“Chìa khóa” để chấm dứt Covid-19
Các chuyên gia cho rằng, đảm bảo chuỗi cung vắc xin an toàn và không bị gián đoạn là chìa khóa quan trọng để chấm dứt đại dịch Covid-19.
Covid-19 đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới sau gần 2 năm (Ảnh: Reuters).
“Quá nhiều người đã thiệt mạng. Nhiều gia đình, cộng đồng và quốc gia đã bị tàn phá… Nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng ta đã thành công, nhưng chặng cuối cùng mới là chặng khó khăn nhất”.
Đó là điều mà cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói với các lãnh đạo thế giới về cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 ở Tây Phi hồi tháng 4/2015.
Tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị các nguyên thủ thế giới và các lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những cam kết mới nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19, họ dường như đã quên mất vấn đề mà ông Ban Ki-moon lưu ý cách đây 6 năm: chặng cuối cùng.
Bối cảnh hai cuộc họp tương đối khác nhau. Năm 2015, câu hỏi làm thế nào để tăng cường hệ thống y tế được chú trọng ngay từ đầu khi dịch bùng phát ở một số quốc gia. Đợt dịch Ebola khi đó cũng rất chết chóc nhưng không kéo dài. Trong khi đó, hiện tại, thế giới đang đối mặt với đại dịch đã kéo dài gần 2 năm lấy đi sinh mạng của hơn 4,8 triệu người.
Video đang HOT
Chuỗi cung vắc xin – chìa khóa chấm dứt đại dịch
Tiến bộ trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 vẫn còn hạn chế bởi đến nay mới chỉ khoảng 2% dân số các nước đang phát triển được tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Hệ thống y tế của các nước phần lớn bị gián đoạn, căng tải. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF, đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn tiêm chủng định kỳ cho 23 triệu trẻ em trong giai đoạn 2020-2021.
Điều này có nghĩa là thế giới vẫn còn nhiều việc cần làm để chấm dứt đại dịch. Trong số những nhiệm vụ đó là nhanh chóng thực hiện cam kết phân bổ hàng tỷ liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình, nghiên cứu phát triển các liệu pháp điều trị, đảm bảo nguồn cung ôxy y tế để cứu sống người bệnh.
Vắc xin của Mỹ viện trợ đến Colombia (Ảnh minh họa: Reuters).
Về tiêm chủng toàn cầu, các ưu tiên hiện nay là phân phối 2,4 tỷ liều vắc xin cho các quốc gia đang phát triển vào cuối năm 2021 để đạt mục tiêu 40% dân số thế giới được tiêm chủng. Mỗi ngày, các đối tác toàn cầu cố gắng gieo hy vọng với những bức ảnh cho thấy các lô vắc xin vận chuyển ở các sân bay. Tuy vậy, đến nay, 70% số vắc xin này chỉ tập trung phân phối ở 5 quốc gia.
COVAX, cơ chế chia sẻ vắc xin toàn cầu, hồi tháng 9 đã phải cắt giảm 30% kế hoạch phân phối vắc xin. WHO cho biết, hơn 1/3 quốc gia châu Phi đối mặt với hạn chế lớn về phân phối vắc xin do hệ thống phân phối “chặng cuối” bị gián đoạn như cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề cập đến năm 2015.
Điều đáng chú ý hơn nữa là vấn đề không đủ ống tiêm để tiêm chủng toàn cầu.
Theo các ước tính hiện tại, thế giới thiếu ít nhất 5 tỷ ống tiêm. Năm 1999, một chính sách chung của WHO, UNICEF và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các đối tác tài trợ “không chỉ vắc xin mà cả việc quản lý tiêm chủng an toàn”.
Đáng lo ngại là hiện nay hầu hết viện trợ vắc xin cho các nước không bao gồm ống tiêm. Giới chuyên gia ước tính, nếu không giải quyết được vấn đề thiếu hụt ống tiêm, khoảng 2-3 triệu người trên thế giới có thể tử vong vì nhiễm trùng do tái sử dụng ống tiêm.
David Heymann, giáo sư dịch tễ tại Trường Y dược Nhiệt đới London, và một số chuyên gia khác cho rằng, một lần nữa thế giới lại chỉ tập trung vào các vấn đề “chặng đầu” mà quên mất vấn đề “chặng cuối” là làm thế nào để các nước có thể thực sự kiểm soát được chuỗi cung vắc xin.
Khu vực Mỹ Latinh cần sản xuất vaccine riêng để vượt qua đại dịch
Theo một báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa Liên hợp quốc (UNESCO), trước những thách thức, cơ hội và sự cần thiết, khu vực Mỹ Latinh và Caribe cần phải tự sản xuất riêng vaccine để vượt qua đại dịch COVID-19.
Nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở Gain, tỉnh Buenos Aires, Argentina ngày 22/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sản lượng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm trên thế giới vẫn còn hạn chế dẫn tới việc chậm chễ trong khâu đảm bảo thời gian giao hàng theo các hợp đồng ký kết. Do vậy, theo UNESCO, phải đến năm 2022 Mỹ Latinh mới có thể hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số.
Báo cáo cho biết nhu cầu dự kiến đối với vaccine COVID-19 cho năm 2021 là gần 11,5 tỷ liều, chỉ để đáp ứng 75% dân số thế giới và đạt được miễn dịch cộng đồng. Nhưng các công ty dược phẩm đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ có thể sản xuất khoảng 9,5 tỷ USD, ít hơn 18% so với yêu cầu. Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng đến cuối năm nay, ngành dược phẩm sẽ chỉ sản xuất được 6 tỷ liều, ít hơn 48% so với dự kiến.
Thêm vào đó là vấn đề tiếp cận bất bình đẳng đối với vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. Các dự báo chỉ ra rằng ngay cả các quốc gia có tiến độ tiêm chủng nhanh tại khu vực Mỹ Latinh như Mexico, Brazil, Argentina, Colombia và Peru cũng sẽ không đạt được tiêm chủng với phác đồ hoàn chỉnh cho 70% dân số trước cuối năm 2021, ngưỡng chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Để vượt qua đại dịch, báo cáo chỉ ra rằng khu vực cần không phụ thuộc vào nguồn cung cấp vaccine bên ngoài và điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia hợp tác hỗ trợ các dự án phát triển vaccine, tạo ra các chiến lược trao đổi về kinh nghiệm và hỗ trợ công nghệ và hình thành các liên minh cung cấp vaccine trong khu vực. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định một số trở ngại đối với việc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt vaccine ở Mỹ Latinh và Caribe, bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu nguyên liệu thô, hạn chế xuất khẩu và quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine.
Cũng theo báo cáo của UNESCO, trong cuộc chạy đua để có vaccine ngừa COVID-19, Argentina, Brazil và Mexico là những nhà sản xuất một phần hoặc toàn bộ một số sinh phẩm ngừa virus SARS-CoV-2, nhưng không đủ cho nhu cầu hiện tại. Argentina và Mexico đã ký thỏa thuận hợp tác với Oxford-AstraZeneca để xản xuất vaccine, mục tiêu dự kiến là sản xuất 250 triệu liều để cung cấp cho khu vực. Bên cạnh đó, ngoài việc tham gia sản xuất vaccine AstraZeneca cùng với Argentina, Mexico cũng hợp tác với Nga để sản xuất vaccine Sputnik V, kể từ tháng 6/2021.
Đồng thời, một số quốc gia, gồm Brazil, Cuba, Mexico, Argentina, Chile và Colombia, đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19 riêng. Tuy nhiên, UNESCO khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần chung sức, tăng cường hợp tác, chia sẻ công nghệ, chuyển giao kiến thức, thực hiện các thỏa thuận cung cấp chung, nhằm nâng cao năng lực và hình thành các liên minh để tối ưu hóa sản xuất trong khu vực bị bị đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.
Khu vực Mỹ Latinh và Caribe hiện ghi nhận trên 45 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 1,5 triệu ca tử vong.
Nga, Mỹ tiến hành Đối thoại ổn định chiến lược vòng 2 Ngày 30/9 (giờ Thụy Sĩ), Nga và Mỹ đã tiến hành vòng Đối thoại ổn định chiến lược (SSD) lần thứ hai tại Geneva, Thụy Sĩ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) và đồng cấp người Nga Sergey Ryabkov tại vòng đối thoại ở Geneva hôm 28/7. Ảnh: Genevasolutions Phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu....