Chỉ với cuốn sổ đựng tiền giá 119k, cô gái Hà Nội có cách giúp “nhẹ gánh” khi quản lý chi tiêu mỗi tháng
Phượng tiết lộ cách làm này cô đã áp dụng từ rất nhiều năm trước, khi mới còn là sinh viên học Đại học.
Quản lý chi tiêu chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là với những bạn trẻ hiện nay. Việc chi tiêu quá tay, tiêu quá nhiều so với thu nhập vẫn thường xuyên xảy ra khiến họ phải rơi vào tình trạng chưa đến cuối tháng đã phải đi vay. Rồi đầu tháng lĩnh lương lại đi trả nợ. Vòng quay vay rồi trả cứ thế khiến cuộc sống tài chính, tiết kiệm cho tương lai của nhiều bạn trẻ luôn dậm chân ở con số không.
Khác với suy nghĩ này, Nguyễn Hồng Phượng (26 tuổi) hiện đang làm công việc kinh doanh ở Hai Bà Trưng, Hà Nội đã sớm rèn cho bản thân việc quản lý chi tiêu chặt chẽ. Phượng cho biết, bản thân quản lý chi tiêu bằng cách chi tỷ lệ thu nhập theo công thức 50 – 30 – 20. Cụ thể:
- 50% thu nhập sẽ chi trả các chi phí thiết yếu
- 30% tiết kiệm và trả nợ
- 20% sẽ là tiền chi tiêu cá nhân hàng tháng.
Nguyễn Hồng Phượng (26 tuổi) hiện đang làm công việc kinh doanh ở Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cô gái trẻ thường phân số tiền chi tiêu cho bản thân mỗi tháng vào một cuốn sổ nhỏ, ghi tag cụ thể để dễ dàng kiểm soát tài chính.
Bỏ qua khoản chi tiêu 50% và 30% là những khoản tiền cố định, không được động chạm đến. Cái Phượng muốn nói đến nhiều nhất, và cần quản lý tốt nhất chính là 20% chi tiêu cá nhân mỗi tháng. “Bình thường mình thường có khay bìa tự làm để phân bổ số tiền này theo từng mục cố định. Cách làm đó mình đã dùng từ thời học đại học rồi. Nhưng mới đây thì tìm được loại sổ đóng gáy khổ A6 đựng tiền này khá tiện cho việc phân bổ chi tiêu, giá 119k cực rẻ nên mình sử dụng luôn”, Phượng chia sẻ.
Ví dụ như 1 tháng gần đây, các khoản chi tiêu cá nhân Phượng bỏ vào cuốn sổ này bao gồm 2 triệu cho skincare, 1 triệu cho tiền quần áo, 10 triệu cho review (phục vụ công việc), 1 triệu cho chi phí xe cộ. Một tháng Phượng không cần phải cho tiền bố mẹ nhưng vẫn cất vài triệu để phòng có vấn đề gì thì có thể sử dụng luôn. Ngoài ra, Phượng còn bỏ thêm ít tiền cho chi phí tình yêu, bạn bè. Còn lại sẽ là vài triệu cho tiền phát sinh.
Mỗi tháng Phượng cho biết cũng sẽ thay đổi số tiền phân bổ chi tiêu này tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tuy nhiên, Phượng sẽ cố gắng hết sức để không tiêu vượt quá số tiền đã đề ra này. Tháng nào mà thừa lại tiền thì số đó sẽ dành để đút lợn.
Cuốn sổ sẽ được chia thành nhiều ngăn. Bên trên có tag ghi từng mục chi tiêu rõ ràng.
Video đang HOT
Phượng chỉ cần bỏ tiền vào từng hạng mục. Phân bổ xong chỉ cần quản lý bản thân theo đúng số tiền đã phân công.
” Mình thấy khó nhất khi áp dụng phương pháp chia tiền này là kiểm soát ý chí của mình. Và khi có vấn đề phát sinh trong tháng, phải thêm tiền thì làm sao cân đối được tốt nhất. Đặc biệt, nếu tiêu nhiều hơn kế hoạch thì tháng sau sẽ giảm chi tiêu hạng mục nào đó để cân bằng, tránh tình trạng bị chi tiêu quá đà.
Tuy nhiên mình khá may mắn vì hiện tại chưa phải lo lắng cho gia đình nên chưa gặp nhiều khó khăn. Mình nghĩ là phương pháp này sẽ khó với những người có nỗi lo gia đình con cái. Đôi khi chỉ là con gái độc thân thôi cũng có nhu cầu rất lớn về nhiều thứ nên để thay đổi thói quen chi tiêu rất là khó. Ý chí thay đổi vẫn là quan trọng nhất“, Phượng chia sẻ.
Tháng nào mà thừa lại tiền thì số đó sẽ được Phượng dành để đút lợn.
Phượng đã áp dụng phương pháp này rất nhiều năm và cảm thấy khá hiệu quả trong việc quản lý tài chính cho bản thân. Những cô nàng độc thân đang tìm kiếm một cách quản lý cho mình cũng có thể học theo cách này của Hồng Phượng.
Các cuốn sổ phân bổ chi tiêu giống như Hồng Phượng cũng được bán khá nhiều trên thị trường, giá thành phải chăng chỉ từ vài chục nghìn/sản phẩm. Bạn có thể mua về để quản lý tiền của mình dễ dàng hơn. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công phương pháp này.
Một vài địa chỉ bán sổ, túi phân chia tiền, quản lý cực hiệu quả gợi ý cho bạn:
- Túi zip gắn sổ đựng tiền: 10k
- Sổ ghi chú ngân sách và thẻ ghi chi tiêu: 255k
- Sổ 6 vòng kèm 14 túi đóng gáy khổ A6 đựng tiền kèm bìa da tiện dụng tiết kiệm tiền màu hồng: 119k
Ảnh: NVCC
Vợ chồng 8x ở Vũng Tàu có thu nhập 20 triệu/tháng đã dùng phương pháp 50-30-20 để tiết kiệm được gần một nửa lương
Với cách phân bổ chi tiêu theo phương pháp 50-30-20 đã giúp gia đình chị Phương Thảo quản lý được chi tiêu còn tiết kiệm hiệu quả.
Có rất nhiều phương pháp phân bổ chi tiêu, có thể kể đến như thuyết 6 chiếc lọ, phong bì, tài khoản, hay heo đất,... để phân loại và cứ thế áp dụng hàng tháng. Đại khái là ngày đầu tháng nhận lương thì mọi người sẽ ngồi làm toán tính % chia nhỏ tiền ra tùy theo từng phương pháp. Các phương pháp này đều mang hiệu quả nhưng với riêng với gia đình chị Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1988 hiện đang sống tại Vũng Tàu) thì cho biết lại chưa phù hợp với những phương pháp trên.
" Với những người không có thói quen phân bổ chi tiêu và cũng hơi "kém toán" một chút như mình thì việc phân chia theo cách làm toán % thực sự khá là mệt.
Đang từ 1 người mua hàng không cần nhìn giá mà áp dụng phương pháp 6 cái lọ chi tiết quá như vậy là mình không trụ được quá được 2 tháng và vẫn sẽ quay lại cách mua hàng không nhìn giá. Bằng chứng là mình đã thử áp dụng và đúng là như vậy.
Theo kinh nghiệm của vợ chồng mình là phải làm theo từng bước và áp dụng một lý thuyết khác tối giản và thực tế hơn: Đó là lý thuyết 50-30-20. Cho đến khi đã uốn nắn thói quen chi tiêu của mình thành công thì 6 hay 16 hay 66 cái lọ cũng có thể áp dụng được", chị Phương Thảo chia sẻ.
Gia đình chị Phương Thảo lựa chọn áp dụng phương pháp chi tiêu 50-30-20 để quản lý tài chính.
3 bước cần làm trước khi áp dụng lý thuyết 50-30-20 để kiểm soát chi tiêu
Bước 1:
Thống kê hết những khoản chi tiêu trong tháng: Những khoản bắt buộc hàng tháng, những khoản linh tinh hay chi và những khoản có thể phát sinh
Bước 2:
Thống kê lại tổng thu nhập hàng tháng: Tiền lương của mình, tiền lương của chồng, tiền từ nghề tay trái...
Bước 3:
Ngồi nhìn xem 2 cái thống kê bên trên có khớp nhau hay không. Nếu thu nhập trừ đi chi tiêu còn dư dả thì tiền tiết kiệm chính là con số đó, hoặc nhiều hơn nếu chắt bóp lại phần chi tiêu.
Sau khi phân chia xong phải làm 1 số việc bắt buộc ngay
- Đưa ngay khoản tiết kiệm vào tài khoản tiết kiệm online để khỏi yếu lòng mà tiêu lố.
- Đưa tiền chi tiêu bắt buộc vào tài khoản và thực hiện chuyển khoản luôn hoặc cài đặt thanh toán online cho hầu hết các khoản cố định để rảnh rang đầu óc cho cả tháng và để thấy rằng lương đầu tháng đã được phân bổ chi tiêu xong xuôi rồi.
- Số tiền còn lại sẽ cân đối cho cả gia đình chi tiêu tới kỳ lương tiếp theo.
Review thực tế sau 2 tháng áp dụng
" Nói thật thì tầm 1-2 tháng đầu áp dụng mình cũng hơi rối tí, nhưng còn đỡ hơn dùng phương pháp 6 cái lọ rất nhiều. Sau khi đã quen thì mọi thứ cứ thế mà tiến hành. Nhẹ đầu, đâm ra cái mặt nó cũng đỡ nhăn hẳn", chị Phương Thảo chia sẻ vui.
Ngoài cách trên, chị Thảo còn áp dụng một số mẹo chi tiêu nhỏ lẻ như:
- Muốn tiêu gì nhiều cho cá nhân thì chia nhỏ ra và tiết kiệm theo tháng. "Tới khi mình tiết kiệm xong số tiền đó thì 1 là mình không thích món đó nữa, 2 là nó đã xuống giá, 3 là cứ thế tiêu thôi vì đủ thời gian suy nghĩ và lăn tăn gì cả. Đơn giản vì mình có đủ tư cách tận hưởng thành quả nỗ lực của mình. Như làm cái cặp chân mày mà mình tiết kiệm tới 3 tháng trời".
- Khi stress thì chỉ có 1 cách giúp các chị em giải tỏa, đó là shopping. Chị Thảo cũng lên các sàn thương mại điện tử xem hàng, chọn hàng, bấm thêm giỏ hàng rồi... thoát tài khoản. Cảm giác mua hàng giả tạo này cũng đỡ buồn và đỡ cảm giác bứt rứt. " Mình gọi cái giỏ hàng đó là Wish list. Xong tới gần các ngày đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm... mình gửi cái wish list này cho chồng, bạn bè, người thân để mọi người xem xét. Cách này vừa thực tế cho mình, vừa tiện cho mọi người đỡ nghĩ cần mua gì tặng mình nữa".
- Sống tối giản: Giảm mua những đồ linh tinh, ít giá trị.
- Tìm cách tăng thu nhập.
- Chọn những thú vui giải trí ít tốn kém hoặc miễn phí.
- Dùng một số app hỗ trợ kiểm soát chi tiêu có rất nhiều trên điện thoại và được cài đặt miễn phí.
" Nói chung mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi cách chi tiêu. Người kiếm 10 triệu, chi tiêu khác người kiếm 100 triệu, nhưng người kiếm 5 triệu vẫn nuôi sống được cả gia đình. Quan trọng là cách mình phân bổ và kiểm soát sao cho hiệu quả và hợp lý nhất", chị Thảo chia sẻ.
Bài viết ghi theo chia sẻ của NV. Ảnh: NVCC
Dù thu nhập 50 triệu/tháng, mẹ Việt vẫn phân bổ chi tiêu và quản lý tài chính sát sao để tiết kiệm cực khoa học, nghe xong chị em đều phải ngưỡng mộ! Phương pháp của chị Bích Thảo được nhiều chị em đưa lời khen vì quá hay và hợp lý. Quản lý chi tiêu và tiết kiệm cho mục đích lâu dài là cách để giữ gìn cuộc sống và tài chính gia đình an toàn trước các rủi ro có thể xảy đến. Chị Bích Thảo (hiện đang sống tại Băng Cốc, Thái...