Chia sẽ cách làm bột chiên vô cùng đơn giản cho gia đình bạn vào cuối tuần
Thành phần chủ yếu cho cách làm bột chiên này là bột gạo, được pha chế rồi hấp chín sau đó đem chiên vàng giòn vì thế nguồn tinh bột mà món ăn này cung cấp cho bạn hoàn toàn đủ để thay thế cho bữa cơm mỗi khi bạn muốn thay đổi khẩu vị nhé.
Đĩa bột chiên vô cùng hấp dẫn với màu sắc bắt mắt
Nguyên liệu cần có cho cách làm bột chiên:
300g bột gạo tẻ
1 muỗng canh bột năng
1/3 ly nước lọc
1 ly nước nóng
Gia vị: muối, dầu ăn, trứng gà, hành lá, giấm ăn, đường trắng
Rau củ chua ăn cùng: cà rốt và củ cải trắng mỗi loại 1 củ
Nước chấm: giấm ăn, nước tương, đường trắng, ớt sa tế hoặc ớt sừng băm nhuyễn.1 bó nhỏ cải ngọt
Bột gạo tẻ bạn có thê rmua ở các cửa hàng hoặc siêu thị
Đa phần các nguyên liệu của món bột chiên đều là các món dễ chuẩn bị, cứ ra chợ là có tất cả các bạn chỉ cần dạo 1 vòng thế là đủ nguyên liệu nhé.
Nguyên liệu đã sẵn sàn thực hiện cách làm bột chiên thôi nào:
Đầu tiên bạn dùng tô lớn cho các loại bột gạo, bột năng, 1 muỗng dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối sau đó cho nước lạnh vào tô bột rồi dùng muỗng trộn đều để bột không bị vón cục. Thêm vào tô bột ít nước sôi rồi tiếp tục trộn đều tay.
Cho hỗn hợp bột vừa trộn được vào một nồi nhỏ, đặt lên bếp nấu lửa nhỏ vừa nấu vừa khuấy đều tay đến khi thấy hỗn hợp bột đặc lại, khuấy bắt đầu nặng tay thì tắt bếp.
Bột sau khi nấu chín cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
Video đang HOT
Chuẩn bị các khuôn để cho bột vừa nấu ra lưu ý nên thoa một lớp dầu ăn để chống dính, cho hỗn hợp bột vừa nấu vào khuôn, trãi bột vào khuôn và dùng muỗng đè chặt hỗn hợp bột để hỗn hợp bột sau khi hấp chín được phẳng mịn.
Các khuôn bột đã sẵn sàn xếp từng khuôn vào nồi hấp, nấu sôi nồi hấp bằng lửa lớn để tạo được nhiều hơi cho bánh nhanh chín, thỉnh thoảng lau nước đọng dưới thành nắp, nấu sôi thêm từ 15 đến 20 phút nhớ thăm chừng khi dùng đũa xiên nhẹ qua lớp bột, que đũa vẫn sạch không bị dính bột là bột đã chín sau đó vớt ra ngoài để nguội tránh trường hợp tắt lửa mà không lấy bánh ra ngoài bánh sẽ bị động hơi nước khó chiên.
Cho bột vào chiên đến khi vàng thì cho trứng vào (nếu thích)
Chuẩn bị rau củ làm chua: củ cải trắng, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt sợi. Trộn vào tô cà rốt, củ cải muỗng nhỏ muối, một muỗng nhỏ đường, một muỗng canh giấm trắng trộn đều. Tiếp theo tiến hành pha nước chấm gồm nước, giấm ăn, đường, ớt, tùy theo khẩu vị có thể thêm bớt gia vị.
Khi một nguội hẳn bạn tiến hành cắt bột thành từng miến nhỏ vừa ăn, bạn có thể cắt theo dạng hình vuông 3×3cm hoặc cắt theo dạng lát hình thoi cho lạ mắt, nhưng đặc biệt khuyên nên cắt hơi dày một tí khoản 1,5cm để khi chiên bên ngoài bột thì giòn mà bên trong vẫn còn độ mềm là ngon nhất.
Đặt chảo lên bếp mở lửa lớn để chảo nhanh nóng rồi thêm ít dầu ăn, xếp các miếng bột vào chiên cho vàng đều 2 mặt từng miếng bột, món bột chiên ăn nóng sẽ ngon hơn.
Đĩa bột chiên hoàn thành vô cùng bắt mắt, ngon hơn khi dùng với nước chấm
Đập 2 quả trứng gà ra chén rồi trãi đều lên bề mặt bột đang chiên tiếp tục chiên thêm khoảng 3 phút đến khi trứng chín thì thêm ít hành lá lên bề mặt rồi cho bánh ra đĩa, ăn kèm cùng đồ chua và nước chấm đã pha sẵn. Cải ngọt xào nhanh qua lửa lớn sau đó cũng cho ra đĩa ăn cùng.
Bánh đạt chất lượng là sau khi hoàn thành sẽ là bề mặt ngoài vàng giòn bên trong mềm thơm, trứng gà kết dính các viên bột lại với nhau, cải xanh xào phải giữ nguyên độ xanh, giòn .
Mong rằng bài hướng dẫn cách làm bột chiên trên giúp bạn làm món bột chiên thơm ngon hợp vệ sinh chiêu đãi gia đình và bạn bè người thân. Chúc các thành công cùng món ăn nhé!
TP.HCM có những hàng ăn không biển hiệu nhưng vẫn đông khách và tồn tại vài thập kỷ
Dù không có biển hiệu, không có điều hòa mát lạnh nhưng những hàng ăn này ngày nào cũng đông khách lạ thường.Nói đến những nơi có văn hóa ẩm thực đường phố phát triển ở Việt Nam thì có lẽ TP.HCM đứng trong top đầu.
Bên cạnh các quán ăn khang trang, người dân nơi đây vẫn ưa chuộng việc ngồi ăn uống giữa phố phường nhộn nhịp. Bằng chứng là nhiều hàng quán không có biển hiệu, có khi chỉ là chiếc xe đẩy nhỏ nằm ở góc đường nhưng vẫn đông khách bất chấp thời gian nhờ vị ngon của món ăn. Nếu bạn cũng thích vừa ăn, vừa ngắm mây trời, xe cộ qua lại thì có thể ghé thử những hàng này nhé.
Bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu
Mặc dù có địa chỉ đến tận "2 xẹt" nhưng bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu vẫn đông khách xếp hàng chờ mua mỗi ngày nhờ hương vị thơm ngon và thâm niên buôn bán hơn 40 năm. Không gian ở đây cực kì đơn sơ, chỉ có duy nhất chiếc bàn inox to đặt ở trước nhà để chế biến món ăn và vài chiếc ghế nhựa thấp cho ai muốn ngồi lại. Nếu bạn muốn thử bánh đúc nóng nổi tiếng này ở quận Phú Nhuận thì nên tranh thủ đến sớm, lúc hàng vừa mở cửa vì chỉ sau vài tiếng là bánh sẽ hết sạch.
Ảnh: Nguyễn Hoài Tâm, Thu Hiền Võ
Bánh đúc ở đây được nấu thành từng nồi, luôn đặt trên bếp để giữ độ nóng. Phần bột gạo cũng được pha kĩ, không quá loãng nên khi ăn bánh khá dẻo và mềm mịn. Một chén sẽ có đầy đủ bánh đúc, đậu xanh tán nhuyễn, thịt heo băm xào cùng mộc nhĩ. Tất nhiên là không thể thiếu hành phi vàng giòn để tôn lên hương vị cho món ăn. Vì phần thịt xào đã được nêm nếm vừa vị nên khi ăn bạn chỉ cần rưới thêm 1 ít nước mắm mặn ngọt nữa là đủ để thưởng trọn mọi tầng hương vị.
Ảnh: Cậu Bé Yoga
Địa chỉ: 116/2/3 Phan Đăng Lưu, P. 3, Q. Phú Nhuận
Mở cửa: 14h - 18h30
Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám
Tại TP.HCM, không thiếu những quán gỏi khô bò khang trang, nhiều bàn ghế nhưng chiếc xe gỏi khô bò nhỏ xíu của dì Thúy bán gần 45 năm ở công viên Lê Văn Tám vẫn là địa điểm lui tới thường xuyên của các bạn trẻ vào mỗi buổi chiều. Ở đây không có bàn ghế, chỉ bán mang đi nên bạn có thể mua mang vào bên trong công viên, tìm 1 góc mát mẻ để ngồi ăn.
Ảnh: @t_imlee, @tr.minhngoc
Một phần gỏi khô bò của dì Thúy khá đơn giản, chỉ có vài nguyên liệu quen thuộc như đu đủ bào sợi, bánh phồng tôm chiên giòn, khô bò đen dẻo, đậu phộng, rau răm. "Ăn điểm" nhất chính là phần nước sốt với vị mặn ngọt cân bằng, trộn cùng các nguyên liệu khác tạo nên hương vị rất "cuốn". Tất cả các nguyên liệu trong gỏi khô bò cũng do tự tay dì Thúy làm nên mùi vị không lẫn với những nơi khác. Nếu bạn là fan cứng của gỏi khô bò thì nên đến đây ăn thử nhé.
Ảnh: @ruahaman, @lanwiththi, Ariel Cá Cá
Địa chỉ: Công viên Lê Văn Tám - 259 Hai Bà Trưng, P. 6, Q. 3
Mở cửa: 12h - 20h
Bột chiên Phùng Khắc Khoan
Cứ mỗi buổi chiều, khi đi ngang ngã 3 Phùng Khắc Khoan và Điện Biên Phủ, bạn sẽ thấy xe bột chiên do 2 ông bà cụ cùng nhau bán, bất kể mưa hay nắng. Tuy không có hàng quán chỉn chu, chỉ đôi ba bộ bàn ghế được dọn trên vỉa hè nhưng xe bột chiên lâu đời này vẫn thu hút đông khách ghé ăn.
Ảnh: @bungmoanchoi
Các nguyên liệu của phần bột chiên vẫn bao gồm những viên bột vuông vức, trứng gà, hành lá cắt nhỏ, đu đủ bào sợi và nước tương pha loãng. Điểm đặc biệt của món ăn chính là viên bột luôn được chiên với lửa thật lớn để giòn đều cả 2 mặt mà không quá ngấm dầu nên ít béo, ăn không bị ngấy. Đặc biệt hơn, phần trứng gà sau khi đập vào cùng bột cũng được chiên giòn chứ không mềm như những nơi khác. Tuy nhiên, nước chấm ở đây không thiên về vị ngọt, nên thay vì chan ngập vào phần bột chiên, bạn nên chấm riêng sẽ "ổn áp" hơn.
Ảnh: @ruahaman
Địa chỉ: 47 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Q. 1
Mở cửa: 14h - 21h
Bánh bột khoai môn Xóm Đất
"Lẫy lừng" nhất nhì khu Xóm Đất có lẽ là xe bánh bột gia truyền người Hoa không tên có thâm niên gần 50 năm. Xe bánh bột này bán đắt kỷ lục khi chỉ dọn hàng tầm 2 - 3 tiếng là hết veo, thậm chí có nhiều người ở quận khác vẫn chịu khó "lần mò" đến ăn thử. Ở đây có 2 loại là bánh bột gạo truyền thống và bánh bột khoai môn. Tất cả các công đoạn đều do nhà làm để tạo ra hương vị riêng cho món ăn.
Ảnh: Nguyễn Ling
Bánh bột sẽ được hấp trong những chiếc xửng inox, bên trên trải đầy thịt băm xào cùng củ sắn, mộc nhĩ và hành phi. Khi có khách đến mua, chị chủ sẽ múc từng miếng to cho vào đĩa, thêm 1 ít rau sống, giá đỗ và chan thêm nước mắm tỏi ớt. Riêng bánh bột khoai môn sẽ có vị béo và mùi thơm đặc trưng. Vì là bánh bột kiểu người Hoa nên bánh sẽ khá ẩm, độ mềm tương tự món bánh nậm ở miền Trung nhưng không mịn mà có chút lợn cợn của hạt gạo. Khi ăn, phần bánh béo thơm kết hợp cùng thịt xào nêm nếm ngọt và nước mắm mằn mặn rất dễ gây "nghiện".
Ảnh: Tui là Thiện, Nguyễn Ling
Địa chỉ: 174 Xóm Đất, P. 9, Q. 11
Mở cửa: 12h - 15h
Cách làm bánh bèo chén xứ Huế truyền thống Việt Nam Hôm nay, hãy cùng vào bếp với monngon.tv và cùng học cách làm bánh bèo chén truyền thống Việt Nam nhé! Thời gian cần cho món ăn này: công đoạn chuẩn bị 25 phút và thời gian nấu khoảng 45 phút. Nguyên liệu cho cách làm bánh bèo chén truyền thống: 150gram bột gạo tẻ 30gram bột năng 300ml nước lọc và 400ml...