Chia bớt quyền để giữ quyền
Chiến thắng quá áp đảo của đảng Liên minh Dân tộc vì dân chủ do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu hóa ra lại đặt đảng này vào thế khó xử.
Bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing hôm 2.12 – Ảnh: Reuters
Trong cuộc bầu cử vừa rồi ở Myanmar, đảng Liên minh Dân tộc vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã thắng lớn đến mức không chỉ trở thành đảng cầm quyền mới mà còn quyết định được cả việc ai sẽ trở thành tổng thống mới. Tuy nhiên, ở nơi khác thì không nói chứ tại nước này, thắng lớn quá lại hóa khó xử.
Những đảng nhỏ không đe dọa vai trò cầm quyền và vị thế của NLD lẫn bà Suu Kyi nhưng giới quân sự vẫn là nhân tố với tác động rất quyết định tới vấn đề quyền lực nhà nước. Quân đội vẫn giữ 25% số ghế dân biểu trong quốc hội, kiểm soát Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Phụ trách biên giới lãnh thổ. Hơn nữa là khả năng giới quân sự bất cứ khi nào cũng có thể rời doanh trại vào chính trường.
Video đang HOT
Vì thế, ưu tiên hàng đầu của NLD và bà Suu Kyi là được để cho cầm quyền, tức giới quân sự công nhận kết quả bầu cử, và có sự chuyển giao hòa bình, suôn sẻ.
Ưu tiên tiếp theo là giữ quyền. Bà Suu Kyi đang dùng phương cách chia bớt quyền để đạt các mục tiêu ấy và đó là cách tiếp cận rất thực tế. Cùng nhau cầm quyền thì mới cùng nhau giữ quyền. Tập hợp nhau càng đông đảo thì càng tăng được vị thế của chính mình, hạn chế mọi rủi ro.
Có tranh thủ các đảng nhỏ và đại diện cho những cộng đồng thiểu số, sắc tộc và tôn giáo khác nhau thì mới ngăn ngừa được khả năng họ vì bất bình mà đứng về phe đảng phái chính trị của giới quân sự hay để cho đảng ấy tranh thủ và tập hợp lại. Có bớt quyền như thế thì mới còn quyền để mà giữ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi tiết lộ thành phần nội các mới của Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Myanmar vừa qua, tiết lộ những thành phần sẽ có trong nội các chính phủ mới với mong muốn thực hiện mục tiêu hòa giải dân tộc.
Bà Suu Kyi tiết lộ thành phần nội các Myanmar - Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) cho biết nội các chính phủ mới của Myanmar sẽ bao gồm các đảng phái và đại diện các cộng đồng thiểu số ở nước này. Bà Suu Kyi giải thích mục đích nội các chính phủ đa dạng, đa sắc tộc chính là nhằm kết hợp sức mạnh của cả dân tộc Myanmar.
"Đảng của chúng tôi đã chiến thắng, giành phần lớn số ghế trong quốc hội nhưng chúng tôi sẽ không giành hết (chiến thắng này) cho mình", bà Suu Kyi trả lời phỏng vấn trên đài RFA hôm 26.11, theo Reuters.
"Như tôi từng nói, chúng tôi sẽ hợp tác với những nhóm khác trên tinh thần chia sẻ thành công của mình với họ, xây dựng khối đoàn kết quốc gia. Tất nhiên, đảng NLD sẽ là lãnh đạo. Đó là điều bắt buộc mà người dân giao phó và cũng là yêu cầu của chúng tôi", bà Suu Kyi nói tiếp.
Theo bà, bất kỳ đảng phái hay nhóm sắc tộc nào cho dù không thuộc NLD nhưng nếu có tinh thần yêu nước và mong muốn làm việc và mang lại lợi ích cho quốc gia đều được chào đón trong nội các của NLD.
Tuy nhiên, không rõ trong phát biểu của mình bà Suu Kyi có hàm ý cả người Rohingya Hồi giáo, tộc người bị phân biệt đối xử ở Myanmar vì bị xem là di dân nước ngoài, không được phép bỏ phiếu kỳ bầu cử tháng 11 vừa qua.
Quốc hội mới của Myanmar với 25% số ghế dành cho quân đội mà không cần qua bầu cử sẽ ra mắt vào tháng 2.2016. Các nghị sĩ sẽ lựa chọn tổng thống với nội các có nhiệm kỳ 5 năm tính từ đầu tháng 4.2016.
Cho đến nay chưa rõ ai sẽ là tổng thống của Myanmar. Lãnh đạo của NLD không được hiến pháp nước này cho phép điều hành chính phủ với cương vị tổng thống vì bà có người thân mang quốc tịch nước ngoài. Chồng bà, người đã mất và 2 người con của bà Suu Kyi mang quốc tịch Anh.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ giục Myanmar sửa hiến pháp để bà Suu Kyi làm tổng thống Mỹ thúc giục Myanmar sửa đổi hiến pháp đang ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống của nước này và cho rằng dân chủ sẽ thiếu hoàn hảo nếu điều này không được cải thiện. Mỹ giục Myanmar sửa đổi hiến pháp để tiếp nhận 'tổng thống' Suu Kyi - Ảnh: Reuters Nhà Trắng hôm 12.11 nhận xét, thay...