Chia sẻ 10 game PS4 hay nhất, anh em mua máy nên sở hữu ngay
Sau 5 năm xuất hiện trên thị trường game, giờ đây PS4 là hệ máy console sở hữu nhiều game chất lượng nhất. Từ thể thao, hành động, phiêu lưu, thậm chí cả game kinh dị, người sở hữu PS4 không hề thiếu lựa chọn để thưởng thức.
Thậm chí lựa chọn nhiều tới ngưỡng nhiều anh em phải đặt ra câu hỏi, mới mua máy PS4, thì phải chơi những game nào đầu tiên?
Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trên cho tất cả những anh em mới sắm PS4.
Horizon Zero Dawn
Rất nhiều năm sau khi phát hành chính thức, khá chắc chắn rằng người ta sẽ vẫn còn nói về Horizon Zero Dawn ở nhiều khía cạnh. Nó là một trò chơi đẳng cấp, cả về công nghệ hình ảnh, đồ họa, lối chơi và cả cốt truyện nữa. Thế giới của loài người, 1000 năm sau tận thế được phô diễn đẹp đến mê hồn. Không phải những hoang mạc bất tận như trong Fallout, mà thay vào đó, cây cối đâm chồi nảy lộc, và những loài động vật máy móc được thả ra cả thiên niên kỷ trước để tái tạo trái đất tung tăng chạy nhảy, tất cả tạo ra một thế giới mở không một ai tin có thể chạy mượt trên chiếc PS4.
Bloodborne không phải là một game dễ. Kỳ thực From Software chưa bao giờ làm game dễ cả. Trong thế giới giả tưởng lấy bối cảnh châu Âu thời kỳ trung cổ, những gã thợ săn đặt chân tới Yharnam phải đối mặt với những con quái vật khủng khiếp được tạo ra từ một chứng bệnh kỳ lạ. Cuộc phiêu lưu của nhân vật chính, thợ săn không tên, giống như một cơn ác mộng khủng khiếp. Tốc độ gameplay nhanh, địch khỏe, chỉ cần vài hit là nhân vật có thể game over, khó chẳng kém gì Dark Souls cũng của From Software cả. Nhưng chính vì lối gameplay “thân lừa ưa nặng” như thế này mà Bloodborne trở thành một trò chơi đầy thử thách.
Marvel’s Spider-Man
Với Spider-Man, Insomniac đã chứng minh được cái “tâm” đủ sức tạo ra một tựa game siêu anh hùng đủ “tầm” khắc họa Spider-Man, nhân vật được yêu thích nhất trong toàn bộ thư viện truyện tranh của Marvel. Nó kịch tính, nhưng vẫn đầy hài hước và thông minh, đúng chất Spider-Man. Nó rộng lớn, nhưng không khiến người chơi mệt mỏi vì phải chạy theo những yêu cầu của game. Spider-Man là một tựa game xuất sắc, xứng đáng để anh em PC và Xbox One ghen tị vì chỉ độc quyền trên PS4.
Cốt truyện game tương đối là đơn giản: Hai cha con nhà Kratos hoàn thành ước nguyện cuối cùng của người vợ Freya trước khi bà qua đời, đưa tro cốt đến đỉnh núi cao nhất cửu giới. Nhưng dĩ nhiên là đời không như mơ, nào có ai ngờ rằng những vị thần ở đỉnh Asgard lại không muốn một á thần Hy Lạp chạy loăng quăng nơi họ trị vì, thế là cuộc chiến nổ ra. So với những phiên bản trước, nhờ vào việc có con nên Kratos cũng trầm lặng hơn, không điên rồ như hồi còn làm bá chủ đỉnh Olympus. Bản thân cốt truyện xoay quanh việc cha con hàn gắn tình cảm và việc dạy Atreus trở thành một chiến binh thực thụ cũng tạo ra chiều sâu cho toàn bộ tựa game được đánh giá là hay nhất trên PS4 trong năm 2018 này.
Uncharted 4: A Thief’s End
Cuộc phiêu lưu cuối cùng của Nathan Drake là một kiệt tác, theo nghĩa đen. Studio con cưng của Sony, Naughty Dog luôn biết cách tạo ra một câu chuyện cuốn hút, những câu thoại nhí nhảnh không cười không lấy tiền, và những pha leo trèo khám phá thế giới hoang sơ kỳ vĩ đẹp như mộng. Bên cạnh cuộc phiêu lưu đi tìm vùng đất cướp biển tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết mang tên Libertalia, những màn đối thoại theo kiểu tung hứng giữa Nolan North và Troy Baker xứng đáng được cộng một điểm cho tròn 10/10. Nếu thích phiêu lưu và có chút drama, thì Uncharted 4 là game không thể bỏ qua.
Video đang HOT
Không có thế giới mở, không có những nhân vật hài hước và ghi dấu ấn trong lòng người chơi, nhưng nó là một trong số những game casual ai cũng có thể chơi, già trẻ lớn bé bất chấp độ tuổi. Về cơ bản, Tetris Effect dựa trên nền tảng của trò chơi bán chạy nhất mọi thời đại, Tetris và thêm thắt những hiệu ứng âm thanh và hình ảnh cũng như chuỗi combo khi anh em có những màn quét sạch hết khối gạch trong màn chơi. Những chế độ đa dạng từ “thư giãn” đến “try hard” đều có cả, phục vụ cho mọi đối tượng gamer.
Resident Evil 7
Màn trở lại của series game kinh dị sinh tồn ấn tượng của Nhật Bản là một chuyến phiêu lưu kinh hoàng cho bất kỳ ai thưởng thức, dù họ chơi trên màn hình lớn hay chơi trên kính thực tế ảo PSVR. Bên cạnh Resident Evil 2, có thể khẳng định RE7 là một trong số những phiên bản xuất sắc nhất của Capcom. Sự kinh hoàng của Resident Evil 7 đến từ chính lối chơi của nó. Anh em sẽ không được vào vai những người lính tinh nhuệ đầy ắp kinh nghiệm chiến đấu với zombie, mà chỉ là một anh chàng dân thường vô tình bị cuốn vào câu chuyện khi đi cứu cô vợ Mia của mình. Game trở thành một cuộc rượt đuổi nghẹt thở giữa những thành viên gia đình Baker, không biết vì sao có sức mạnh kinh hoàng chẳng khác gì zombie, và nhân vật chính.
The Last Guardian
Trước cả khi thế giới game có khái niệm “art game”, những tác phẩm đậm tính mỹ thuật, từ thời PS2 đã có một hãng game làm ra những tác phẩm như vậy. Đó chính là Team Ico, với những game như Ico, Shadow of the Colossus hay The Last Guardian. Từng được phát triển cho PS3, nhưng mãi đến tháng 12/2016, game mới ra mắt trên PS4. Ngay lập tức, người ta dành cho tựa game với hai nhân vật vô cùng độc đáo, cộng với thế giới game dường như được đem ra từ một bài thơ nào đó. Cách chơi theo kiểu giải đố cũng giống như nhiều game Nhật thời PS2, khiến không ít người ngậm ngùi nhớ về quá khứ tuổi thơ dữ dội.
Journey
Mình biết đến Journey thông qua Austin Wintory, nhạc sỹ sáng tác nhạc nền cho trò chơi này. Chỉ cần nghe giai điệu của bản “Nascence”, track đầu tiên của nhạc nền Journey đã đủ để anh em tò mò tìm hiểu trò chơi này rồi. Những đoạn cắt cảnh không lời đề tựa, không lời thoại, mà chỉ có âm nhạc dẫn lối cho người chơi đã biến Journey trở thành một trong những game indie xuất sắc nhất trên PlayStation, kể từ khi ra mắt vào năm 2012 trên PS3 và sau này là lên PS4.
Đến giờ phút này, Austin Wintory đã trở thành một trong số những người làm nhạc cho game đình đám nhất, với các tác phẩm như Assassin’s Creed Syndicate, Abz hay Absolver, thế nhưng Journey vẫn xứng đáng được ghi vào sử sách khi trở thành game có album nhạc nền đầu tiên được đề cử giải Grammy.
Red Dead Redemption 2
Có thể, vì sự thiếu hụt những game lấy bối cảnh miền Tây hoang dã, nên RDR2 có được lợi thế của một kẻ tiên phong. Nhưng không chỉ ở bối cảnh, RDR2 còn tiên phong ở rất nhiều khía cạnh khác. Nó không đơn giản chỉ là một bản GTA ở thời kỳ cận hiện đại, mà thay vào đó, RDR2 là tác phẩm đem lại cho mình cảm giác ấn tượng và hoàn thiện nhất từ trước tới nay của Rockstar. Nó khiến mình hơi lo lắng, rằng làm cách nào để GTA VI hay RDR3 sau này (nếu có) ra mắt, làm thế nào để chúng vượt qua những tiêu chuẩn quá lớn mà trò chơi này đã định hình.
RDR2 xóa bỏ hoàn toàn cái cách nhìn thiên lệch về miền tây nước Mỹ chỉ có nắng, gió và cát bụi. New Hanover, địa điểm đầu tiên anh em trải nghiệm trong game là một vùng rừng núi đẹp đến nao lòng. Nó đầy đủ những cánh rừng già, những ngọn đồi thoai thoải vươn tầm mắt đến xa tít tắp, hay những bãi trọc chăn ngựa, chăn cừu với những ngọn xương rồng rải rác… Khi bước chân vào những thành phố đầy nắng, hiệu ứng hình ảnh phản chiếu trên những tòa nhà, trên mặt đường lát đá hay bóng đổ thực sự vô cùng ấn tượng.
Theo Tinh Te
Marvel's Spider Man: Những bí mật có thể bạn đã bỏ lỡ trong tựa game về "Thánh nhọ"
Chuyện Sony đang đè bẹp Microsoft trên mặt trận game độc quyền, đập tan ông lớn Microsoft như cầm tớ báo lớn cuộn tròn đập bẹp dúm một chú nhện nhỏ con, là điều chẳng có gì lạ nữa rồi.
Bởi liệt kê ra sơ sơ, Sony cũng đã có toàn những bom tấn huyền thoại cho thế hệ Console hiện thời thuộc đủ các thể loại, từ đối kháng, hành động, nhập vai, chặt chém... như: The Yakuza series, Street Fighter 5, Detroit: Become Human, Bloodbourne, Uncharted 4, Horizon: Zero Dawn, God of War... Và như chưa đủ khốn khổ cho Microsoft, Sony còn còn nhiều tựa game chưa ra mắt nữa kia.
Thế nhưng chuyện tương lai hạ hồi tính tiếp, còn về hiện tại, chúng ta đang có cho mình một tuyệt phẩm mới đến từ Studio Insomniac Games, một lá thư tình đầy lãng mạn cho một trong những tạo phẩm tuyệt vời nhất của thế giới Comic, chàng Người Nhện với Marvel's Spider Man.
Kể từ khi được công bố tuốt từ kì E3 năm 2016, Marvel's Spider Man đã luôn làm sục sôi các fan của Người Nhện nói riêng và cả giới game thủ nói chung; tất cả đều có cùng một sự mong chờ về một tựa game Người Nhện đàng hoàng không sơ sài, không chắp vá, không rập khuôn ăn theo phim. Và quả thực, Insomniac Games đã không làm chúng ta phải thất vọng.
Ngay khi ra mắt Marvel's Spider Man đã đạt được thành công vang dội cả về mặt chuyên môn với những điểm số cao chót vót từ giới phê bình; lẫn thành công về doanh thu từ sự chào đón, hưởng ứng nhiệt tình từ giới game thủ. Đạt được sự thành công đó, không thể không kể đến sự chăm chút kĩ lưỡng đến từng tiểu tiết nhỏ nhặt của Insomniac Games. Nếu bạn đã chơi nó hay chỉ mới nhìn vài phút gameplay thì bạn sẽ hiểu người viết nói về cái gì. Và sự chăm chút đó không chỉ ở trong những khía cạnh cốt lõi như đồ họa, gameplay, cốt truyện; mà còn ở cả những Easter Eggs, những tiểu tiết dù nhỏ nhoi nhưng lại làm nên sức sống của game, Những bí mật có thể bạn đã bỏ lỡ trong tựa game về "Thánh nhọ" mà Game4V sắp đề cập dưới đây.
1/ Khi tên lửa vẫn là một lời tuyên bố chưa đủ đô
Một số chi tiết nhỏ có thể quá sức, quá sức nhỏ nhặt đến mức dường như không ai có thể để ý đến nó nổi nếu chơi một cách bình thường. Thậm chí chơi một cách kĩ lưỡng, săm soi với đôi mắt cú vọ đi nữa cũng không thể nhìn ra nổi. Những dòng chữ trên một quả tên lửa là một trong những thứ như vậy: Đã nhỏ rồi, lại còn di chuyển quá nhanh trong những tinh huống căng thẳng, cân não nhất. Thế nên thường thì một lớp Texture tử tế là đủ rồi nhưng không, Insomniac phải viết đầy chữ lên nó cơ.
Nhưng kể ra cũng may mắn là tựa game này có bao gồm cả chế độ phôt mode cho phép bạn pause game tức thì nhằm lưu giữ lại những khoảnh khắc đánh nhớ, bá đạo nhất trong quá trình hành hiệp tượng nghĩa của mình. Và với một số game thủ, đi vòng quanh chụp ảnh còn thú vị và vui hơn cả chơi game xuyên suốt phần chơi chiến dịch. Và dù với lí do gì đi nữa thì khi chụp ảnh một quả tên lửa bay ngang đầu, cùng với các dòng chữ ghi chỉ số kĩ thuật thì bạn sẽ được hoan nghênh với dòng mô tả "Đảm bảo giết được Nhện".
Cái đấy thì ai mà cãi được nhỉ?
2/ Lời cầu hôn cay đắng
Đây là cái mà có thể gọi là Easter Eggs buồn nhất mọi thời đại, số là vào tháng 5 năm 2018, một game thủ tên Tyler Schultz đề nghị với Insomniac mong họ giúp anh cầu hôn bạn gái mình. Và sau khi canan hắc, Insomniac nhận ra đây là một ý tưởng khá là thú vị và quyết định biến điều ước của anh chàng thành hiện thực.
"Tôi đã sẵn sàng để cầu hôn bạn gái mình và muốn làm nó sao cho thật hoành tráng... Có cách nào để các bạn có thể đặt dòng chữ "Madison, em có lấy anh không?" vào đâu đó trong game không, anh chàng Tweet, và kết cục là Insomniac đã mang đến cho anh chàng một bối cảnh cầu hôn bằng những dòng text lãng mạn nhất kể từ màn cầu hôn của Andrew Lincoln với Keira Knightley trong Love Actually. Nhưng tiếc thay, mối tình này không có một cái kết có hậu. Khi Spider Man ra mắt cùng lời cầu hôn to oạch trước cửa nhà hát, cặp đôi đã chia tay nhau mất rồi. Trong một đoạn video hiện đã bị xóa trên Youtube,Schultz xuất hiện và nói rằng người yêu anh chàng đã bỏ anh để yêu... anh trai của anh.
Sau đó, cô bạn gái cũ của Tyler, Madison Gamble nói rằng cô chỉ là bạn với anh trai Tyler mà thôi, mà cả hai cũng hục hặc với nhau được một thời gian rồi. Chưa hết, cô nói là mình "chưa từng yêu thích video game" và đó không phải là cách cô muốn được cầu hôn.
Insomniac đề nghị với Tyler được bỏ cái Easter Eggs đó ra khỏi game nhưng dù gì đi nữa, đây chắc chắn là Easter Eggs buồn nhất từ trước tới giờ trong lịch sử video game
3/ Viếng thăm văn phòng của Insomniac
Manhattan, một trong những thành phố cool nhất trên thế giới, thu hút đủ mọi thành phần dân cư với đủ các thể loại ngành nghề hot nhất đến đây tìm kiếm giấc mơ Mỹ. Và một trong số đó là Nhà phát triển game. New York là ngôi nhà của một trong số những nhà làm game nổi tiếng nhất thế giới như Rockstar, Zynga... Và một trong số những studio... không đặt trụ sở tại New York, chính là cha đẻ của Marvel's Spider Man: Insomniac Games. Studio này đặt tại Burbank, California. Nhưng điều đó không ngăn được họ tự đưa chính mình vào trong game.
Nếu tình cờ, bạn đu bám ở khu Upper East Side trên đảo Manhattan, bạn sẽ bắt gặp một văn phòng có biển hiệu giống hệt cái logo bạn thấy lúc khởi động game. Thậm chí bạn còn nghe được radio cảnh sát nói đang có... tội ác diễn ra tại đó nữa kia,
4/ Trong đống đồ lộn xộn ẩn giấu sự thú vị
Spider Man mở màn với một đoạn phim Cinematic trong phòng ngủ của Peter Parker, phô bày toàn bộ cuộc sống hỗn độn, giằng xé của một cậu thanh niên nghèo điển hình muốn làm siêu anh hùng. Với hàng đống giấy note, đồ dùng học tập... vứt tùm lum bừa bãi, giấy giục tiền nhà thì đã đến nơi, bữa sáng thì chưa ăn mà vẫn phải vội vội vàng vàng mặc lên mình bộ đồ Người Nhện bó sát mà đi hành hiệp. Một đoạn cinematic nho nhỏ nhưng đủ để khái quát hầu hết về cuộc sống của Peter Parker.
Nhưng trong đoạn cinematic ngắn ngủi giữa không gian hỗn độn đó là rất nhiều nếu không muốn nói là trugn tâm của Easter Eggs đó nhé. Một ví dụ tiêu biểu là tờ Note "call T.S back RE: job offer, - Gọi lại cho TS, có đề nghị công việc". T.S ở đây gần như chắc chắn là Người Sắt Tony Stark rồi. Nhưng chính xác thì Tony già muốn đề nghị công việc gì cho chàng Thánh nhọ kia chứ? Đi hạ Thanos chăng?
Một dòng note đáng chú ý nữa là "RR suit fabric ballistic? Call to confirm", RR ở đây gần như chắc chắn là Reed Richards, tức Mr. Fantastic, ông giáo sư thiên tài, bộ óc của nhóm Fantastic Four. Nhưng có vẻ mong chờ vào một sản phẩm Crossover vào thời điểm này có vẻ còn hơi sớm đó nhỉ?
5/ Sự xuất hiện của Niko Bellic trong GTAIV
Có cả đống nhiệm vụ phụ vui, thú vị trong Spider Man để bạn làm cho đã ghiền. Nếu bạn có thể ngồi căn ke với chế độ Photo mode đủ lâu để tìm ra chúng. Và một trong số đó, có tên Spider Man P.I sẽ đưa bạn theo đuôi một nhận vật bí hiệm qua Greenwich Village tới rìa Hell's Kitchen.
Từ chiếc cửa sổ bên ngoài, bạn tình cờ bắt gặp được một hình bóng vô cùng quen thuộc, các giọng điệu đấy, cái bộ đồ thể thao đó. Mà chúng ta còn đang ở đúng New York, tức Liberty City nữa chứ? Và nếu bạn bật Subtitle lên thì có thể biết được rằng hai nhân vật đang nói đó chín half Niko và Roman, hai nhân vật chính đáng yêu trong tựa game huyền thoại Grand Theft Auto IV của Rockstar, ra mắt năm 2008. Dù đã gần một thập kỉ trôi qua, có vẻ như cặp đoi này vẫn y hệt như xưa vậy.
6/ Kiểu gì thì kiểu, Peter vẫn phải giả tiền học phí đại học
Qua bao năm tháng, đã có rất nhiều tựa game về Người Nhện được ra mắt nhưng tựa game bắt được đúng cái tin thần Người Nhện nhất chắc chắn phải là Spider Man 2, và cụ thể chính là những nhiệm vụ giao bánh Pizza kinh điển trong Comic căng thẳng, nghẹt thở trên nền nhạc Ý vui tươi không thể đối lập hơn. Đoạn nhạc đó còn trở lên nổi tới mức trở thàn hmotoj dạng Meme Spider Man trong suốt nhiều năm sau và fan của Spider Man yêu thích nó tới mức gần như chắc chắn rằng thể nào cũng sẽ có nhiêm vụ giao bánh Pizza trong Marvel's Spider Man. Một game thủ thậm chí còn hỏi tận nơi tới Insomniac trên Twitter nhưng ngạc nhiên thay, Insomniac Games rep rằng họ không thể làm những nhiệm vụ giao bánh Pizza đó được vì những lí do hết sức thuyết phục đó là Peter Parker trong Marvel's Spider Man hiện... không còn là sinh viên nữa mà là nhà khoa học rồi.
Ấy vậy nhưng điều đó không ngăn Insomniac thêm bản nhạc này vào tựa game của mình được, với những game thủ nào tò mò mà chưa được biết bài hát đó là gì thì mẩu nhạc đó là một bản nhạc Neapolitan thế kỉ 19 có tên Funiculì, Funiculà mà dịch ra nội dung thì chả liên quan tí nào tới Pizza cả.
7/ Nơi yên nghỉ của Chú Ben
Uncle Ben già tội nghiệp với câu nói nổi tiếng "Sức mạnh lớn đi kèm với trách nhiệm lớn". Được tạo ra chỉ để phải chịu một cái chết nghĩa hiệp đầy chóng vánh mà cứ phần phim, game nào ra mắt là hầu như đều nhai đi nhai lại cái chết này đến phát ớn. Dù quả thật chú Ben là một con người hết sức quan trọng và Peter Parkerr đã không phải là Người Nhện nếu không có ông, thì quả thực việc cho ông chú tội nghiệp này chết đi chết lại là một điều vô cùng... ngán ngẩm với các fan của Người Nhện.
May thay, đến với Marvel's Spider Man, bạn sẽ không phải chiêm ngưỡng qua cái chết này nữa. Thay vào đó, nếu tình cờ bạn đu dây tới phía nam của bán đảo Manhattan thì sẽ thấy một nhà thờ này cạnh một khu nghĩa trang nho nhỏ khiêm tốn, và trong đó, là bia mộ, nơi yên nghỉ của chú Ben yêu quý mà khi đi đến bên, bạn sẽ được tưởng thưởng một achievement trophy dễ ngon lành mang tên câu nói nổi tiếng của chú Ben: "Sức mạnh lớn đi kèm với trách nhiệm lớn".
Theo Game4V
Sự thật phũ phàng: Spider-Man cũng có thể đoạt mạng người khác Dĩ nhiên thì việc này không thể mang ranh giới đúng - sai ra phán xét, tuy nhiên nó cũng khiến nhiều fan của Spider-Man cảm thấy thất vọng. Với fan của Spider-Man, hẳn nhiều người đều biết phương châm sống quan trọng nhất của siêu anh hùng này là không bao giờ giết người. Dù kẻ thù có hung ác đến đâu,...