Chiếc đồng hồ điện tử từ 1972 được làm lại, sử dụng OLED
Ra mắt năm 1972, Pulsar P2 là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên hiển thị giờ thông qua màn hình điện tử.
Mẫu đồng hồ do Hamilton kết hợp cùng Electro/Data sản xuất trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trên tay James Bond (do Roger Moore thủ vai) trong bộ phim Live and Let Die phát hành năm 1973.
Pulsar P2 cũng là một trong những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên (sau Seiko Astron) sử dụng tinh thể thạch anh để đo thời gian. Dòng điện từ pin chạy qua tinh thể, làm nó rung theo nhịp đều đặn để đo giờ, phút, giây. Khi ra mắt 48 năm trước, Pulsar P2 có giá 2.100 USD, tương đương 13.000 USD theo thời giá hiện nay.
Pulsar P2 là chiếc đồng hồ đeo tay điện tử đầu tiên trên thế giới.
Sau gần nửa thế kỉ, Hamilton đã cho ra mắt phiên bản mới của Pulsar P2 có tên Hamilton PSR. Tương tự Pulsar P2, tính năng duy nhất của PSR là hiển thị thời gian khi ấn vào nút cạnh bên, không có thông báo, không bấm giờ, thậm chí không có ngày tháng.
Điểm khác biệt của PSR so với Pulsar P2 là công nghệ màn hình. Thay vì màn hình LCD được xem là đột phá, đắt đỏ vào thời điểm ấy, PSR sử dụng công nghệ lai giữa LCD và OLED tân tiến hơn.
Khi ở chế độ bình thường, đồng hồ sẽ dùng màn hình LCD để hiện giờ, tuy nhiên khi bấm nút, màn hình OLED sẽ kích hoạt với độ sáng, độ tương phản cao giúp bạn nhìn rõ giờ khi đi ngoài đường, dưới trời nắng gắt.
Video đang HOT
Với mục đích phục vụ các nhà sưu tập, giá bán của Hamilton PSR là 750 USD cho phiên bản dây thép, trong khi bản mạ vàng có giá dưới 1.000 USD, giới hạn chỉ 1.970 chiếc.
Phúc Thịnh
Hướng dẫn bảo quản đồng hồ đeo tay đúng cách
Sử dụng đồng hồ thường xuyên, vậy bạn đã biết cách bảo quản đồng hồ đúng cách?
Người ta thường có câu "Của bền tại người", chính vì vậy để đồng hồ luôn được như mới, bền bỉ thì bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Trong bài viết này, sẽ hướng dẫn cách bảo quản đồng hồ đúng cách để bạn có thể sử dụng dài lâu.
Đồng hồ Pin (Quartz)
Không đặt đồng hồ nơi từ trường mạnh: Đồng hồ Quartz hay còn gọi đồng hồ pin, sau một thời sử dụng bạn phải thay pin. Cơ chế hoạt động của đồng hồ dựa trên nguyên lý từ trường. Các từ trường mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của đồng hồ. Chính vì vậy đừng đặt đồng hồ cạnh tivi, tủ lạnh, máy tính...
Chú ý đến pin: nguồn năng lượng chính của đồng hồ đến từ pin, vì thế chú ý thay pin đúng tiêu chuẩn và kích thước. Không chỉ vậy, bạn cũng cần thay pin ngay khi nguồn năng lượng đã cạn. Nếu để quá lâu, đồng hồ phải đối mặt với trường hợp pin chảy. Thành phần chủ yếu trong pin là Axit sẽ gây bào mòn đồng hồ.
Hạn chế sử dụng đồng hồ khi chơi thể thao: Mặc dù các đồng hồ đều có khả năng chống va đập tốt. Tuy nhiên bạn cũng không nên mang đồng hồ cho các hoạt động thể thao (trừ các đồng hồ chuyên cho thể thao).
Không thử độ cứng tuỳ tiện: Các loại kính đồng hồ như Sapphire đều có độ cứng, chống trầy xước, chống vỡ cực kì tốt. Nhưng không vì vậy mà bạn có thể thử tính chất cứng bằng dao kính, kim cương... điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kính.
Đóng chặt các núm điều chỉnh: Sau khi chỉnh giờ hay ngày, bạn cũng phải đóng chặt các nút điều chỉnh. Các lỗ hở sẽ khiến nước thẩm thấu vào đồng hồ. Ngoài ra, việc đeo đồng hồ khi tắm cũng ảnh hưởng không ít đến khả năng chống nước của chính nó.
Đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ thường được 3 loại bao gồm Handwinding (sử dụng dây cót để hoạt động), loại thứ 2 là đồng hồ Automatic (tự động lên dây cót dựa trên động năng từ cổ tay) và đồng hồ cơ tự động có thể lên năng lượng bằng cách vừa lên cót tay vừa chuyển động tay. Các loại đồng hồ thường có giá khá đắt hơn đồng hồ quartz vì cơ cấu chúng phức tạp hơn. Đặc biệt khả năng hoạt động của chúng có thể kéo dài rất lâu, có khi là mãi mãi, nếu bạn biết cách sử dụng đúng cách.
Lau dầu định kỳ
Nếu như đồng hồ pin cần thay pin đúng lúc thì đồng hồ cơ cần bảo hành dầu đúng định kỳ. Các loại đồng hồ thường được bôi một lớp dầu tại chân kính, giúp bộ máy hoạt động trơn tru mượt mà, chính xác.
Theo đó, thời gian thay dầu định kỳ của các mẫu đồng hồ cơ sẽ trong khoảng 3 năm. Đối với sản phẩm vừa mua, lớp dầu cũng có thể bị loãng vì quá trình trữ hàng lẫn bán hàng. Trong thời gian này bạn có thể theo dõi mức sai số của đồng hồ để quyết định nên thay dầu hay không. Trung bình đồng hồ Nhật sẽ sai khoảng 20 giây mỗi ngày, Thuỵ Sĩ là 10-20 giây mỗi ngày.
Lên năng lượng đúng cách: Đây là cách để đồng hồ có thể duy trì lâu dài
- Đối với dòng đồng hồ cơ lên cót bằng tay: xoay dây cót mỗi ngày khoảng 20 vòng.
- Đối với dòng đồng hồ cơ chuyển động tay: Bạn chỉ cần chuyển động tay theo chiều đồng hồ hay ngược chiều đều được.
- Đối với dòng đồng hồ cơ tự động: lần đầu tiên sử dụng bạn nên lên dây cót tự nhiên. Sau đó bạn có thể chuyển động tay để có thêm năng lượng mà không cần lên dây cót thường xuyên.
Xử lý ngay khi đồng hồ vào nước: Các chất liệu bên trong bộ máy của đồng hồ sẽ rất dễ bị gỉ nếu như để nước lọt vào trong.
Tránh vặn ngược kim đồng hồ: Cơ chế xoay 1 chiều sẽ giúp đồng hồ hoạt động ổn định, vì thế việc vặn ngược khi chỉnh đồng hồ sẽ tác động trực tiếp đến lò xo đồng hồ. Và đây là bộ phận rất khó để sửa chữa.
Điều chỉnh đồng hồ đúng thời điểm: Khoảng thời gian từ khoảng 21 tối đến 2 giờ sáng là giờ nên tránh chỉnh đồng hồ. Vì thực chất đến 0 giờ, đồng hồ sẽ nhảy giờ và cần 2 giờ để đồng hồ bắt đầu làm việc bình thường. Chỉnh đồng hồ trong thời gian này sẽ khiến các linh kiện, bộ máy không có thời gian nghỉ.
Tránh để đồng hồ gần sóng từ trường: Khi đặt đồng hồ gần các sóng từ trường sẽ khiến kim dễ bị nhiệm điện và ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.
Sử dụng hộp xoay: Đối với cách bảo quản này sẽ phù hợp với các đồng hồ cơ có Lịch vạn niên, lịch tuần trăng hay các mẫu đồng hồ thiên văn. Còn các đồng hồ bình thường không cần thiết sử dụng hộp vì chúng sẽ khiến đồng hồ bạn phải làm việc liên tục, giảm tuổi thọ bộ máy.
Theo FPT Shop
Những mẹo hay giúp bảo dưỡng đồng hồ được mới đẹp lâu hơn Những chiếc đồng hồ đeo tay từ Thụy Sĩ hay Nhật Bản luôn nổi tiếng với độ bền cao, nhưng như thế không có nghĩa bạn nên quăng quật chúng khắp nơi hay chỉ dùng mà không bảo quản. Với đồng hồ đeo tay, đặc biệt là đồng hồ máy cơ rất được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi sợ cơ khí...