Chia sẻ của anh thanh niên từng kiếm tiền bằng cách ngồi xem Netflix cả ngày: Tưởng thú vị nhưng không hề đơn giản chút nào
Một khi đã xem phim vì công việc, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ phải cày cả những series mà bản thân không hề hứng thú, ghi chép đầy đủ những chi tiết quan trọng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của Netflix.
Netflix hiện là một trong những nền tảng stream phim phổ biến nhất thế giới hiện nay, với kho phim cực kì đa dạng và chất lượng, gần như thể loại nào cũng có. Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất ở các series do chính Netflix sản xuất chính là luôn phát hành toàn bộ các tập phim trong một mùa, thay vì nhỏ giọt mỗi tuần một tập như nhiều hãng khác.
Điều này cho phép khán giả có thể thoải mái thưởng thức trọn vẹn mỗi khi mùa mới series yêu thích của mình lên sóng (binge-watch), qua đó cũng giúp phim liền mạch và dễ hiểu hơn. Với mục đích giải trí thông thường, đây đúng là một giải pháp thực sự hiệu quả và góp phần tạo nên bản sắc riêng cho Netflix. Tuy nhiên, nếu lấy đó làm kế sinh nhai, tức là dành gần như toàn bộ thời gian trong ngày chỉ để cày phim kiếm tiền, thì lại không hề lý tưởng như bạn nghĩ.
Cày phim trên Netflix để giải trí và để kiếm tiền là 2 công việc khác nhau hoàn toàn.
Đầu tiên, phải khẳng định đây là một công việc hoàn toàn có thật tại Netflix. Hãy lấy trường hợp của anh chàng Rafael Ceribelli dưới đây làm ví dụ. Rafael từng giữ vai trò nhân viên gắn thẻ (tagger) trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2018. Nhiệm vụ chính của anh cũng rất đơn giản: Ngồi xem hết từ phim này đến phim khác, sau đó gắn thẻ mô tả thể loại, nội dung hợp lý để Netflix có thể đưa ra gợi ý tốt hơn cho khán giả.
Khi xem phim để thư giãn sau 1 ngày dài mệt mỏi, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn những series, những thể loại yêu thích của bản thân để có được những phút giây giải trí đúng nghĩa. Nhưng Rafael lại không thể làm vậy. Một khi đã liên quan đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, anh buộc phải tuân theo chỉ đạo của Netflix và ngồi cày hết những series được giao chứ không phải thích gì xem nấy.
Video đang HOT
Chia sẻ với trang Tom’s Guide, Rafael cho biết: “ Thành thật mà nói, không phải thể loại phim nào cũng phù hợp với tôi. Có rất nhiều series mà có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ động đến nếu là 1 khán giả bình thường của Netflix, đặc biệt là những nội dung dành cho trẻ em. Đồng ý xem phim là để thư giãn, nhưng cũng có nhiều khán giả tìm đến phim ảnh như một triết lý sống, một cách để kích thích trí tưởng tượng, tư duy phân tích của não bộ. Tôi là một người trong số đó“.
Khi xem phim để kiếm tiền, bạn sẽ không thể lúc nào cũng xem những series mà mình yêu thích, buộc phải tuân theo chỉ đạo của Netflix.
Quan điểm của Rafael hoàn toàn có lý. Suy cho cùng, chúng ta khó có thể kiên nhẫn ngồi 8 – 12 tiếng mỗi ngày để xem những bộ phim mà bản thân không hề hứng thú một chút nào. Thế nhưng, là một nhà làm phim nghiệp dư vẫn đang trên còn đường tích lũy kinh nghiệm, anh chàng này cũng coi đây là 1 cơ hội quý giá để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân.
Rafael chia sẻ: “ Khi xem những series mà bạn không thích, bạn sẽ dễ dàng soi ra những điểm vô lý trong kịch bản. Tôi luôn tự đặt câu hỏi “Tại sao họ lại làm như vậy?”, “Tại sao không phát triển sự việc theo hướng này?”, kiểu kiểu thế. Là một nhà làm phim, một biên kịch, tôi cho rằng đây là cách rất tốt giúp tôi nâng cao kĩ năng chuyên môn của mình“.
Sự khắc nghiệt của nghề tagger chưa dừng lại ở đó. Bên cạnh việc cày phim ra, Rafael còn phải cẩn thận ghi chép lại những điểm đáng chú ý về mặt thể loại, hình ảnh, lời thoại nhân vật để sau đó nhập vào cơ sở dữ liệu chung của Netflix. Cái kiểu giải trí nửa vời như vậy khiến anh thực sự mệt mỏi và nhiều lúc cũng nản lòng.
Anh cho biết: “T ôi rất nghiêm túc khi thực hiện công việc này, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ những gì cần thiết. Thế nhưng có đôi lúc, tôi sẽ tua những cảnh phim không quan trọng, hay những câu thoại tục tĩu. Và hậu quả đến gần như ngay lập tức: Tôi bị Netflix cảnh cáo vì bỏ qua một số chi tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến phần gắn thẻ phim. Đừng nghĩ bạn có thể muốn viết gì thì viết nhé, Netflix vẫn sẽ tiến hành khâu kiểm duyệt cuối cùng để đánh giá chất lượng công việc của bạn đấy“.
Không chỉ đơn giản là ngồi cày phim qua ngày, Rafael còn phải ghi chép lại những chi tiết quan trọng để lựa chọn thẻ phù hợp cho từng series.
Thế nhưng, việc cẩn thận cày phim cũng giúp Rafael khám phá ra rất nhiều series, thể loại thú vị mới mà trước đây anh chưa từng trải nghiệm. Và nếu vào 1 ngày đẹp trời, Netflix giao cho anh đúng dòng phim mà anh yêu thích thì đúng là công việc trong mơ: Ngồi xem phim cả ngày mà vẫn kiếm được tiền.
“ Bạn bè tôi vẫn thường đùa rằng tôi có công việc tuyệt vời nhất trên thế giới. Nhưng nó chỉ thực sự đúng nếu như bạn hài lòng với những gì mình đang làm mà thôi. Tôi yêu công việc tagger, nhưng dù sao nó vẫn là 1 công việc nghiêm túc, và nhiều khi sẽ không thực sự lý tưởng như bạn nghĩ. Nó không giống như khi bạn thoải mái pha nước, chế bỏng ngô và ngồi thư thái thưởng thức bộ phim yêu thích của mình. Bạn phải thật tỉnh táo khi xem phim và có trách nhiệm với lựa chọn gắn thẻ của bản thân cho từng tác phẩm“.
Theo GenK
YouTube sẽ tự động kiểm duyệt và tắt tính năng kiếm tiền của tất cả video liên quan đến virus Covid-19
YouTube đưa những video liên quan đến virus Covid-19 vào nội dung kiểm duyệt.
Dịch bệnh do Virus Covid-19 vừa gây ra một tác động lớn, mà nạn nhân là những YouTuber. Theo tuyên bố mới nhất của YouTube, tất cả các video có nội dung liên quan đến virus Covid-19 đều sẽ bị tự động tắt quảng cáo, tính năng kiếm tiền chính trên nền tảng này, cho đến khi có thông báo mới nhất.
YouTube đang cập nhật những chính sách và hướng dẫn mới cho các nhà sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, hiểu theo một cách đơn giản, YouTube đang phân loại các video liên quan đến virus Covid-19 như là một sự kiện nhạy cảm.
Đồng nghĩa với việc trong quá trình xem xét và đánh giá này, tất cả các video liên quan đến chủ đề nhạy cảm này sẽ bị tắt tính năng kiếm tiền. Cho đến khi YouTube đưa ra thông báo mới, hoặc có thể phân loại các video này vào một mục khác, nằm ngoài các sự kiện nhạy cảm.
Bên cạnh đó, những video có nội dung liên quan đến virus Covid-19 cũng không còn được YouTube hiển thị đề xuất ngoài trang chủ nữa. Sự thay đổi này sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các kênh truyền thông, tin tức cập nhật liên quan đến dịch bệnh virus Covid-19.
Theo hướng dẫn của YouTube và Google dành cho các nhà sáng tạo nội dung, những sự kiện nhạy cảm bao gồm hành vi bạo lực gây thiệt mạng, những vụ xả súng, xung đột vũ trang, sự kiện bi thảm và thương tâm, hành động khủng bố.
Dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra đã trở thành một chủ đề thời sự được rất nhiều người quan tâm, được đưa tin trên tất cả các phương tiện truyền thông, bao gồm cả YouTube. Các tin tức cũng được đưa lên trong nhiều tuần nay.
Do đó, nhiều nhà sáng tạo nội dung tự hỏi vì sao YouTube lại đưa ra quyết định kiểm duyệt các video liên quan đến virus Covid-19, và vì sao lại là thời điểm này. YouTube và Google đều không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, đã có nhiều YouTuber làm những video liên quan đến virus Covid-19 với nội dung câu view. Cũng có một số nội dung không chính xác, sai sự thật. Tuy nhiên cũng có nhiều nội dung đưa tin tức cập nhật, tuyên truyền cách phòng tránh cho người dân.
Theo GenK
Triều Tiên cô lập người dân khỏi Internet như thế nào? Là đất nước bí ẩn nhất thế giới, đây là cách chính phủ Triều Tiên ngăn chặn người dân tiếp cận với những thông tin quốc tế. Theo trang tin công nghệ Business Insider, tại Triều Tiên, Internet, smartphone, laptop, TV, phim ảnh và radio cung cấp những thông tin hoàn toàn khác so với những gì chúng ta tiếp cận mỗi ngày....