Chiếc hộp vàng này sẽ sớm tạo ra oxy trên sao Hỏa?
Đó là tin tuyệt vời với những nhà thám hiểm cuộc sống mới trên hành tinh Đỏ.
Chiếc hộp vàng này sẽ sớm tạo ra oxy trên sao Hỏa
Sau khi hạ cánh an toàn xuống sao Hỏa vào ngày 18/2, chiếc tàu thám hiểm mới nhất của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, tàu thăm dò Perseverance, đã bắt đầu cuộc khám phá khoa học về hành tinh Đỏ.
Tuy nhiên, trong vài tuần tới, con robot kích thước cỡ ô tô sẽ ‘mở đường’ cho con người về tương lai sinh sống, du lịch trên sao Hỏa bằng cách tạo ra oxy trong bầu khí quyển giàu CO2.
Đó là MOXIE, Thử nghiệm sử dụng tài nguyên oxy tại chỗ trên sao Hỏa (The Mars Oxygen In-Situ Resource Utilization Experiment), một công cụ nhỏ có gắn trên tàu thăm dò Perseverance.
MOXIE có màu vàng kim, kích thước bằng một hộp đựng bánh mỳ, gắn ở mặt dưới của Perseverance, làm nhiệm vụ sử dụng tài nguyên địa phương để khám phá thay vì mang tất cả các vật liệu cần thiết từ Trái Đất.
Cụ thể hơn, MOXIE làm nhiệm vụ sử dụng và chiết xuất oxy từ bầu khí quyển chứa đầy khí CO2 trên sao Hỏa.
Điều này tạo điều kiện cho các nhà du hành vũ trụ tương lai thoát khỏi rắc rối phải mang thêm nhiều nhiên liệu cho cả hành trinh đi và về. Nếu công nghệ mới thành công, các nhà du hành tương lai chỉ cần mang các bình chứa rỗng và sau đó có thể bơm đầy oxy được tạo ra trên sao Hỏa.
Một tàu vũ trụ đưa con người lên sao Hỏa sẽ cần từ 30.000 và 45.000 kg oxy để có thể an toàn trên hành trình trở về nhà.
Hình vẽ về tàu thăm dò Perseverance trên sao Hỏa
Eric Daniel Hinterman, một nghiên cứu sinh tiến sĩ kỹ thuật hàng không tại Viện Công nghệ Massachusetts và là thành viên của nhóm MOXIE cho biết rằng NASA từ lâu đã quan tâm đến vấn đề này và kêu gọi thực hiện thí nghiệm tạo ra oxy ngay khi hình thành tàu thăm dò Perseverance.
Eric Daniel Hinterman nói: “Chúng tôi chỉ cần gửi lượng oxy từ Trái Đất lên sao Hỏa nhưng nếu có thiết bị tạo oxy ngay trên bề mặt thì có khả năng tiết kiệm rất nhiều tiền”.
Một vài ngày sau cú hạ cánh kinh hoàng của tàu thăm dò, nhóm MOXIE đã điều khiển thực hiện một loạt các bài kiểm tra để thử ‘độ sống’ nhằm đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động bình thường.
Eric Daniel Hinterman cho biết: “Chúng tôi đã bật thiết bị, gửi một số dữ liệu đế xác nhận nó vẫn sống sót. Khi đã nhận được dữ liệu, chúng tôi đã mở một ít sâm panh để ăn mừng”.
Lần chạy sản xuất oxy đầu tiên của MOXIE vẫn chưa được lên lịch cụ thể nhưng dự kiến sẽ xảy ra vào khoảng những tháng hoạt động đầu tiên của tàu thăm dò
Được biết, thiết bị MOXIE sẽ hút CO2, rồi làm nóng đến gần 800 độ C và đặt một điện áp, sau đó CO2 sẽ tách thành CO và O2, được gọi là điện phân oxit rắn.
Tuy nhiên, MOXIE không lưu trữ bất kỳ lượng oxy nào mà nó tạo ra, hiện tại nó chỉ đơn giản là xác minh rằng có thể tạo ra nguyên tố oxy và sau đó lại giải phóng trở lại bầu khí quyển. Đây chỉ là một nguyên mẫu nhỏ, nhỏ hơn khoảng 200 lần so với cỗ máy sử dụng cho nhiệm vụ của con người trong tương lai.
Thử nghiệm sẽ được tiến hành nhiều lần trong suốt một năm sao Hỏa. Để đảm bảo có thể hoạt động dưới nhiều loại điều kiện khác nhau, thiết bị sẽ hoạt động vào những ngày mùa hè nóng nực hay những đêm mùa đông lạnh giá cũng như trong cơn bão bụi toàn cầu hay một phần.
Eric Daniel Hinterman cho biết rằng công nghệ này đã hoạt động tốt trên Trái đất, nhưng “để thực sự tự tin vào thứ mà con người sẽ sử dụng cho mục đích sinh tồn, thì điều quan trọng là phải thử nghiệm trực tiếp trên sao Hỏa”.
Đường trượt tuyết hiếm hoi ở Nam Cực
Các nhà thám hiểm Nam Cực đã tìm ra một đường trượt tuyết có độ dốc hoàn hảo. Tuy nhiên sẽ rất khó để bạn được thử trải nghiệm tại đây.
'Du hành ngược thời gian' nơi hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km Hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km nhưng chênh nhau đến 21 giờ, tạo cơ hội cho khách du lịch có thể 'du hành ngược thời gian'. 'Du hành ngược thời gian' nơi hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km Hai hòn đảo Diomede Lớn và Diomede Nhỏ nằm ở phần giữa của Eo biển Bering, hai bên là...