Chiangmai thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt
Ẩm thực Thái Lan có vài nét tương đồng nên rất hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Xuất hiện chưa lâu nhưng Yam Chiang Mai (286 Hai Bà Trưng) đang được các bạn trẻ Đà Lạt săn đón nồng nhiệt.
Các món ăn mang đậm màu sắc Thái
Yam Chiang Mai là một quán cà phê xinh xắn vào ban ngày và là quán ăn Thái từ sau 17h00 mỗi tối. Chiangmai đem đến cảm giác yên bình, thư thái như chính con người và mảnh đất Đà Lạt. Chính nét tương đồng này đã kết nối 2 nơi tưởng chừng không liên quan lại với nhau. Không quá khi nói nơi đây chính là một Chiangmai thu nhỏ nằm trọn giữa lòng Đà Lạt bởi không chỉ vì nét đẹp của nơi đây mà còn là các món ăn tinh tế từ cách thức đến hương vị.
Nét đặc trưng của món ăn Thái là màu sắc bắt mắt cũng như hương vị chua cay kích thích vị giác. Yam Chiangmai sở hữu vô số món ăn nổi tiếng của Thái như pad tôm , yam khai, son tam, cà ri tôm, lẩu,… Các món ăn có giá giao động từ 49000đ – 399.000đ, khá cao so với mặt bằng chung nhưng bù lại không gian và chất lượng các món ăn ở quán khó mà chê được.
Video đang HOT
Pad Thai còn được gọi là món mì xào nổi tiếng ở Thái Lan. Món ăn này được làm từ mì gạo xào cùng với đậu phụ, trứng và tẩm bột me, ớt đỏ, nước mắm cùng đường thốt nốt. Món ăn được chế biến theo phương pháp truyền thống, có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và đắng. Ở Yam pad Thai được nấu cùng tôm, con to, tươi và ngọt thịt. Đầu bếp đã điều chỉnh 1 ít gia vị nên rất vừa miệng và hợp khẩu vị.
Lối tắt nối Chiang Mai giữa lòng Đà Lạt – Ảnh: Quan Manh Cuong
Son tam hay còn được gọi là gỏi đu đủ, tuy có mặt ở nhiều nơi nhưng ở Yam Chiangmai vẫn là ngon nhất. Một đĩa nộm đầy ắp, khi thưởng thức cảm nhận được ngay vị chua, ngọt, mặn và quan trọng nhất là cay. Một điều khá thú vị là hầu như các món ăn ở quán đều dùng ớt xanh, nhìn qua có vẻ không cay nhưng khi thưởng thức mới biết mình bị đánh lừa. Ớt thái sau khi bỏ vào miệng vẫn chưa cảm được vị, chỉ khi ăn đến một nửa hoặc gần hết phần mới thấy cay… tới bến.
Đến đây mà bỏ lỡ lẩu Thái thì quả thật đáng tiếc bởi hương vị đậm đà, hòa quyện các loại gia vị đặc trưng khác nhau: ớt cay nồng, lá chanh thanh nhẹ, gừng tươi tê tê cùng với hương vị ngọt của nước gà hầm và vị chua của chanh tươi. Hương vị lôi cuốn và đặc biệt ăn hoài mà không hề ngán.
Phong cách độc nhất vô nhị tại Đà Lạt – Ảnh: Diễm My
Ẩm thực Thái là một nét văn hóa mang màu sắc lôi cuốn, tuyệt vời. Những món Thái luôn biết cách lấy lòng, khiến thực khách say mê và chỉ muốn thưởng thức mãi.
Thưởng thức cháo lòng Di Linh giữa xứ ngàn hoa
Những đầu bếp khi đến Đà Lạt du lịch thường cho rằng, nơi đây không chỉ quảng bá thương hiệu ẩm thực địa phương mà còn ngẫu nhiên giới thiệu đặc sản của những vùng miền nơi khác khiến món ăn từ dân dã trở nên nổi tiếng.
Cháo lòng Di Linh Bà Mèn (đường Yersin, Đà Lạt)
Chẳng hạn như bánh căn của Nam Trung bộ, chả ram bắp Quảng Ngãi, bún chả cá Nha Trang... Ngoài ra thì còn có món cháo lòng Di Linh du khách không thể bỏ qua trong cẩm nang ẩm thực của mình khi phiêu lưu đến miền đất lạnh. Dù cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhưng cháo lòng Di Linh (của huyện Di Linh) được cả nước biết đến là "nhờ công" của Đà Lạt.
Vẫn như món cháo lòng mà nhiều địa phương trong cả nước thường chế biến, nhưng ở cháo lòng Di Linh có đôi chút khác biệt, sáng tạo và chính những tiểu tiết đó nó đã trở nên nổi tiếng, với bề dày thâm niên hơn 20 năm. Cháo được nấu bằng xương và tủy heo nên rất ngọt. Khi cháo nhừ, người ta cho một lượng huyết hậu (lượng huyết ít ỏi sau cùng khi làm heo) đã đánh sẵn (để không đặc) cho vào cháo lòng. Điều đó làm tăng thêm vị ngọt, đậm đà ở nước cháo vì huyết hậu rất ngọt. Để người dùng không có cảm giác ngán. Cháo lòng Di Linh phải nấu bằng gạo nở (gạo dẻo nhiều nhựa), nước hơi lỏng để có thể húp từng muỗng cháo cảm nhận sự tinh tế ở vị ngọt. Những tép hành lá phần gốc được bỏ vào nồi cháo góp công vị ngon ngọt và gần gũi (vì hầu như món ăn sáng từ phở, hủ tíu, bún riêu... đều không thiếu nguyên liệu này).
Lòng heo khi đã sơ chế nhiều lần với muối và rửa sạch bởi nước lọc thì được đem lên nồi nước luộc riêng. Đặc biệt là phổi phải luộc riêng biệt bằng một nồi khác nữa vì những chất trong phổi ra sẽ làm mất màu của lòng heo. Khi lòng heo luộc chín, đem rửa lại bằng nước lạnh rồi cho vào thau đá bào giúp làm tăng độ giòn. Khi ăn, sẽ trụng lại cho nóng hổi. Đặc biệt, dồi ở món cháo này không làm bằng ruột non như ở nhiều địa phương khác mà làm bằng khấu đuôi heo nên rất giòn dai.
Khi hai công đoạn chính được làm song song đã xong, giờ chỉ việc dùng thôi. Tô cháo lòng Di Linh được rắc chút tiêu và hành lá để tạo vị nồng. Bên cạnh là một dĩa bánh hỏi rắc hành phi, rau xanh, chén nước mắm trong dằm ớt hiểm, cùng với dĩa lòng nghi ngút khói khiến cho vị giác phải thèm thuồng. Giữa cái lạnh của xứ đại ngàn, gắp một miếng lòng chấm nước mắm trong ăn kèm rau sống và bánh hỏi thì còn gì bằng. Húp một muỗng cháo, nhâm nhi ly rượu thuốc hoặc rượu vang nho, cảm giác ngây ngất say theo vẻ đẹp đê mê của Đà Lạt mộng mơ.
Đến Đà Lạt có lẩu bò Ba Toa Con đường Nguyễn Thị Định nhỏ nhắn (phường 5, Đà Lạt) nằm bên dòng kênh dẫn ra thác Cam Ly, chỉ vừa đủ cho hai xe ô tô hai chiều qua lại nhưng lúc nào cũng đông nghịt người tìm đến. Vì sao ư? Bởi đây nổi tiếng với những quán lẩu bò trứ danh Ba Toa (cũ) với khoảng 20 quán lớn...