Chiếc TV MicroLED này có thể gấp lại như cái quạt, ẩn dưới sàn nhà, giá 400.000 USD
Sản phẩm có tên C SEED M1, do hãng TV của Áo có tên C SEED phát triển.
Đây là C SEED M1, một chiếc TV MicroLED gấp có kích thước tới 165 inch, một “giấc mơ” đối với những người đam mê Netflix và chủ nghĩa tối giản, bởi vì màn hình khổng lồ của nó có thể được gấp lại và đặt vào bên dưới sàn nhà của bạn.
Khác với các TV OLED có màn hình linh hoạt mà các công ty như LG cung cấp, C SEED M1 sử dụng tấm nền MicroLED thay vì OLED thông thường, và nó cũng không chỉ đơn giản là cuộn vào hộp khi không sử dụng.
Nếu bạn chưa rõ thì MicroLED là một trong những công nghệ tương lai của lĩnh vực màn hình, vì nó kết hợp các tính năng tốt nhất của các công nghệ màn hình hàng đầu hiện nay với các điểm ảnh RGB tự phát sáng mà không cần đèn nền. Đồng thời nó cũng sử dụng các hợp chất vô cơ để ngăn chặn hiện tượng “burn-in” do các hợp chất hữu cơ gây ra, vốn được sử dụng trong các tấm nền OLED thông thường.
Hơn nữa, màn hình MicroLED cũng tiết kiệm điện hơn, cho phép màn hình mỏng hơn những vẫn có thể tạo ra màu trắng và đen nguyên bản, thậm chí có thể sánh ngang với những chiếc TV tốt nhất hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, một điểm yếu lớn đối với công nghệ này là nó vẫn chưa thể sản xuất thành một tấm nền linh hoạt cỡ lớn, như OLED. Nói cách khác, rất khó để khiến một chiếc TV 165 inch khổng lồ biến mất dưới sàn nhà. Nhưng C SEED đã biến điều này thành khả thi, khi chọn sử dụng 5 tấm riêng biệt có thể gấp vào nhau, với thiết kế tương tự như một chiếc quạt khổng lồ.
Đây là một trong những lợi thế của tấm nền MicroLED, có thể được sử dụng để lắp ráp thành một chiếc TV lớn hơn nhiều từ các tấm nền nhỏ hơn. Các cụm này cũng liền mạch, vì vậy nó xuất hiện như một màn hình đồng nhất khổng lồ khi trải ra. Công ty cũng tuyên bố rằng người dùng M1 có thể sử dụng một tính năng được gọi là Hiệu chỉnh khoảng cách thích ứng, để không có sự khác biệt trong hình ảnh được hiển thị giữa nhiều tấm nền. Việc tối ưu hóa hình ảnh này nhằm sửa bất kỳ sự khác biệt nhỏ nào về độ sáng của các pixel cạnh, hoặc để ẩn bất kỳ hiện tượng tạo bóng nào có khả năng tạo ra từ các đường nối giữa các tấm.
C SEED M1 có các màu hoàn thiện là vàng, đen hoặc titan. Giá bán của sản phẩm khá cao, 400.000 USD.
Nhưng chưa kết, mức chi phí này chưa bao gồm công cải tạo mà người sở hữu phải thực hiện để đặt tivi bên dưới sàn nhà. Có nghĩa là, người mua sẽ phải thuê thêm một nhà thầu xây dựng để đảm bảo rằng mình sẽ nhận được trải nghiệm xem hoàn toàn liền mạch.
Công nghệ TV Mini-LED vs MicroLED, nghe khá giống nhưng đâu mới là chân ái?
Thời gian gần đây, khi nhắc đến TV, ngoài OLED, chúng ta còn nghe khá nhiều về 2 thuật ngữ Mini-LED và MicroLED, vậy 2 công nghệ này có điểm khác biệt như thế nào?
Hiểu đúng về công nghệ Mini-LED và MicroLED
MicroLED đúng là một công nghệ hiển thị mới, còn với Mini-LE, đây thực tế chỉ là một cải tiến trong việc tối ưu ánh sáng đèn nền của TV LCD. Tuy nhiên, với mục đích marketing, các nhà sản xuất sẽ có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau. Ví dụ: LG có dòng QNED MiniLED, NanoCell và dòng UHD. QNED, Nanocell và "TV UHD" của LG đều là công nghệ LCD. Tương tự chúng ta có dòng QLED của Samsung và QLED Neo mới cũng đều dùng tấm nền LCD kết hợp với kỹ thuật đèn nền cao cấp.
Mini-LED - Cải thiện đáng kể chất lượng hiển thị của công nghệ LCD TV
TCL là nhà sản xuất TV đầu tiên phát triển hệ thống đèn nền Mini-LED, sau đó là LG với dòng TV QNED và Samsung với series Neo QLED. Nhiều năm trước, TV LCD sử dụng đèn nền CCFL (Đèn huỳnh quang cathode lạnh), việc chuyển sang sử dụng đèn LED giúp nâng cao tuổi thọ, đồng thời cải thiện sắc đen cục bộ và có tốc độ phản ứng nhanh hơn. Mọi TV LCD đều cần có đèn nền, đèn Mini-LED là một bước phát triển đáng kể, do kích thước nhỏ hơn, nhiều điốt phát sáng hơn. Vị dụ như trên một TV 86in, có đến hơn 30.000 bóng đèn Mini-LED. Nhưng điốt phát quang Mini-LED nhỏ hơn hoặc nhiều hơn để làm gì?
Càng nhiều đèn LED hơn thì sẽ có thể xử lý bật /tắt nhiều vùng tối hơn, độ chuyển màu cũng như độ nét vùng thiếu sáng cải thiện rõ rệt. Một màn hình truyền thống có thể sử dụng hàng trăm đèn LED, nhưng màn hình Mini-LED có thể hàng nghìn điốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tiêu chuẩn HDR khi các khu vực riêng lẻ trong hình ảnh phải thể hiện rõ độ sáng tối chênh lệch ra sao.
Sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa đèn LED thế hệ củ và đèn Mini-LED
So với màn hình LED trước đây thì công nghệ Mini-LED vượt hẳn về độ sâu ảnh, độ tưởng phản giữa chủ thể có cường độ sáng mạnh trong nền ảnh tối. Tuy nhiên, độ chi tiết, chi tiết sắc nét vẫn còn khá xa nếu so với TV OLED nhưng bù lại TV LCD đèn nền Mini-LED sẽ không gặp vấn đề về "burn-in" (bóng ma) hoặc giảm độ sáng theo thời gian.
MicroLED - Phát sáng
So sánh công nghệ TV OLED và MicroLED
MicroLED có tên gọi tương tự như Mini-LED nhưng đây là một công nghệ hiển thị mới với nền tảng kỹ thuật khác biệt. Về cơ bản, TV MicroLED thường được so sánh với OLED hơn là với công nghệ TV LCD, vì cơ bản, MicroLED cũng là những điểm pixel cực nhỏ tự phát sáng. Nhưng trái ngược với OLED, thay vì chất tự phát sáng là hữu cơ thì cấu tạo bên trong MicroLED là chất vô cơ. Điều này sẽ đảm bảo tuổi thọ màn hình cao hơn, độ sáng cao tốt hơn và không bị hiện tượng bóng như OLED.
Dòng TV MicroLED được nhắc đến nhiều nhất hiện này là the Wall của Samsung với những mẫu màn hình có kích thước lên đến 292in! LG cũng có dòng TV MicroLED đầu tiên mang tên MAGNIT nhưng hiện chỉ dành cho mục đích làm bảng hiệu kỹ thuật số, bảng điện tử.
Vậy MicroLED sẽ là công nghệ TV tối ưu nhất dành cho mọi người?
Thực tế, MicroLED vẫn là một công nghệ non trẻ, hầu hết các nhà sản xuất hiện chỉ cung cấp màn hình MicroLED cho khách hàng doanh nghiệp với mức giá không hề rẻ. TV MicroLED hiện có kích thước tối thiểu khoảng 100inch, do việc sản xuất các điốt vô cơ ở kích thước pixel rất phức tạp, trong khi đó màn hình càng nhỏ, các pixel càng nhỏ nên sẽ khó để làm ra một màn hình MicroLED cho người tiêu dùng thông thường.
Samsung dự kiến sẽ cung cấp mẫu TV MicroLED cho khách hàng cá nhân vào năm nay nhưng với kích thước 99 hoặc 110inch, giá bán vào khoảng 100.000Euro. Chi phí sản xuất cao với giá bán từ sáu đến bảy chữ số hiện đang là trở ngại khiến việc thương mại hóa TV Micro-LED cho người tiêu dùng thông thường là rất khó khăn.
MicroLED hay Mini-LED: Đâu là tương lai?
So với Mini-LED thì MicroLED rõ ràng chiếm trọn ưu thế về chất lượng hiển thị lẫn độ bền tuy nhiên sẽ còn khá lâu thì công nghệ hiển thị hi-end này mới có thể được phổ biến. Và rào cản về giá chắc chắn là cánh cửa rộng mở cho các nhà sản xuất đầu tư vào các dòng Mini-LED để chiếm phân khúc TV tầm trung.
Apple tự phát triển màn hình micro OLED Apple hợp tác cùng TSMC để phát triển màn hình thế hệ tiếp theo, tránh phụ thuộc vào Samsung. Nikkei Asia cho biết Apple đang hợp tác cùng đối tác lâu năm của mình - TSMC - để phát triển và sản xuất thế hệ màn hình tiếp theo tại một phòng thí nghiệm tuyệt mật ở Đài Loan. Công nghệ màn hình...