Chiêm ngưỡng ‘Công viên Tô Lịch’ và bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam trên phối cảnh 3D
Không chỉ đơn thuần là hồi sinh, đảm nhận vai trò chống ngập cho cả thành phố Hà Nội, dòng sông Tô Lịch còn được kỳ vọng sẽ khoác trên mình một diện mạo mới bởi cụm bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam.
Sông Tô Lịch vừa được đề xuất trở thành “Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch”.
Dự án này được đề xuất bởi Công ty CP Tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group), đối tác Nhật Bản và đang thu hút sự quan tâm của dư luận Thủ đô.
Một số hình ảnh phối cảnh 3D về các thiết chế văn hóa cùng cụm bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam, dọc sông Tô Lịch:
Phối cảnh mở đầu cho toàn bộ Công viên Tô Lịch là cụm tượng đài 9 Rồng vàng tại Bến Giang Tân, nơi nhà vua Lý Công Uẩn dừng thuyền nhìn thấy Rồng vàng bay lên và viết Chiếu dời đô
Phối cảnh Tượng đài Đức Vua Lý Thái Tổ tại nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là Hoàng Quốc Việt Lạc Long Quân Võ Chí Công (đường trên cao) Hoàng Hoa Thám Chợ Bưởi (Thượng lưu).
Phối cảnh biển tên Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt – Nhật) bằng song ngữ Nhật, Việt tại đầu nguồn sông Tô Lịch (đường Hoàng Quốc Việt)
Phối cảnh mô hình Chùa vàng Kinkakuji – điểm đến thu hút số 1 tại cố đô Kyoto, Nhật Bản. Nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nơi thu hút hàng triệu du khách du lịch ghé thăm hằng năm
Phối cảnh Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima – Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản trên sông Tô Lịch
Phối cảnh khu vườn Nhật Bản với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà, vv… tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản trên sông Tô Lịch
Video đang HOT
Phối cảnh mô hình cổng Trung tâm Lễ hội Đền Hùng tại Khu Thời Hùng Vương trên Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch (nước sông vẫn chảy lưu thông bình thường ở dưới)
Phối cảnh mô hình các bức tượng bằng đá giúp người xem hình dung không khí lao động khẩn trương, sôi nổi và sự thông minh, mưu lược của quân dân ta khi làm Cọc Bạch Đằng
Phối cảnh du khách dùng dịch vụ thuyền rồng du lịch tại bến đỗ Triều đại Nhà Lý (thuyền rồng chạy từ bến đỗ Thời An Dương Vương ở thượng nguồn đến Triều đại Nhà Nguyễn ở cuối nguồn)
Phối cảnh du khách dùng thuyền rồng du lịch trên sông Tô Lịch đẹp thơ mộng như cảnh nhà vua Lý Thái Tổ trước kia từng đi thuyền rồng trên sông.
Phối cảnh hầm ngầm chống ngập được đặt sâu trên 30m dưới đường Nguyễn Đình Hoàn, Quan Hoa, Nguyễn Khang… và kéo dài tới dưới đường Kim Giang, tức bên ngoài sông để tránh ảnh hưởng tới long mạch của sông Tô Lịch
Phối cảnh 3D tổng thể của không gian văn hóa vườn kiểu Nhật Bản tại Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D của không gian văn hóa Nhật Bản tại Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D Tượng đài Chiến thắng Thánh chiến Phong Thủy giữa nhóm thần sông Tô Lịch, thần Long Đỗ, thần Bạch Mã, thần Voi Phục với Cao Biền phân thân tại Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D của Triều đại Hậu Lê (Lê Sơ) tại Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch
Theo đề xuất, dự án có 2 hợp phần chính, gồm: Hệ thống đường cao tốc ngầm hoạt động 2 chiều riêng biệt kết nối vào ra tại các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô.
Hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ.
Hợp phần thứ 2 là công viên lịch sử – văn hóa – tâm linh Tô Lịch nằm ở phía bên trên. Kết hợp với đó là là các cầu mái vòm nối hai bờ sông với độ cong mái phù hợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng.
Ngoài ra, dự án sẽ giải quyết dứt điểm mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm cả trong và ngoài sông; góp phần giải quyết tình trạng ngập úng của Hà Nội và vấn đề giao thông đô thị…
Thời gian dự kiến thực hiện tháng 9/2023 (kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản).
Ngắm rừng chè cổ thụ quý ở Điện Biên, chiêm ngưỡng Cây di sản Việt Nam
Rừng chè xã Sín Chải (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) hiện có gần 4.000 cây chè cổ thụ, cây to nhất có đường kính hơn 2,5m, cao hơn 10m, mọc san sát nhau.
Rừng chè cổ thụ của gia đình ông Hạng A Chư ở thôn Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên nhìn từ trên cao.
Những cây chè cổ thụ ở thôn Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa.
Đánh số cho cây chè cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Bà con dân tộc Mông ở Sín Chải thường thu hoạch chè trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 10 hằng năm.
Vừa qua, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể 100 cây chè San tuyết tại 2 thôn Sín Chải và Hấu Chua thuộc xã Sín Chải.
Những cây chè cổ thụ xanh ngắt đang vào vụ thu hoạch.
Hái chè cổ thụ trở thành một hoạt động trải nghiệm được nhiều du khách thích thú.
Người dân phải đứng trên độ cao gần chục mét để hái chè.
Trải nghiệm trà đạo Nhật Bản bằng chiếc bát nửa tỷ đồng Du khách thưởng thức trà đạo tại Gallery Okubo có cơ hội chiêm ngưỡng những chiếc bát cổ giá 25.000 USD. Quán trà đạo của gia đình ông Mitsuru Okubo, Tokyo là một trong những nơi thưởng trà khá đặc biệt tại Nhật Bản, bởi du khách được trải nghiệm nhâm nhi trà xanh nóng hổi trong những chiếc bát cổ, có cái...