáp thường và giáp phản ứng nổ. Kế đến là pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cỡ 152mm của Quân đội Nga. Nó được phát triển từ pháo tự hành 2S19 Msta-S, nhưng đã được hiện đại hóa rất nhiều gồm tháp pháo không người lái. Pháo cũng có cơ chế tải đạn và xử lý hoàn toàn tự động. Nó dùng được từ đạn HE tới đạn chùm, đạn chống tăng với tầm bắn 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 8 phát/phút và vì được tự động hóa cao, kíp xe chỉ cần 3 người. Pháo K9 Thunder của Hàn Quốc được đưa vào sử dụng năm 1999. K9 sử dụng các loại đạn cỡ 155mm chuẩn NATO. Nó có tầm bắn từ 30 đến 40 km với tốc độ tối đa 6 viên/phút. Ngoài ra nó còn có khả năng bắn 3 viên đạn trong 15 giây với mỗi viên một quỹ đạo khác nhau nhưng cùng chụp vào mục tiêu đồng thời. Type 99 là một khẩu pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Nhật Bản. Nó có tầm bắn 30 km với đạn thường và 38 km với đạn tăng tầm với tốc độ bắn đạt 6 viên/phút. Pháo có hệ thống chỉ huy và radar kiểm soát bắn. Kế đến trong top pháo tự hành làPLZ05 hay còn gọi là Type 05 của Trung Quốc. Nó được xem là đời cao hơn của loại PLZ45. Pháo này sử dụng đạn cỡ 155mm với cự li bắn lên tới 40km nếu dùng đạn tăng tầm, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Cơ số đạn trong pháo khoảng 30 viên. Nó cũng có khả năng bắn loại đạn được dẫn đường chính xác với tầm bắn 20 km. M109A7 là phiên bản nâng cấp khẩu pháo tự hành lâu đời M109 của Mỹ. Nó có bộ nạp tự động mới, tuy nhiên tốc độ bắn khá thấp, chỉ 4 viên/phút. Với đạn tiêu chuẩn, M109A7 bắn xa 24 km. Nó cũng có thể bắn đạn M982 Excalibur được dẫn đường chính xác với tầm bắn tối đa 40 km. Pháo tự hành Krab của Ba Lan có cỡ nòng 155mm để tương thích với tiêu chuẩn NATO. Nó có hệ thống nạp đạn tự động và cũng giống nhiều khẩu khác, bắn xa 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Một khẩu pháo tự hành Krab khi chiến đấu có cơ số đạn 60 viên trong xe và có một xe tiếp đạn theo sau. Khẩu AS90 của Anh được đưa vào phục vụ từ năm 1993 với cỡ nòng tiêu chuẩn 155mm và tầm bắn tối đa 24,7 km hoặc 32 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn của AS90 đạt 6 viên/phút và có khả năng bắn 3 viên trong 10 giây. Cơ số đạn trong xe có 48 viên. 2S19 Msta-S bắt đầu phục vụ trong quân đội Liên Xô năm 1989 và hiện nay còn có mặt trong lực lượng vũ trang một số nước. Khẩu pháo này có bộ nạp bán tự động với pháo chính có cỡ nòng 152mm. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn từ HE-Frag đến đạn chùm, đạn chống tăng, tầm bắn từ 24,7 đến 28,9 km. Tốc độ bắn của pháo đạt 7 đến 8 viên/phút. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp khẩu này lên 2S19M2. Khẩu thứ 10 là Archer của Thụy Điển. Nó có hệ thống nạp rất nhanh và toàn bộ được điều khiển từ xa, do đó kíp lái không cần phải rời khỏi chiếc cabin bọc thép để điều khiển pháo. Archer có tầm bắn từ 30 đến 40 km tùy đạn có tăng tầm hay không. Ngoài ra nó còn bắn được đạn dẫn đường chính xác với tầm xa lên tới 60 km. Pháo có tốc độ bắn 8 đến 9 viên/phút và chỉ mất nửa phút để khai hỏa hoặc thu hồi và rút.
Đứng đầu trong top 10 pháo tự hành tốt nhất thế giới là "Hoàng Đế" Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức. Nó có hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động cùng hệ thống quản lý đạn dược với tốc độ bắn tối đa 9 phát/phút. Pháo sử dụng loại đạn tương thích với pháo 155mm của NATO. Tầm bắn tối đa 30km với đạn tiêu chuẩn HE-Frag và lên tới 40 km khi sử dụng liều tăng tầm.
Theo trang Military-today, điểm đặc biệt là nó có thể bắn nhiều quả đạn với quỹ đạo khác nhau rơi vào cùng một mục tiêu. Pháo nhận dữ liệu mục tiêu và sẽ tự xử lý tự động để khai hỏa. Nó cũng có lớp giáp khá hiệu quả bao gồm cả giáp thường và giáp phản ứng nổ.
Kế đến là pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cỡ 152mm của Quân đội Nga. Nó được phát triển từ pháo tự hành 2S19 Msta-S, nhưng đã được hiện đại hóa rất nhiều gồm tháp pháo không người lái. Pháo cũng có cơ chế tải đạn và xử lý hoàn toàn tự động. Nó dùng được từ đạn HE tới đạn chùm, đạn chống tăng với tầm bắn 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 8 phát/phút và vì được tự động hóa cao, kíp xe chỉ cần 3 người.
Pháo K9 Thunder của Hàn Quốc được đưa vào sử dụng năm 1999. K9 sử dụng các loại đạn cỡ 155mm chuẩn NATO. Nó có tầm bắn từ 30 đến 40 km với tốc độ tối đa 6 viên/phút. Ngoài ra nó còn có khả năng bắn 3 viên đạn trong 15 giây với mỗi viên một quỹ đạo khác nhau nhưng cùng chụp vào mục tiêu đồng thời.
Type 99 là một khẩu pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Nhật Bản. Nó có tầm bắn 30 km với đạn thường và 38 km với đạn tăng tầm với tốc độ bắn đạt 6 viên/phút. Pháo có hệ thống chỉ huy và radar kiểm soát bắn.
Kế đến trong top pháo tự hành làPLZ05 hay còn gọi là Type 05 của Trung Quốc. Nó được xem là đời cao hơn của loại PLZ45. Pháo này sử dụng đạn cỡ 155mm với cự li bắn lên tới 40km nếu dùng đạn tăng tầm, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Cơ số đạn trong pháo khoảng 30 viên. Nó cũng có khả năng bắn loại đạn được dẫn đường chính xác với tầm bắn 20 km.
M109A7 là phiên bản nâng cấp khẩu pháo tự hành lâu đời M109 của Mỹ. Nó có bộ nạp tự động mới, tuy nhiên tốc độ bắn khá thấp, chỉ 4 viên/phút. Với đạn tiêu chuẩn, M109A7 bắn xa 24 km. Nó cũng có thể bắn đạn M982 Excalibur được dẫn đường chính xác với tầm bắn tối đa 40 km.
Pháo tự hành Krab của Ba Lan có cỡ nòng 155mm để tương thích với tiêu chuẩn NATO. Nó có hệ thống nạp đạn tự động và cũng giống nhiều khẩu khác, bắn xa 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Một khẩu pháo tự hành Krab khi chiến đấu có cơ số đạn 60 viên trong xe và có một xe tiếp đạn theo sau.
Khẩu AS90 của Anh được đưa vào phục vụ từ năm 1993 với cỡ nòng tiêu chuẩn 155mm và tầm bắn tối đa 24,7 km hoặc 32 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn của AS90 đạt 6 viên/phút và có khả năng bắn 3 viên trong 10 giây. Cơ số đạn trong xe có 48 viên.
2S19 Msta-S bắt đầu phục vụ trong quân đội Liên Xô năm 1989 và hiện nay còn có mặt trong lực lượng vũ trang một số nước. Khẩu pháo này có bộ nạp bán tự động với pháo chính có cỡ nòng 152mm. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn từ HE-Frag đến đạn chùm, đạn chống tăng, tầm bắn từ 24,7 đến 28,9 km. Tốc độ bắn của pháo đạt 7 đến 8 viên/phút. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp khẩu này lên 2S19M2.
Khẩu thứ 10 là Archer của Thụy Điển. Nó có hệ thống nạp rất nhanh và toàn bộ được điều khiển từ xa, do đó kíp lái không cần phải rời khỏi chiếc cabin bọc thép để điều khiển pháo. Archer có tầm bắn từ 30 đến 40 km tùy đạn có tăng tầm hay không. Ngoài ra nó còn bắn được đạn dẫn đường chính xác với tầm xa lên tới 60 km. Pháo có tốc độ bắn 8 đến 9 viên/phút và chỉ mất nửa phút để khai hỏa hoặc thu hồi và rút.
Theo_Kiến Thức
Xem lính Mỹ thao tác bắn lựu pháo M777 Lựu pháo M777 đạt tốc độ bắn 2-5 phát/phút với kíp chiến đấu 8 người, tầm bắn 20-40km tùy từng loại đạn. Lựu pháo M777 đạt tốc độ bắn 2-5 phát/phút với kíp chiến đấu 8 người, tầm bắn 20-40km tùy từng loại đạn. Lựu pháo M777 là loại pháo xe kéo chủ lực của Thủy quân Lục chiến Mỹ và Lục quân...