Chiêm ngưỡng di sản thế giới đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là hệ thống gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm, được khắc trên vách đá, hang động của Di tích quốc gia đặc biệt – Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, cùng nhiều thể loại văn học của các vị vua, quan triều Nguyễn, các cao tăng, mặc khách… có niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.
Trong đó, tại động Hoa Nghiêm có 20 ma nhai, động Huyền Không hiện đang lưu giữ 30 ma nhai, động Tàng Chơn có 20 ma nhai trên vách đá; tại động Vân Thông có 2 ma nhai…
Đây là nguồn tư liệu quý, có giá trị được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Ẩn chứa trong nguồn di sản tư liệu này là hệ giá trị trên nhiều mặt: lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và khoa học. Mỗi giá trị là sự khẳng định nét văn hóa Việt Nam trong tầng sâu tâm thức của cư dân bản địa.
Toàn cảnh Danh thắng Ngũ Hành Sơn (nhìn từ ngọn Thủy Sơn). Ngọn núi này là nơi tập trung nhiều ma nhai vừa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. |
|
Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được đánh giá cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà UNESCO đưa ra như: tính xác thực và vẹn toàn; ý nghĩa khu vực; ý nghĩa về giới; có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học. |
|
Ma nhai “Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” của thiền sư Huệ Đạo Minh được khắc năm Tân Mùi (1631) ở động Vân Thông, sau khi ông đứng ra hưng công trùng tu chùa ở núi Ngũ Uẩn (Ngũ Hành Sơn). Các nhà chuyên môn nhận định đây là bản ma nhai được khắc sớm nhất ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn. |
Video đang HOT |
Phổ Đà sơn linh trung Phật” – ma nhai được đánh giá có giá trị nhất nhì tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, hi lại việc thiền sư Huệ Đạo Minh chủ trì hưng công trùng tu tôn tạo chùa Phật trên núi Phổ Đà (Ngũ Hành Sơn) và chùa Bình An ở dưới núi; việc tôn tạo được sự đóng góp nhiều của thiện nam, tín nữ, trong đó có một số người Nhật Bản, Trung Quốc |
|
Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là bộ sử của Phật giáo Đàng Trong, bắt đầu với tấm bia chữ Hán có niên đại Nhâm Tuất 1622 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. |
|
Các ma nhai ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn là những dương bản duy nhất, có số lượng lớn, hiện còn ở trên các trên vách đá. Đến nay chưa hề có tư liệu nào đề cập đến việc thay đổi, chỉnh sửa hay làm mới về hình thức cũng như nội dung của các ma nhai này. |
|
Người dân, du khách tham quan động Huyền Không và các ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn. |
|
Ma nhai Ngũ Hành Sơn là di sản được công nhận ở tầm khu vực châu Á- Thái Bình Dương đầu tiên của thành phố Đà Nẵng. |
Trải nghiệm Hội An thành phố quyến rũ nhất thế giới
Hội An tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả sông, núi, biển, đảo, chứng tỏ thiên nhiên đã quá ưu ái mảnh đất di sản - thành phố quyến rũ nhất thế giới này.
Cách thành phố Đà Nẵng tầm 30 km, đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam từ lâu trở thành địa chỉ cực "hot" trên bản đồ du lịch thế giới. Nhiều tín đồ du lịch sau khi "check in" Hội An thường kháo với bạn bè, người thân rằng Hội An trăm vật trăm ngon, con người chân chất, thuần hậu. Năm 2019, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel Leisure bình chọn Hội An là "Thành phố quyến rũ nhất thế giới 2019".
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.
Những cung đường nhỏ cùng không ít các con hẻm be bé tạo cho khu phố vẻ xinh xắn, đáng yêu đến nao lòng.
Phần lớn các ngôi nhà, đình, chùa ở đây đều có kiến trúc truyền thống, niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
Thong dong trên các trục đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Lợi..., lữ khách như được thả hồn mình chìm đắm trong không gian trầm mặc của hàng trăm nếp nhà cổ kính, rêu phong.
Trong số các di tích, Chùa Cầu - biểu tượng xuyên suốt 4 thế kỷ qua của Hội An vẫn là điểm "check in" không thể bỏ qua của du khách thập phương.
Hội An không chỉ sở hữu các di tích lịch sử, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất này một vùng sông nước bao la, nơi con sông Thu Bồn sắp đổ ra biển lớn.
Men theo tuyến đường ven sông, xuôi về phía hạ nguồn Thu Bồn là vùng đất Cẩm Thanh - nơi được mệnh danh là "Miền Tây thu nhỏ giữa lòng Hội An".
Trên các cánh đồng, hình ảnh du khách ngoại quốc xắn tay quần, tay áo tập làm nông dân trở nên rất đỗi thân quen.
Những du khách không ngại bỏ tiền túi, vận trên mình những bộ quần áo nông dân, lội xuống đám ruộng sình lầy và cưỡi trâu đi cày.
Biển cả mênh mông tự bao đời đã mang lại cơm ăn, áo mặc cho biết bao ngư dân ngụ cư ở vùng ven của thành phố quyến rũ nhất thế giới này.
Chiêm ngưỡng di sản độc đáo trong lòng hang động ở Đà Nẵng vừa được ghi danh Hệ thống ma nhai được các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, trí thức đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá, hang động tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, với niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn...