Chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới
Nhiều kinh nghiệm quý trong thực tiễn triển khai thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội đã được chia sẻ tại buổi tọa đàm sáng 3/7 ở Trường Chính trị tỉnh.
Sáng 3/7, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức buổi tọa đàm với đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chủ trì buổi tọa đàm có đồng chí Đậu Tuấn Nam – Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Đào tạo – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Thị Hồng Hoa – Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự còn có cán bộ, học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K69.B22 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Quỳnh
Xung quanh vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nghệ An, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lương Thanh Hải cho biết, thời gian qua, tình hình thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, chính sách dân tộc được phân chia thành 13 nhóm chính sách, liên quan đến 17 sở và 11 ban, ngành triển khai chỉ đạo thực hiện. Ở thời điểm hiện tại, có 70 văn bản về công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Trung ương và 11 chính sách của tỉnh đang có hiệu lực.
Tuy nhiên, có nhiều chính sách chậm cấp nguồn vốn thực hiện và không có tính bền vững khi đầu tư dàn trải. Những chính sách hỗ trợ về cây giống, con giống, muối, gạo cho đồng bào với số lượng nhỏ lẻ, chưa phù hợp với nhu cầu của người dân.
Nhiều câu hỏi về việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trong thời kỳ mới của các đại biểu được giải đáp thấu đáo. Ảnh: Thanh Quỳnh
Video đang HOT
Dù mức sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng có nhiều bước chuyển tích cực nhưng đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn cao, bà con vẫn còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, hơn 200 bản chưa có điện lưới Quốc gia, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập.
Trước thực trạng đó, đồng chí Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho rằng, ngoài nghị quyết của Trung ương thì vùng đồng bào DTTS cần thêm những nghị quyết, chính sách riêng để phù hợp với từng vùng đặc thù.
Bên cạnh tập trung nguồn lực về vốn, chính sách, cần phát huy tinh thần tự lực của các dân tộc nhằm triển khai có hiệu quả công tác dân tộc, đặc biệt liên quan đến các vấn đề về bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc, xây dựng nông thôn mới và xây dựng các công trình giao thông, điện lưới và hạ tầng phục vụ dân sinh…
Nhiều xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số vẫn còn bị biệt lập, chưa có đường giao thông đi lại được bằng phương tiện có động cơ. Ảnh minh họa: Hữu Vi
Tại buổi tọa đàm, các học viên lớp Cao cấp LL – CT K69.B22 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đặt ra 14 câu hỏi, vấn đề liên quan đến việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các câu hỏi đã được đại diện các ban, ngành liên quan giải đáp cặn kẽ.
Trong đó, những kinh nghiệm trong công tác dân vận vùng đồng bào DTTS được đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy chia sẻ thông qua việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân vận chính quyền thiết thực, hiệu quả, trong đó tập trung chuyển biến nhận thức về công tác dân vận chính quyền vùng DTTS.
Về công tác dân vận trong thực hiện các giải pháp tạo sinh kế cho bà con đã được UBND các cấp cụ thể bằng các chương trình như: đề án phát triển kinh tế – xã hội miền Tây Nghệ An; bảo tồn, phát triển tộc người Ơ Đu và Đan Lai; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Chính phủ…
Kết thúc buổi tọa đàm, các học viên lớp Cao cấp LL – CT K69.B22 đã trao tặng các suất quà trị giá 50 triệu đồng cho học sinh vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Quỳnh
Theo Baonghean
Chuyên gia kinh tế nông nghiệp hàng đầu thế giới làm việc tại Việt Nam
Sáng 28/6 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp GS. Avishay Braverman, nguyên Bộ trưởng các vấn đề dân tộc, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Tài chính và Chủ tịch các vấn đề về kinh tế của Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
GS. Avishay Braverman còn được biết đến là một nhà kinh tế học nông nghiệp hàng đầu của Israel và thế giới, đang tham gia vào Khuôn khổ hợp tác giữa Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm tăng cường trao đổi học thuật, tham vấn chính sách và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Học viện và các viện nghiên cứu, các chuyên gia Israel nói riêng và quan hệ hữu nghị giữa 2 nước nói chung.
GS. Breverman tặng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cuốn sách mới nhất của ông viết về kinh tế nông nghiệp của thế giới.
GS. Avishay Braverman cho biết qua theo dõi tình hình Việt Nam cũng như trao đổi thẳng thắn, cởi mở với các chuyên gia ở trong nước, ông tin tưởng rằng trong vòng 10, 20 năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ trở thành "con hổ" của châu Á.
Nguyên Bộ trưởng các vấn đề dân tộc của Israel cho rằng vấn đề với Việt Nam là tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển tầng lớp trung lưu và "níu chân" họ ở lại và đóng góp cho đất nước, thay vì ra nước ngoài làm việc. Thứ hai là ưu tiên đầu tư cho giáo dục để nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ ba là tăng cường mở cửa thị trường, phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, GS Braverman bày tỏ mong muốn cùng với các chuyên gia kinh tế nông nghiệp hàng đầu thế giới sẽ phối hợp với phía Việt Nam tổ chức một diễn đàn về hợp tác trong nông nghiệp tại Việt Nam để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, khai thác tối đa tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
"Tôi tin rằng bằng việc khai thác các tiềm năng nông nghiệp sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng bền vững trên 7%", GS Braverman khẳng định.
Vui mừng được tiếp đón GS. Avishay Braverman, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng tinh thần tự lực tự cường để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam và Israel là hai nền kinh tế có cơ cấu bổ sung cho nhau, không có cạnh tranh trực tiếp nên hoàn toàn có thể hợp tác, cùng phát triển. Hiện Chính phủ hai bên đang chỉ đạo các bộ, ngành xúc tiến xây dựng hiệp định thương mại tự do giữa hai bên để tăng cường hợp tác, đầu tư.
Phó Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của GS Braverman tổ chức một diễn đàn hợp tác, phát triển nông nghiệp tại Việt Nam và giao cho đại diện Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp thực hiện.
Theo Danviet
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Nghệ An kết nạp 100 đảng viên mới trong 6 tháng đầu năm 2019 Sáng 28/6, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt các nội dung Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 35-NQ/TW (ngày 22/10/2018) và Thông báo số 55-TB/TW (ngày 20/4/2019). Đồng chí Thái Khắc Thư - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp...