Chiếc nón lá bài thơ lớn nhất Việt Nam
Nón lá là một nét duyên của xứ Huế, bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa, gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà “nón bài thơ” đã trở thành một sản vật văn hóa của đất thần kinh.
Làng nón Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) là một làng nghề truyền thống. Nơi đây từ lâu, vào những buổi nông nhàn có hàng trăm người dân chuyên tâm trong việc làm nón lá. Đặc điểm nón lá của làng nói riêng và của xứ Huế nói chung là lồng những câu thơ cùng những thắng cảnh biểu tượng của Huế nằm chìm giữa hai lớp lá.
Chiếc nón lá bài thơ xứ Huế
Nhân kỷ niệm một năm thành lập, nhà hàng Nón Lá (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã ra Huế tìm gặp những người thợ của làng nón Mỹ Lam. Ông Thái Đô, một người làm nón lâu năm, cùng 9 người trong làng đã nhận lời thực hiện. Công việc bắt đầu từ 4/12/2011, hoàn thành 13/1/2012. Chiếc nón có đường kính 2,75m, cao 1,6m, chu vi, 8,63m.
Để làm chiếc nón lá, những người thợ đã dùng tre, lá xanh (tìm trên núi Ngự Bình), cước, sau đó trải qua 14 công đoạn (hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng…) để lợp 800 chiếc lá lên 52 vành nón (vành này cách vành kia 4,5cm). Trong đó, chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mềm mại theo độ cong của vành nón.
Những người thợ đã đặt ẩn bên trong 2 câu thơ: Sông Hương uốn khúc trữ tình, Trường Tiền soi bóng, Ngự Bình thông reo / Tiếng chuông Linh Mụ ngân dài, Văn Lâu thơ mộng, chờ ai một mình. Đây là 2 câu lục bát của ông Thái Đô viết về thắng cảnh của xứ Huế. Bên cạnh hai câu lục bát là những hình ảnh gắn với Huế. Như: sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, phu Văn Lâu. Hai câu lục bát củng những hình ảnh hiện rõ một cách cân đối khi người xem đứng vào bên trong và soi chiếc nón lên trước ánh mặt trời. Chiếc nón này nặng 30kg.
Những hình ảnh quen thuộc về Huế và các câu thơ được lồng bên trong chiếc nón rất đẹp
Kỷ lục được công bố vào lúc 9 giờ ngày 24/3/2012
Theo VNN
Bánh bột lọc chan mắm chua ngọt
Giữa những ngày xuân se lạnh của Hà Nội, nhìn món bánh bột lọc được chan nước mắm nghi ngút khói, thật khó ai có thể cầm lòng được.
Là một trong những loại bánh đặc trưng của xứ Huế, ấy vậy mà khi ra đến thủ đô, bánh bột lọc lại được chế biến vừa khéo lại vừa lạ dưới bàn tay người Hà Nội. Những miếng bánh bột lọc trong vắt được làm từ bột năng, cùng phần nhân bên trong được băm nhỏ gồm tôm, thịt lợn và nấm hương, mộc nhĩ, trộn đều cùng gia vị và hạt tiêu để dậy mùi thơm.
Những buổi chiều đông lạnh, ghé chân vào quán nhỏ, thưởng một bát bánh bột lọc nóng hổi thì còn gì bằng. Khác với bánh bột lọc truyền thống để nguội và chấm với mắm nhĩ, bánh bột lọc ở Hà Nội được dùng kèm nước mắm pha chua ngọt và rau sống, dùng ngay khi còn nóng. Bánh bột lọc chan nước mắm giờ đã phổ biến tại Hà Nội và trở thành món ăn quen thuộc vào mùa đông của nhiều người ở đây.
Món bánh có ngon hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nước mắm được pha. Thế nên, quán nào nổi tiếng, hẳn phải nhờ công cô chủ quán có tài pha nước mắm thật khéo. Thêm một chút vị cay từ ớt, vừa ăn bánh lại xì xụp húp nước, chỉ cần một bát cũng khiến bạn đủ no căng và ấm bụng.
Bạn có thể thưởng thức món bánh này ở các địa chỉ sau: quán cô Thường (198 Thụy Khuê), quán vỉa hè đối diện nhà thờ Hàm Long, chợ Nghĩa Tân. Giá từ 10.000 - 20.000 đồng một bát (từ 6 - 8 miếng bánh).
Theo NS
Lạ miệng bún nghệ xứ Huế Vài năm trở lại đây bún nghệ xứ Huế được coi là một đặc sản, thu hút nhiều sự chú ý của nhiều du khách bên cạnh những món ăn đã trở thành thương hiệu như bánh bèo, bánh xèo, bánh khoái... Bún nghệ chế biến đơn giản nhưng để có được bát bún ngon thì đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo...