Chia rẽ và đồng thuận trong xem xét bãi nhiệm Trump lần hai
Nội bộ đảng Cộng hòa chia rẽ sâu sắc trong việc xem xét bãi nhiệm Trump tại Hạ viện, trong khi mức độ đồng thuận lưỡng đảng lại tăng cao.
232 nhà lập pháp, bao gồm 10 nghị sĩ Cộng hòa, ủng hộ luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi 197 người phản đối tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện chiều 13/1.
Với kết quả này, Hạ viện đã thông qua điều khoản luận tội chuyển nó sang Thượng viện, nơi chưa rõ liệu có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào tham gia vào nỗ lực bãi nhiệm Trump hay không.
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 10/6/2020. Ảnh: Reuters.
Cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện cho thấy dấu hiệu chia rẽ sâu sắc trong đảng Cộng hòa. Một số thành viên cao cấp nhất trong ban lãnh đạo đảng Cộng hòa đã không lên án nỗ lực luận tội của đảng Dân chủ. Nghị sĩ Liz Cheney, chủ tịch Hội nghị đảng Cộng hòa Hạ viện, hôm 12/1 tuyên bố sẽ tham gia với phe Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Trump.
Còn Mitch McConnell, thượng nghị sĩ cấp cao nhất của đảng Cộng hòa, hôm 13/1 cho biết vẫn chưa quyết định có bỏ phiếu hay không tại phiên tòa ở Thượng viện. Tuy nhiên, một số cộng sự của McConnell cho hay ông đã thể hiện sự “hài lòng” vì đảng Dân chủ tiến hành xem xét bãi nhiệm Trump lần hai.
Các nghị sĩ mới được bầu của đảng Cộng hòa cũng bất đồng về nỗ lực xem xét bãi nhiệm Trump. Nghị sĩ Nancy Mace tại Nam Carolina và đồng nghiệp Marjorie Taylo Greene, người ủng hộ phong trào QAnon, đã cãi nhau nảy lửa, khi Mace chỉ trích Green và những người ủng hộ QAnon về vụ bạo loạn Đồi Capitol.
Một câu hỏi đang đặt ra giữa các thành viên Cộng hòa là liệu 10 nghị sĩ Cộng hòa có quan điểm trái ngược với đảng của mình sẽ phải chịu bất cứ hậu quả chính trị nào không. Một số nghị sĩ cho biết họ ủng hộ việc xem xét bãi nhiệm Trump, nhưng không công khai quan điểm này vì lo ngại có thể gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình trước những người ủng hộ Trump vốn đang phẫn nộ.
Video đang HOT
Không giống lần xem xét bãi nhiệm trước, mức độ đồng thuận của lưỡng đảng lần này cao hơn . Ngoài 10 nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ phe Dân chủ, Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, trong bài phát biểu hôm 13/1 đã tuyên bố Trump phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ bạo loạn ở Đồi Capitol tuần trước.
Không rõ có bao nhiêu đảng viên Cộng hòa sẽ bỏ phiếu luận tội Trump tại Thượng viện. Để bãi nhiệm Tổng thống, cần 2/3 nghị sĩ Thượng viện thông qua. Thái độ của McConnell cho thấy ít nhất một hoặc hai thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm Trump.
Trong suốt buổi tranh luận hôm 13/1, hai ý nổi lên trong số các lập luận mà đảng Cộng hòa đưa ra là đổ lỗi và lên án .
Đảng Cộng hòa liên tục lên án vụ bạo loạn tuần trước, cho rằng bạo lực không được phép xuất hiện trong nền chính trị Mỹ. “Tôi hoàn toàn lên án những hành động bạo lực phi lý tuần trước, và nhiệt liệt kêu gọi duy trì hòa bình trong những tuần tới”, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Ronna McDaniel nói.
Bản thân Trump cũng đưa ra tuyên bố mong đợi quá trình chuyển giao hòa bình trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa cũng đổ lỗi cho đảng Dân chủ “đạo đức giả” khi phớt lờ những thiệt hại xảy ra trong các cuộc biểu tình của phong trào Black Lives Matter (Mạng sống người da màu quan trọng) hồi mùa hè vừa qua.
“Phe Dân chủ cũng ủng hộ bạo lực khi bảo vệ mục tiêu của mình”, Greene nói. “Đảng Dân chủ sẽ tước súng của mọi người chừng nào họ còn có lính canh mang súng”.
Hiện chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra ở Thượng viện khi xem xét bãi nhiệm Trump. McConnell trong thư gửi đồng nghiệp đã nói rằng “chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ bỏ phiếu thế nào và dự định sẽ lắng nghe lập luận pháp lý được trình bày trước Thượng viện”.
Khi Trump bị xem xét bãi nhiệm lần đầu, chỉ thượng nghị sĩ Mitt Romney tham gia bỏ phiếu “luận tội” cùng đảng Dân chủ. Lần này, có thể số thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia sẽ nhiều hơn.
Phe Dân chủ cần thuyết phục được ít nhất 17 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa quay lưng với Trump để có thể kết tội Tổng thống. Trong trường hợp bị Thượng viện kết tội, Trump sẽ bị phế truất khỏi mọi chức vụ.
Bản thân McConnell cho biết trong một tuyên bố khác sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện rằng “phiên tòa” sớm nhất chỉ có thể bắt đầu sau khi Biden tuyên thệ nhậm chức. Với kịch bản này, Trump có thể bị luận tội sau khi đã mãn nhiệm.
24 giờ tạo bước ngoặt cho chính quyền Biden
Trước ngày 6/1, nhiệm kỳ tổng thống của Biden được đánh giá rất khó khăn với một quốc hội chia rẽ, nhưng tất cả thay đổi chỉ trong 24 giờ.
2h ngày 6/1, các hãng truyền thông Mỹ xướng tên Raphael Warnock, ứng viên thượng nghị sĩ Dân chủ tại bang Georgia, là người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Cộng hòa Kelly Loeffer. Jon Ossoff, ứng viên còn lại của đảng Dân chủ, sau đó cũng đắc cử thượng nghị sĩ Georgia nhờ thắng lợi trước đối thủ David Perdue.
Hai chiến thắng này giúp phe Dân chủ "cầm hòa" được với đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, với mỗi bên giành 50 ghế, trong khi phe kiểm soát cần tối thiểu 51 ghế. Tuy nhiên, đảng Dân chủ vẫn sẽ nắm Thượng viện, bởi Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris có quyền bỏ lá phiếu quyết định để phá vỡ thế bế tắc, giúp những chính sách mà Tổng thống đắc cử Joe Biden vạch ra có triển vọng hơn rất nhiều.
Cùng ngày 6/1, quốc hội tổ chức phiên họp kiểm phiếu đại cử tri tại Đồi Capitol nhằm xác nhận chiến thắng của Biden. Cuộc họp này thường được coi là mang tính thủ tục, nhưng tình huống bất thường đã xuất hiện. Lần đầu tiên kể từ năm 1814, thời điểm chiến tranh Anh - Mỹ (1812-1815) đang diễn ra, tòa nhà quốc hội Mỹ đã bị xâm nhập bởi đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Wilmington, bang Delaware, hôm 7/1. Ảnh: AFP .
Theo bình luận viên Chris Cillizza của CNN , cuộc bạo loạn này khiến viễn cảnh tương lai của chính truyền Biden trở nên khác biệt đáng kể. Bất chấp việc phe ủng hộ Trump vẫn tồn tại trong quốc hội, chủ yếu thuộc Hạ viện, sự cứng rắn do chia rẽ sâu sắc về đảng phái dường như đã "hạ nhiệt" phần nào .
Trước khi vụ bạo loạn xảy ra, nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa tuyên bố quyết tâm phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri, nhưng cuối cùng từ bỏ. Một số người khác kêu gọi hợp tác lưỡng đảng và tập trung vào những giá trị chung. Các nguồn tin thân cận với Biden cũng đánh giá sự việc giúp xoa dịu thái độ gay gắt của phe Cộng hòa đối với Tổng thống đắc cử, đặc biệt là những người muốn tách mình với loạt động thái đáng xấu hổ của Trump.
Đáng chú ý nhất trong số họ là lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, người kêu gọi thống nhất nhằm chống lại những kẻ bạo loạn gây rối ở Washington. "Thượng viện Mỹ sẽ không bị đe dọa. Chúng tôi sẽ không rời đi vì những kẻ côn đồ, cướp bóc hay dọa dẫm. Chúng tôi sẽ chấm dứt chính xác những gì mà chúng tôi đã bắt đầu, và sẽ chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020", McConnell tuyên bố.
Thượng nghị sĩ Nam Carolina Lindsey Graham, đồng minh thân cận của Trump, cũng tỏ ra hết kiên nhẫn với Tổng thống. "Quá đủ rồi. Hết là hết. Mọi thứ đã chấm dứt", Graham, người cũng là bạn bè lâu năm của Biden, đề cập tới nỗ lực thách thức kết quả bầu cử của phe Cộng hòa trước quốc hội.
Theo bình luận viên Glenn Thrush của NY Times , Trump giờ đây bị coi là người kích động bạo loạn, trong khi Biden lại được ca ngợi là người bảo vệ thể chế chính trị Mỹ, một vấn đề quan trọng đối với những người như McConnell. Bên cạnh đó, Biden từng giữ chức thượng nghị sĩ suốt gần 4 thập kỷ, đồng thời thể hiện khả năng đàm phán tốt với McConnell khi còn làm "phó tướng" cho Barack Obama.
Việc "ngọn lửa lưỡng đảng" được thắp lại có khả năng tạo ra tác động trước mắt là làm giảm bớt sự phản đối những đề cử nội các của Biden. Ví dụ đáng chú ý là việc Graham hôm 6/1 ca ngợi Merrick Garland, ứng viên bộ trưởng tư pháp của Biden. Các thượng nghị sĩ Cộng hòa khác cũng thể hiện cách tiếp cận bớt gay gắt hơn, trong bối cảnh những đề cử của Biden cần được Thượng viện thông qua.
Bình luận viên Cillizza đánh giá tâm lý thống nhất lưỡng đảng có khả năng không tồn tại lâu, nhưng vẫn có thể duy trì trong những tuần và tháng đầu tiên dưới thời Biden, tạo ra sự thay đổi với cả những cơ hội và thách thức trong tương lai.
Hai chiến thắng của Warnock và Ossoff tại Georgia cũng được đánh giá sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiệm kỳ của Biden, bởi điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống đắc cử cần ít thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ hơn trong các cuộc bỏ phiếu. Giờ đây, áp lực với Biden lại đến từ chính nội bộ đảng Dân chủ , khi ông phải duy trì sự cân bằng giữa phe cấp tiến và những người ôn hòa hơn, bao gồm cả bản thân ông.
Theo Cillizza, phe cấp tiến hiện vẫn rất khó có khả năng đạt được những mục tiêu như "Thỏa thuận Xanh Mới" hay "chương trình Medicare cho tất cả" (hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và khuyết tật), hoặc bổ sung thêm ghế vào Tòa án Tối cao. Ngoài việc Biden phản đối chúng, số ghế tương đối cân bằng tại Thượng viện khiến những chính sách xu hướng thiên tả như vậy gần như bất khả thi, Cillizza nhận định.
Tuy nhiên, Biden cũng sở hữu những cơ hội hội mới sau "cú chuyển mình" tại Washington, với con đường rộng mở để tiếp cận với một loạt nghị sĩ Cộng hòa như Mitt Romney, Lisa Murkowski, Susan Collins hay Rob Portman, hướng tới cùng nhau giải quyết những vấn đề cấp thiết, thể hiện với công chúng rằng chính phủ và giới chính trị gia có thể bắt tay trở lại.
"Hiện nay, hơn bao giờ hết, chúng ta phải bước vào một kỷ nguyên lưỡng đảng mới ở Washington", Joe Manchin, Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Tây Virginia có xu hướng bảo thủ, nêu ý kiến.
Phe Cộng hòa e dè khuyên Trump nhận thua Sự mạnh mẽ của Trump khiến một số nghị sĩ đảng Cộng hòa thích thú, số khác lại sợ hãi, song chưa ai dám nói với ông đã đến lúc nhận thua. Từ khi Tổng thống Donald Trump đắc cử năm 2016, mối quan hệ giữa ông với các nghị sĩ Cộng hòa tại Đồi Capitol chủ yếu được phân làm hai loại:...