Chia tiền thưởng đội tuyển: Không nhập nhèm
Sau thất bại, một số ý kiến cho rằng ‘cầu thủ không xứng đáng, tiền nên dùng vào việc khác’.
Gần đây, VFF không còn treo thưởng cho đội tuyển tại các giải đấu lớn như trước đó. Thay vào đó, tổ chức này thường thưởng nóng cho cầu thủ sau những trận cầu quan trọng. Ở AFF Cup 2014, cách làm này được áp dụng. Thắng Philippines để vào bán kết, VFF thưởng thầy trò HLV Miura một tỷ đồng. Hạ Malaysia ngay trên sân Shah Alam trong trận cầu cảm xúc, VFF thưởng ngay hai tỷ đồng, đồng thời bầu Hiển cũng “tiền trao” một tỷ đồng. Dừng bước ở bán kết, tuyển Việt Nam có thêm một tỷ đồng từ giải thưởng hạng ba.
Các tuyển thủ xứng đáng được nhận tiền thưởng vì những trận đấu đã thể hiện trước đó. Ảnh: TN.
Trong men say chiến thắng, chuyện tiền thưởng không mấy ai để ý, thậm chí còn tán thành bởi cầu thủ xứng đáng nhận được những gì họ đã bỏ ra. Nhưng sau thất bại của thầy trò HLV Miura trước Malaysia tại Mỹ Đình, nhiều ý kiến cho rằng “không xứng đáng nhận tiền thưởng, VFF nên để tiền đó cho hoạt động khác” hay “thắng thì thưởng, thua thì phạt”… Chuyện thưởng của đội trở nên phức tạp.
Video đang HOT
Trong lần trả lời gần đây, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định tiền thưởng thưởng sau mỗi thành công của đội là số tiền xứng đáng. Theo ông, “cứ hô hào mãi rằng các anh hãy chiến đấu đi rồi sẽ có thưởng cũng không được. Họ cần động viên kịp thời sau mỗi thành công”. Như vậy, số tiền thầy trò ông Miura có được sau khi vượt qua vòng bảng, thể hiện một trận thắng đẹp trên đất Malaysia là xứng đáng cho những gì họ bỏ ra, chứ không phải nhận những cái chưa làm.
Trận thua trước Malaysia cũng “lấy” đi của thầy trò HLV Miura rất nhiều tiền, từ thưởng nóng của VFF, từ Mạnh Thường Quân và giải thưởng. Ngoài ra, nỗi thất vọng lớn, áp lực, sự nghi ngờ từ nhiều phía… cũng là “hình phạt” các cầu thủ phải gánh chịu.
Có thể do cách thua và động thái “mời cơ quan an ninh làm rõ” của ông Dũng khiến nhiều fan nghĩ rằng cầu thủ không còn xứng đáng nhận số tiền trước đó. Nhưng một trận thua không thể lấy đi hết mọi công sức của cả tập thể bỏ ra trước đây, suốt từ tháng 8 đến nay, bao gồm cả tiền thưởng. Còn nếu có tiêu cực, đó lại là chuyện khác.
Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2014 Mai Đức Chung khẳng định, chuyện tiền thưởng của đội tuyển sẽ rất rõ ràng. Thứ nhất, số tiền sẽ đủ như đã hứa thưởng trước đó chứ VFF không “lưu” lại. Thứ hai, trả đầy đủ, minh bạch chứ không có khuất tất. Thời điểm thanh toán được ấn định ngay sau khi AFF Cup kết thúc (ngày 22/12).
Chuyện chia thưởng ở bóng đá Việt Nam luôn diễn ra nhập nhèm nhiều năm qua. Tuy vậy, lời khẳng định của ông Chung khiến những ai quan tâm nhẹ lòng.
HLV Miura sẽ là người quyết định cách thức chia số tiền thưởng 5 tỷ đồng, theo dạng A, B,C, D hoặc theo cách tính điểm từng người. Nhưng dù cách nào, những cầu thủ thường đá chính cùng HLV trưởng cũng nhận 200-300 triệu mỗi người.
Theo VNE
Thất bại của đội tuyển: Tiền thưởng không có lỗi
Chủ tịch Lê Hùng Dũng khẳng định VFF đang áp dụng cách làm thưởng sau khi có thành tích, có ý nghĩa động viên.
Thắng Malaysia ở bán kết lượt đi tại Shah Alam, tuyển Việt Nam được VFF thưởng hai tỷ đồng và bầu Hiển "tặng" một tỷ đồng. Tính cả vòng bảng, thầy trò HLV Miura "đút túi" 4 tỷ đồng, chưa tính tiền thưởng của giải ít nhất một tỷ đồng cho đội đồng hạng ba. Khi tuyển Việt Nam thất bại cay đắng tại Mỹ Đình, phần thưởng vật chất được nhiều người hâm mộ đem ra bàn tán "cầu thủ áp lực vì tiền". Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho rằng tiền không phải nguyên nhân.
Chủ tịch VFF khẳng định tiền không phải là nguyên nhân thất bại của tuyển Việt Nam. Ảnh: TN.
"Việc thưởng cho cầu thủ ngay sau mỗi thành tích có tính bước ngoặt nhằm động viên kịp thời tới anh em. VFF hiện nay không còn làm kiểu lấy tiền mồi nhử như trước khiến áp lực lên cầu thủ và họ suy nghĩ đá vì thưởng. Các cầu thủ hiểu rằng đá cống hiến, hết mình thì sẽ không thiệt thòi. Thưởng sau khi có thành tích như cách làm hiện nay của chúng tôi có ý nghĩa động viên như vậy. Anh em cầu thủ đều hiểu", ông Dũng cho biết.
Tiền thưởng luôn đồng hành với bóng đá cách thưởng thế nào lại là câu chuyện gây ồn ào lâu nay của bóng đá nội. Trước đây, rất nhiều thất bại của đội tuyển ở đấu trường khu vực đều lấy tiền để xem như một nguyên nhân. Bấy giờ, không treo thưởng, VFF lo ngại cầu thủ "làm thêm" bên ngoài nên buộc treo thưởng trước giải với những con số lớn. Cách làm này tỏ ra không hiệu quả và tạo ra tác dụng ngược. VFF dưới thời ông Lê Hùng Dũng, bầu Đức không còn áp dụng cách treo thưởng trước.
Ông Dũng phân tích thêm: "Chúng ta cứ hô hào các anh chiến đấu đi rồi có thưởng mãi cũng không được. Họ cần động viên kịp thời bằng việc làm cụ thể sau những thành công. Đợi kết thúc giải, khi mọi chuyện nguội hết mới thưởng chưa hẳn đã hay. Chúng tôi tính toán rất kỹ mới đưa ra phương án này. Tiền không phải nguyên nhân thất bại. Mọi người có quyền khen chê nhưng quan trọng ở số đông đồng tình vì sự hợp lý là được. Làm cách nào cũng sợ bị chê, chỉ trích thì sao mà làm được".
Hiện tại, tiền thưởng vẫn "lưu kho" tại VFF. HLV Miura và các trợ lý có cuộc mổ xẻ về hành trình vừa qua của tuyển Việt Nam, đồng thời tính các phương án chia thưởng. Thông thường ở Việt Nam, cách chia thưởng vẫn là xếp loại A (đá chính thức, HLV trưởng), B (cầu thủ dự bị loại một thường vào sân, HLV phó hoặc trưởng đoàn), C (cầu thủ dự bị), D (các thành viên còn lại như bác sĩ, nhân viên hậu cần)... hoặc chia theo số điểm của từng người qua từng trận.
HLV trưởng là người đưa ra cách thưởng cuối cùng. Với số tiền thưởng hơn 5 tỷ đồng (4 tỷ thưởng nóng và một tỷ cho vị trí hạng ba), dự kiến mỗi vị trí đá chính có thể nhận 200-300 triệu đồng.
Theo VNE
Tiền thưởng của tuyển Việt Nam: Mỗi người ba xe SH Các cầu thủ ý thức rõ rằng không để chuyện tiền bạc ảnh hưởng tới tâm lý và chuyên môn. Với số tiền thưởng mới nhận được, mỗi tuyển thủ có thể sắm cho mình ba chiếc Honda SH Việt. Đây là thành quả xứng đáng với những gì thầy trò HLV Miura đã làm được. Con số 4 tỷ đồng mà tuyển...