Chiếc bánh sinh nhật ‘25 tuổi’ độc nhất của bà cụ sinh vào ngày 29/02, đợi 100 năm để được nổi tiếng
Con số 25 đó không phải là nhỏ đâu nhé!
4 năm mới có 1 năm nhuận, có thêm ngày 29/02. Từ lâu, dân tình đã kháo nhau rằng những ai sinh ngày 29/02 thì 4 năm mới thêm 1 tuổi, 4 năm mới được tổ chức sinh nhật 1 lần. Trên thực tế thì ai cũng biết đó chỉ là câu nói đùa, và tuổi thật của người sinh vào ngày 29/02 vẫn được tính theo mỗi năm như bao người khác.
Vậy mà, có một bà cụ ở Anh sinh vào ngày 29/02 thực sự tổ chức sinh nhật mình theo đúng lịch, tức là 4 năm mới có 1 lần. Bà tên là Doris Cleifem, năm nay tròn 100 tuổi, nhưng nếu tính theo đúng ngày sinh thì bà mới có 25 ngày sinh nhật. Trong ngày hôm nay, bà bỗng nổi tiếng khắp thế giới, xuất hiện trên hàng loạt tờ báo lớn nhỏ của Anh.
Chân dung bà Doris Cleife hồi còn trẻ.
Bà tròn 100 tuổi trong ngày hôm nay.
29/02/2020, bà tổ chức sinh nhật lần thứ 25 của mình với một chiếc bánh đặc biệt, vì là người hiếm hoi sinh ngày 29/02 mà có sinh nhật tới con số này. Bà chia sẻ cảm nghĩ với trang The Northern Echo: ‘Tôi đã nghĩ sẽ không sống lâu thế này. Mẹ tôi qua đời sớm, bà ngoại tôi cũng chỉ sống đến năm 47 tuổi, vậy mà tôi đã thọ đến ngày hôm nay, cả em gái tôi cũng 98 tuổi rồi’ .
Khi được hỏi có cảm xúc trong ngày sinh nhật lần thứ 25, bà trả lời: ‘Tôi không cảm thấy gì khác lắm. Nhưng tôi đã đợi cả đời để được nổi tiếng và nó thực sự đã xảy ra trong ngày hôm nay’.
Video đang HOT
Chiếc bánh sinh nhật có con số 25 đặc biệt, không phải ai cũng có thể đạt được con số này khi sinh đúng ngày 29/02.
Con gái bà Doris đã qua đời vào tháng 5 năm ngoái, nên năm nay bà đón sinh nhật đặc biệt cùng các cháu và chắt. Mọi người đều mừng rỡ và chúc mừng ngày sinh nhật của người phụ nữ đặc biệt.
Nguồn: The Northern Echo.
Theo Gia Hiển/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Vì sao có hẳn một câu lạc bộ những người sinh 29/2
Ngoài ra, tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân.
1. Ngày bổ sung: Cứ mỗi 4 năm, trên bảng lịch tháng 2 lại xuất hiện thêm một ngày: 29/2, còn được gọi là ngày nhuận (Leap Day). 24 giờ này là khoảng thời gian được thêm vào để đảm bảo phù hợp với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cụ thể, một năm có 365 ngày song thời gian thực tế để Trái Đất quay quanh Mặt Trời dài hơn một chút; khoảng 365,2421 ngày hoặc 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây.
Nếu không thêm một ngày vào 29/2 thì gần như cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ mất gần 6 giờ/năm. Sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ mất khoảng 24 ngày.
29/2 được gọi là ngày nhuận, 4 năm có một lần. Ảnh Shutterstocks.
2. Ở các loại lịch Do Thái, Trung Quốc và Phật giáo hay còn gọi là Âm lịch, dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, mỗi năm có đến một tháng nhuận.
Có một khoảng lệch 11 ngày giữa năm đo bằng chu kỳ mặt trăng so với năm đo bằng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, nên các lịch này định kỳ thêm các tháng nhuận để theo dõi.
3. Những người sinh vào ngày nhuận thường tự gọi mình là Leaping, Leapers, Leapsters hay L eap Day babies. Một câu lạc bộ dành cho những người sinh vào 29/2 có tới 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
4. Tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân. Trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người sinh vào ngày nhuận.
Tỷ lệ được sinh ra vào ngày 29/2 còn thấp hơn so với có 11 ngón chân hay ngón tay. Ảnh: St. Clair Hospital.
5. Cứ 5 cặp vợ chồng ở Hy Lạp thì một cặp k hông có ý định kết hôn vào năm nhuận. Họ tin rằng đó là điều xui xẻo.
6. Các nhà chiêm tinh học tin rằng những người sinh vào ngày nhuận sẽ sở hữu tài năng đặc biệt, thường là về nghệ thuật.
7. Karin Henriksen người Na Uy đã sinh ba đứa con vào ngày 29/2 liên tiếp - một cô con gái vào năm 1960 và hai con trai vào năm 1964 và 1968.
8. Tại Hong Kong, sinh nhật hợp pháp của những người sinh vào ngày nhuận là 1/3 trong khi tại New Zealand là 28/2. Nếu canh đúng thời gian, người sinh ngày nhuận có thể bay từ nước này qua nước kia và đón sinh nhật dài nhất thế giới.
9. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng con gái có chồng trở về nhà trong tháng nhuận âm lịch không tốt cho sức khỏe cha mẹ . Con gái được khuyên nên mang mì về để chúc cha mẹ mình sức khỏe và may mắn.
Nhiều cô gái chọn ngày 29/2 để ngỏ lời với chàng trai mình thích. Ảnh: bridesblush.
10. Theo truyền thuyết ở Ireland, Thánh Patrick đã chỉ định ngày xảy ra 4 năm một lần - ngày 29/2 - là ngày phụ nữ chủ động cầu hôn đàn ông. Tại một số nơi, Leap Day được gọi là "Ngày của người chưa vợ".
Năm 1288, Scotland thậm chí còn thông qua đạo luật cho phép phái yếu chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận.
Vào ngày này, nếu được một cô gái cầu hôn, phái nam nếu không đồng ý sẽ tặng lại một chiếc khăn lụa (hoặc áo khoác lông, tiền) thay vì từ chối thẳng thừng. Tại một số nước châu Âu, lời từ chối sẽ là 12 cặp găng tay.
Theo news.zing.vn
Hội con trai dành cả ngày 29/2 để chờ câu tỏ tình từ crush Trên các diễn đàn, dân mạng chế ảnh hội con trai mong ngóng hết ngày 29/2 nhưng hụt hẫng vì không thấy có bạn gái nào tỏ tình. Ảnh: Top Troll. Ngày 29/2 được xem là cơ hội để con gái chủ động tỏ tình, cầu hôn con trai. Bắt nguồn từ phương Tây, ngày cầu hôn 29/2 dần lan tỏa khắp thế...