Chiếm đoạt hơn trăm tỷ đồng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Vĩnh Hưng lĩnh án chung thân
Sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 13/1, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Long (SN 1972, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) là cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Vĩnh Hưng tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với vai trò đồng phạm, bị cáo Phạm Như Quỳnh (SN 1980, cựu Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển và thương mại Hạ Long) bị tuyên phạt 18 năm tù; bị cáo Trần Lê Nghĩa (SN 1972, cựu Giám đốc Công ty Nhà Vĩnh Hưng), có đơn xin xét xử vắng mặt vì mắc bệnh hiểm nghèo bị tuyên phạt 7 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội tuyên buộc bị cáo Long và bị cáo Quỳnh phải liên đới bồi thường số tiền 110 tỷ đồng cho 229 bị hại.
TAND TP Hà Nội nhận định, Tòa án đã nhiều lần trả hồ sơ để rà soát lại những bị hại trong vụ án này. Nhưng đến nay, Tòa án mới xác định được 229 lượt khách hàng đã nộp hơn số tiền 110 tỷ đồng. Đối với các khách hàng chưa được đưa vào danh sách người bị hại, TAND TP Hà Nội xác định, họ có quyền khởi kiện bị cáo Long ra Tòa án theo thủ tục dân sự.
Bị cáo Long (phải) và bị cáo Quỳnh tại phiên tòa.
TAND TP Hà Nội nhận thấy, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án còn có trách nhiệm của một số doanh nghiệp liên quan, và đặc biệt là trách nhiệm của một số Sở, Ban, ngành của thành phố Hà Nội.
Do đó, TAND TP Hà Nội kiến nghị tiếp tục xem xét làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan để tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo không có vùng cấm trong xử lý vi phạm. Ngoài ra, TAND TP Hà Nội cho rằng, cần phối hợp xem xét xử lý lô đất 409 Lĩnh Nam để tránh thất thoát tài sản Nhà nước và đảm bảo được quyền lợi các bên liên quan.
Như Báo CAND đã phản ánh, Dự án 409 Lĩnh Nam gồm 2 thửa đất, diện tích 8.008,4m2 và 4.285,2m2. Nguồn gốc hơn đất 8.008m2 do Công ty cổ phần Hanel quản lý, còn diện tích hơn 4.285m2 do Công ty Điện tử Hà Nội (nay là Công ty cổ phần Hanel) quản lý.
Năm 2003, Công ty cổ phần Hanel di dời nhà xưởng sang quận Long Biên (Hà Nội) nên chuyển nhượng tài sản trên cho Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5, thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Năm 2004, UBND TP Hà Nội có quyết định giao Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư và lập dự án nhà ở trên diện tích 8.08,4m2. Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 liên danh với Công ty Nhà Vĩnh Hưng.
Video đang HOT
Năm 2008, Công ty Điện tử Hà Nội cũng ký hợp đồng hợp tác với Công ty Nhà Vĩnh Hưng để triển khai dự án trên diện tích 4.285,2m2.
Năm 2009, Nguyễn Hoàng Long, khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Megastar mua lại Công ty Nhà Vĩnh Hưng với giá 115 tỷ đồng. Cùng năm 2009, UBND TP Hà Nội có quyết định điều chỉnh cục bộ khu đất tại 409 Lĩnh Nam, cho phép Công ty cổ phần Hanel hợp tác với Công ty Nhà Vĩnh Hưng để nghiên cứu, lập dự án khu nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ.
Mặc dù UBND TP Hà Nội mới chấp thuận chủ trương, dự án chưa được cấp phép cho chủ đầu tư, nhưng Long vẫn đưa ra các thông tin gian dối với khách hàng khi tự giới thiệu, dự án đã được phê duyệt và Công ty Nhà Vĩnh Hưng đang triển khai thi công xây dựng theo đúng tiến độ, cam kết chậm nhất không quá 3 tháng kể từ ngày ký cam kết sẽ triển khai xây dựng hạ tầng…
Từ năm 2009 đến 2013, Long trực tiếp ký 13 hợp đồng vay tài sản và ưu tiên mua nhà hình thành trong tương lai với các cá nhân; ký hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cung cấp dầu khí Việt Nam để thu về hơn 113 tỷ đồng.
Để tiếp tục thực hiện việc huy động vốn và thu tiền của khách hàng, Long còn bổ nhiệm Trần Lê Nghĩa làm Giám đốc Công ty Nhà Vĩnh Hưng. Sau đó, theo chỉ đạo của Long, Nghĩa ký 328 hợp đồng huy động vốn của các cá nhân, thu hơn 157,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2009, Long còn ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Phạm Như Quỳnh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và thương mại Hạ Long.
Quỳnh biết rõ dự án này chưa được cấp phép, nhưng vẫn đưa ra các thông tin gian dối là Công ty Đầu tư phát triển và Thương mại Hạ Long có quyền ký bán các căn hộ hình thành trong tương lai…
Giống như Long, sau đó, Quỳnh đã ký 574 hợp đồng dưới hình thức vay vốn và ưu tiên bán căn hộ hình thành trong tương lai để thu hơn 191 tỷ đồng. Quỳnh chuyển cho Long hơn 147 tỷ đồng, cá nhân Quỳnh chiếm hưởng 43,7 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch Trung tâm hỗ trợ người nghèo bị đề nghị án chung thân
Chiều 4/8, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Đức Trung tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo đồng phạm của bị cáo Trung bị đề nghị từ 7 đến 17 năm tù.
Sau ba ngày TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Đức Trung (SN 1961, ở phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (viết tắt là Trung tâm hỗ trợ người nghèo), thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam và 4 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua chương trình "Trái tim Việt Nam", chiều 4/8, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà đã trình bày quan điểm giải quyết vụ án và mức án đối với từng bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Đức Trung tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng tội danh trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các cựu nhân viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo gồm: bị cáo Bùi Thị Oanh (SN 1956, ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội, là cán bộ hưu trí) từ 16-17 năm tù; bị cáo Phạm Thị Thoa (SN 1989, ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) từ 9-10 năm tù; bị cáo Phạm Văn Lực (SN 1978, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) từ 7-8 năm tù; bị cáo Nhâm Sỹ Phúc (SN 1967, ở phường Phú Khánh, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) từ 7- 8 năm tù.
Bị cáo Trần Đức Trung tại phiên toà.
Trong quá trình thẩm vấn, các bị cáo đồng phạm của bị cáo Trần Đức Trung đều thành khẩn khai báo và cho biết, họ thực hiện thu tiền của người đóng góp vào trung tâm theo chỉ đạo của Trần Đức Trung. Họ mong được các bị hại trong vụ án tha thứ và được tòa giảm nhẹ hình phạt.
Riêng bị cáo Trần Đức Trung phản bác toàn bộ nội dung cáo trạng.
Về lời khai nhận tội và xin được hưởng khoan hồng của các bị cáo đồng phạm, bị cáo Trung phủ nhận và đổ lỗi cho đồng phạm "khai gian dối".
Theo trình bày của bị cáo Trung, trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới được thành lập vào năm 2013, nhưng có hai năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả.
Năm 2015, bà Lê Thị Hằng (SN 1963 ở Hà Nội, cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo, đã mất vì bệnh lý nên cơ quan tố tụng quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Hằng) giới thiệu các bị cáo Lực và bị cáo Phúc vào làm việc tại trung tâm.
Thời điểm đó, Lực và Phúc đang điều hành "Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giầu" (câu lạc bộ hoạt động theo mô hình đa cấp- PV). Bị cáo Trung cho rằng, câu lạc bộ không giúp đỡ được nhiều cho người nghèo nên từ ngày 1/6/2015, bị cáo ký quyết định ủy quyền cho nhóm điều hành "Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu" triển khai chương trình "Trái tim Việt Nam".
Theo lời khai của bị cáo Trung, khi triển khai chương trình, tất cả những người tham gia chương trình"Trái tim Việt Nam" phải đóng góp tiền tự nguyện.
Bị cáo Trần Đức Trung và đồng phạm tại phiên toà.
Về hình thức hoạt động của chương trình "Trái tim Việt Nam", bị cáo Trung giải thích, trung tâm phát động chương trình này nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm, tổ chức thông qua trung tâm có thể tự nguyện ủng hộ người nghèo trực tiếp hoặc gián tiếp. Và để kích cầu những người tự nguyện ủng hộ, nhóm của bị cáo Trung đưa ra chính sách: "Nếu ai giới thiệu được người sau tham gia nộp 1,2 triệu đồng vào trung tâm thì sẽ được nhận hoa hồng 500 nghìn đồng, đồng thời được phát một thẻ giảm giá mua sản phẩm". Nhưng khi chủ toạ phiên toà hỏi "Thẻ giảm giá mua được sản phẩm cụ thể gì?" thì bị cáo Trung không trả lời.
Trong khi đó, trình bày tại phiên toà, các bị hại đều khẳng định, họ chỉ đóng tiền và mất tiền chứ chưa được trung tâm của bị cáo Trung hỗ trợ gì.
Như Báo CAND đã phản ánh Trung tâm hỗ trợ người nghèo thành lập năm 2013, chưa được cấp phép hoạt động và không có hoạt động phát sinh doanh thu. Nhưng từ tháng 4/2015, bị cáo Trung cùng đồng phạm lấy danh nghĩa trung tâm để tổ chức chương trình "Trái tim Việt Nam". Họ đưa ra chính sách bất khả thi, hứa hẹn hỗ trợ lại với lãi suất cao cho những ai nộp tiền vào trung tâm.
Để tạo niềm tin, các bị cáo đưa thông tin sai sự thật về nguồn vốn của trung tâm; hứa hẹn với người tham gia trong khoảng thời gian nhất định sẽ nhận được tiền theo chính sách. Nhưng nguồn tiền để chi trả được lấy của người tham gia sau để trả cho người tham gia trước.
Bị cáo Trung và đồng phạm đã lập 26 điểm tư vấn, 6 nhóm để thu tiền của hơn 1.000 bị hại tại 16 tỉnh, thành phố, tổng cộng khoảng 148 tỷ đồng. Số tiền này, các bị cáo sử dụng cá nhân hơn 49 tỷ đồng, trung chiếm hưởng 26,3 tỷ đồng.
Năm 2015, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới giải thể. Các bị cáo tiếp tục móc nối để tổ chức chương trình "Liên kết ba miền", hoạt động theo mô hình đa cấp để bán thực phẩm chức năng.
Qua chương trình "Liên kết ba miền", các bị cáo thu về gần 17,5 tỷ đồng của 104 người. Trong đó, bị cáo Trung dùng một phần chi trả cho những người tham gia chương trình, còn lại chiếm đoạt 2,7 tỷ đồng.
Sáng mai (ngày 5/8), phiên toà tiếp tục với phần tranh luận.
Toà án đang công bố danh sách bị hại của cựu CEO Công ty Alibaba Danh sách bị hại lên tới 4.548 người, nhiều cá nhân đã nộp cho Nguyễn Thái Luyện (chủ mưu; tù chung thân) hàng tỉ đồng. Sáng 30-12, TAND TP HCM bắt đầu công bố phần phụ lục về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại...