Chiếc va ly hạt nhân sẽ theo sát ông Putin ở Việt Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong ba người nắm giữ va ly hạt nhân để có thể đưa ra quyết định quan trọng, dù đang ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Valy hạt nhân được chuyển giao khi ông Putin khi nhậm chức Tổng thống Nga vào năm 2012.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp đến Việt nam để tham dự diễn đàn cấp cao APEC. Ngoài siêu xe chống đạn S600 Pullman Guard cùng đội ngũ đặc vụ hùng hậu, vật bất ly thân mà nhà lãnh đạo Nga luôn mang theo trong các chuyến công du nước ngoài là valy hạt nhân.
Theo Foreign Policy, chiếc valy hạt nhân của Nga có tên gọi là Cheget, được phát triển sau khi Mỹ giới thiệu valy hạt nhân đầu tiên. Lãnh đạo Liên xô Konstantin Chernenko là người đầu tiên có vinh dự được trao quyền kiểm soát Cheget.
Valy hạt nhân Nga được chuyển giao qua nhiều thế hệ lãnh đạo cho đến ngày nay là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Valy Cheget nặng khoảng 11 kg, được các sĩ quan tháp tùng tổng thống mang theo. Chiếc valy được coi là biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu nước Nga.
Cựu đại tá Nga Mikhail Timoshenko cho biết, valy Cheget là thiết bị đối phó với mối đe dọa về một đợt tấn công hạt nhân phủ đầu khiến cơ quan chỉ huy Nga bị tê liệt.
Một chiếc valy hạt nhân Cheget đã bị loại biên.
Video đang HOT
Bên trong valy có thiết bị liên lạc đầu cuối, cung cấp thông tin cho người sử dụng về những gì đang xảy ra và cho phép họ tham vấn với những người khác, bao gồm bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội.
Valy kết nối với hệ thống phụ có tên Kavkaz, gồm cáp tín hiệu, thiết bị truyền tin radio và vệ tinh. Trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, ba chiếc valy hạt nhân trang bị hệ thống điện tử sẽ báo động tức thời cho những người giữ chúng.
Ngoài tổng thống Nga, hai valy hạt nhân còn lại được trao cho bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng quân đội, nhằm thiết lập kênh liên lạc tuyệt mật, đề phòng tình huống khẩn cấp xảy ra.
Theo đại tá Timoshenko, valy cũng cần phải được thiết kế đơn giản để nhà lãnh đạo cao tuổi có thể dễ dàng sử dụng trong tình huống đứng trước nhiều sức ép.
Valy hạt nhân Cheget không chứa nút bấm để phát động một cuộc tấn công hạt nhân, nó chỉ đóng vai trò là thiết bị truyền mệnh lệnh phóng tên lửa tới quân đội.
Nếu quyết định phát động đòn tấn công hạt nhân đáp trả, nhà lãnh đạo Nga sẽ sử dụng valy Cheget để truyền thông điệp tới sở chỉ huy của tổng tham mưu trưởng, bao gồm lực lượng tên lửa, hải quân và không quân thông qua mạng lưới liên lạc Kazbek.
Sĩ quan trực chiến của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược nhận được tín hiệu sẽ dùng mã riêng để xác nhận đó chính là quyết định do tổng thống đưa ra.
Chiếc valy hạt nhân Cheget luôn được một người mang theo sát Tổng thống Nga Putin.
Sĩ quan này sau đó thiết lập đường dây nóng để liên hệ với tổng thống, bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng. Sau khi được xác nhận, mệnh lệnh khai hỏa tên lửa hạt nhân mới được thực thi.
Theo cựu đại tá Timoshenko, sau khi mã phóng được nhập, sĩ quan trực chiến dùng chìa khóa để khởi động hệ thống và nhấn nút phóng. Trên màn hình điện tử khi đó hiện lên dòng chữ: “Mệnh lệnh. Tiến hành vụ phóng”.
Lần duy nhất Nga kích hoạt valy hạt nhân là vào năm 1995. Khi đó, các nhà khoa học Na Uy và Mỹ phóng một tên lửa đẩy Black Brant mang vệ tinh khí tượng.
Quỹ đạo bay của tên lửa đi hướng tới thủ đô Moscow của Nga và được nhận diện tương tự như tên lửa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Trident phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Quân đội Nga cho rằng đây là một vụ tấn công tên lửa từ tàu ngầm. Ở Moscow, Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin dùng đến chiếc valy hạt nhân để kích hoạt giai đoạn đầu trong quy trình tấn công trả đũa.
Nhưng ngay sau đó, hệ thống radar Nga xác nhận vật thể khả nghi chỉ là tên lửa đẩy chứ không phải ICBM. Ông Yetlsin sau đó cũng hủy lệnh phóng tên lửa đáp trả.
Theo Danviet
Nga, Nhật viện trợ những gì để giúp người dân vùng lũ Việt Nam?
Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo hỗ trợ 5 triệu USD và 40 tấn hàng bao gồm lều, thực phẩm, máy phát điện cho người dân vùng lũ Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản viện trợ 105 thiết bị lọc nước để đảm bảo người dân có nước sạch sinh hoạt.
Tổng thống Nga Putin.
Theo Sputnik News, Tổng thống Putin đã họp với Thủ tướng Dmitry Medvedev, Bộ trưởng Puchkov và Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov về tình hình thiệt hại do bão lũ ở Việt Nam.
Sau cuộc họp, ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Putin cho biết, Tổng thống Putin đã ra lệnh viện trợ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5 triệu USD. Ngoài ra, một máy bay IL-76 chở hàng viện trợ nhân đạo cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cất cánh tới Việt Nam.
"Tổng thống đã chỉ thị cho văn phòng chính phủ cung cấp viện trợ nhân đạo, và thực hiện các hoạt động nhân đạo. Trên tinh thần đó, dựa trên báo cáo của Bộ trưởng Puchkov, máy bay vận tải IL-76 chở viện trợ nhân đạo đến Việt Nam đang được chuẩn bị sẵn sàng cất cánh. Và Tổng thống cũng chỉ đạo trợ giúp cho Việt Nam số tiền 5 triệu USD", ông Peskov nhấn mạnh.
Theo đó, Bộ Các tình huống khẩn cấp của Nga (MChS) đang tổ chức đưa 40 tấn hàng viện trợ nhân đạo đến Việt Nam giúp khắc phục hậu quả lũ lụt. Theo Sputnik, hàng viện trợ gồm có lều, thực phẩm và máy phát điện.
Máy bay vận tải IL-76 Nga đang sẵn sàng để mang hàng viện trợ nhân đạo sang Việt Nam hỗ trợ người dân vùng lũ
Bày tỏ hy vọng sáng kiến nhân đạo này sẽ nhận được ủng hộ từ nhiều nước, Nga kêu gọi cộng đồng thế giới, trong đó có các nước tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh những trợ giúp của phía Nga, Chính phủ Nhật Bản (thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA) cũng đã quyết định viện trợ 105 thiết bị lọc nước, mới 100% từ Nhật Bản nhằm giúp người dân các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam bị ảnh hưởng bão lũ xử lý nước kịp thời để có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt.
Số hàng viện trợ đã về tới sân bay Đà Nẵng vào 15h30 ngày 7.11, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai tiếp nhận số hàng và cùng với các cơ quan ban ngành chuyển đến tận tay người dân vùng lũ trong thời gian sớm nhất.
Đến nay, ước tính ít nhất 69 đã người thiệt mạng, 30 người mất tích sau khi cơn bão Damrey đổ bộ các tỉnh Nam Trung Bộ từ ngày 4.11. Mưa bão cũng làm sập trên 1.300 ngôi nhà, gần 115.000 nhà tốc mái, hư hại; gần 1.300 tàu cá bị chìm, hư hỏng.
Bão đổ bộ đúng vào thời điểm Đà Nẵng đang tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC từ ngày 6-11.11. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, nhiều ngày qua Đà Nẵng mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến gần 11.000 nhà dân ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng bị ngập, trong đó hơn 300 hộ phải di dời, ước tính thiệt hại vật chất 44 tỷ đồng.
Theo Danviet
Tổ ấm hoàn hảo của gia đình Thủ tướng Canada đẹp trai, tài giỏi Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có mặt tại Hà Nội vào sáng nay, bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017. Theo một số nguồn tin trước đó, bà Sophie Grégoire Trudeau, phu nhân của Thủ tướng Trudeau, cũng sẽ...