Chiêm ngưỡng dàn xe sang hộ tống hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều
Bên lề hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4, dàn xe hộ tống Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng gây sự chú ý đặc biệt.
Theo Korea Heral, đoàn xe hộ tống Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gồm 13 xe ô tô và chỉ có duy nhất ô tô dành cho cảnh sát là do hãng nội địa Hyundai sản xuất. (Ảnh: Yonhap)
Nổi bật trong đoàn xe là 5 chiếc Cadillac Escalades của nhà sản xuất Mỹ General Motors. Những xe này thu hút sự chú ý ngay khi đoàn xe rời phủ tổng thống ở Seoul rạng sáng 27/4. (Ảnh: Reuters)
Phía trước 5 xe này là 2 chiếc Maybachs của hãng sản xuất Đức Mercedes-Benz. Một trong hai chiếc chở Tổng thống Moon, chiếc còn lại nhằm mục đích “ngụy trang”. (Ảnh: Reuters)
Đi trước 2 chiếc Maybachs là hai chiếc xe mui kín dòng S của Mercedes-Benz. Đi sau cùng là hai xe tải gồm một chiếc Starcraft của GM Chevrolet và một chiếc Spinter của Mercedes-Benz. (Ảnh: Reuters)
Xe sang hộ tống nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới hội nghị thượng đỉnh cũng thu hút sự chú ý đặc biệt. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo Dailymail, ông Kim Jong-un di chuyển tới biên giới liên Triều bằng một chiếc xe bọc thép S600 Pullman Guard của hãng Mercedes-Benz, mẫu xe được chuộng dùng cho việc di chuyển của các nguyên thủ và những nhân vật quan trọng. (Ảnh: Reuters)
Chiếc xe không gắn biển số và được hộ tống bởi 12 vệ sĩ được tuyển chọn kỹ lưỡng. Những người này luôn luôn chạy sát bên cạnh khi chiếc xe chạy qua biên giới liên Triều. (Ảnh: Reuters)
Theo thông tin từ nhà sản xuất, cửa sổ xe S600 làm bằng loại kính chống đạn đặc biệt và được phủ polycarbonate ở mặt trong để chống bị vỡ vụn ngay cả khi bị bắn bằng súng trường AK ở tầm gần.
Giống các xe chở nguyên thủ khác, chiếc limousine này cũng có khả năng chống chọi với các vụ nổ mìn và thiết bị nổ, sử dụng loại lốp run-flat để có thể tiếp tục di chuyển với vận tốc 80 km/h sau khi bị thủng.
Ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sử dụng ít nhất 3 chiếc S600 Pullman Guard làm phương tiện di chuyển. (Ảnh: Reuters)
Minh Phương
Theo Dantri
Trùm tình báo 20 năm gắn kết bán đảo Triều Tiên
Lãnh đạo tình báo Hàn Quốc Suh Hoon là quan chức hiếm hoi đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử, đưa Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau sau thời gian dài căng thẳng.
Ông Suh Hoon lau nước mắt sau khi hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều ra tuyên bố chung hôm 27/4 (Ảnh: Reuters)
Vào thời khắc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử hôm 27/4, một người đàn ông đã lặng lẽ rơi nước mắt sau lưng họ. Đó là lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) Suh Hoon - người đã nỗ lực suốt 2 thập niên để thiết lập cuộc đối thoại tưởng chừng như không thể diễn ra giữa hai nước.
Vào năm 2000, Suh Hoon, khi đó là một sĩ quan tình báo của Hàn Quốc, đã tới Bình Nhưỡng để thuyết phục cố lãnh đạo Kim Jong-il tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong lịch sử tại thủ đô của Triều Tiên. Gần 18 năm sau, Suh Hoon đã chứng kiến con trai của ông Kim Jong-il cam kết thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo lần này không diễn ra tại Bình Nhưỡng như 2 lần trước, mà ngay trên lãnh thổ Hàn Quốc thuộc khu phi quân sự liên Triều.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân tới lãnh thổ Hàn Quốc từ sau chiến tranh liên Triều (1950-1953). Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh do hai nước mới chỉ ký thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình.
Bước đột phá trong quan hệ liên Triều diễn ra chưa đầy một năm sau khi Tổng thống Moon Jae-in, nhà lãnh đạo theo đường lối tự do, nhậm chức và bổ nhiệm ông Suh làm lãnh đạo cơ quan tình báo Hàn Quốc. Tổng thống Moon từng nói ông Suh là "người phù hợp" để vực dậy mối quan hệ liên Triều, vốn căng thẳng suốt nhiều năm nay do chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay ông Suh Hoon tại khu phi quân sự liên Triều (Ảnh: Reuters)
"Hiện vẫn còn quá sớm để nói về hội nghị thượng đỉnh liên Triều tiếp theo. Nhưng chúng ta vẫn cần một hội nghị như vậy", ông Suh nói với các phóng viên hồi năm 2017 sau khi ông được bổ nhiệm làm lãnh đạo của NIS. Trước đó, ông từng rời khỏi cơ quan này hồi năm 2008 khi chính quyền bảo thủ đắc cử tại Hàn Quốc.
Ông Suh, người từng đích thân dàn xếp hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào các năm 2000 và 2007, được xem là chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên tại Hàn Quốc. Ông cũng được biết đến là người Hàn Quốc gặp cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il nhiều nhất.
Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 2014, cựu Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-seok, người từng tới Bình Nhưỡng với ông Suh Hoon năm 2003 với tư cách là đặc phái viên của cố Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, đã mô tả ông Suh là "nhà đàm phán số 1 với Triều Tiên".
Ông Suh, 64 tuổi, từng dành 2 năm sống tại Triều Tiên vào cuối thập niên 1990. Ông đã tham gia kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân - một phần trong thỏa thuận quốc tế nhằm đóng băng các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vào năm 1994. Tuy nhiên, thỏa thuận này rốt cuộc bị đổ vỡ.
"Ông ấy đến đúng lúc, hiểu rõ mọi chuyện đang vận hành như thế nào và những việc cần làm là gì. Ông Moon đã đưa ra cho ông ấy sự chỉ dẫn rõ ràng về chính trị", Reuters dẫn lời John Delury, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định.
Vai trò kết nối
Ông Suh Hoon dự cuộc họp với Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên hôm 27/4 (Ảnh: Reuters)
Hồi tháng 3, Suh Hoon từng là một thành viên trong đoàn đại biểu gồm 10 người tới gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng, trở thành một trong những quan chức Hàn Quốc đầu tiên gặp ông Kim kể từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011.
Tại cuộc gặp, ông Kim Jong-un không chỉ nhất trí gặp Tổng thống Moon Jae-in mà còn khiến ông Suh và cả phái đoàn Hàn Quốc sửng sốt khi tuyên bố sẵn sàng thảo luận về việc phi hạt nhân hóa với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuyên bố này đã đặt nền tảng cho cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm với một nhà lãnh đạo Triều Tiên, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Ông Suh sau đó tiếp tục giúp người đồng cấp Mỹ, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo, sắp xếp một chuyến đi tới Bình Nhưỡng và gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ ngày 31/3-2/4, đặt cơ sở cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa ông Trump và ông Kim.
Tổng thống Trump cho biết ông Pompeo, người vừa được phê chuẩn làm Ngoại trưởng Mỹ, đã xây dựng "mối quan hệ tốt" với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và cuộc gặp giữa hai bên đã diễn ra "rất suôn sẻ".
"Tôi nghĩ mạng lưới quan hệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức những hội nghị thượng đỉnh như thế này", Moon Hong-sik, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược An ninh Quốc gia ở Seoul, nhận định.
Tổng thống Moon Jae-in cho biết ông Suh không chỉ thiết lập quan hệ với ông Pompeo, mà còn với ông Kim Yong Chol - cựu lãnh đạo lực lượng tình báo quân sự Triều Tiên và hiện là quan chức phụ trách quan hệ liên Triều.
Suh Hoon là một trong hai quan chức được Tổng thống Moon lựa chọn để ngồi cùng ông trong cuộc hội đàm chính thức đầu tiên với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Nhà Hòa bình ở khu phi quân sự liên Triều. Tháp tùng ông Kim Jong-un tại cuộc hội đàm này là ông Kim Yong Chol và bà Kim Yo Jong - em gái ông Kim Jong-un.
"Sự hiện diện của ông Suh đã nói lên vai trò quan trọng của ông trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh này", Seo Yu-suk, quản lý nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nói.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nhật báo Triều Tiên đăng 60 bức ảnh về thượng đỉnh Hàn - Triều Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, đã đưa tin đặc biệt về hội nghị thượng đỉnh liên Triều, với việc đăng tổng cộng 61 bức ảnh về cuộc gặp lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Nhật báo Rodong Sinmun đưa tin về thượng đỉnh Hàn -...