Chỉ vì một lần xưng ‘mày, tao’ với vợ
Vợ chồng sống với nhau, bao nhiêu năm dù không quá mặn nồng nhưng cũng chẳng điều tiếng gì, vậy mà đùng một cái, chồng trở mặt khiến vợ sốc nặng.
Chị &’đứng hình’, anh xưng &’mày-tao’ với chị. Thật không thể tưởng tượng nổi, tại sao anh lại xưng mày – tao với chị trong khi trước giờ, một câu láo anh cũng nói. (ảnh minh họa)
Có những chuyện dù chỉ một lần làm cũng không thể cứu vãn được nữa, mãi mãi không thể sửa được sai lầm. Vợ chồng sống với nhau, bao nhiêu năm dù không quá mặn nồng nhưng cũng chẳng điều tiếng gì, vậy mà đùng một cái, chồng trở mặt khiến vợ sốc nặng. Và việc làm đó của chồng đã khiến, vợ chẳng bao giờ tha thứ.
Anh và chị đã có 3 năm làm vợ chồng, suốt 3 năm ấy, chị là người vợ chu toàn chăm sóc anh mọi mặt. Chị không bị ai chê bai hay phàn nàn bất cứ thứ gì. Tính anh khó, cục cằn, nhiều khi là thô lỗ chị cũng biết, nhưng chị vẫn luôn luôn dịu dàng nhẹ nhàng với anh. Cũng vì vậy mà suốt mấy năm qua, tình cảm của anh chị rất tốt, không có cãi vã cũng không có chuyện xích mích. Có chăng thì chỉ là những lúc ý kiến bất đồng nhau, không đáng để người khác bận tâm.
Anh là người đàn ông gọi là có trách nhiệm với gia đình, lúc nào anh cũng quan tâm, lo lắng về kinh tế cho vợ con. Có một cậu con trai nên lúc nào anh cũng cưng nựng con nhiều lắm. Khi chị mang bầu, anh cũng chăm sóc chị tận tình. Nói chung, vợ chồng không có nhiều cuộc hẹn hò, không đi chơi, không ngao du thiên hạ nhưng lại là người có khuôn phép, có quy tắc sống nhất định. Anh lúc nào cũng chuẩn mực, vợ anh lúc nào cũng phải một điều dạ hai vâng.
Anh là người đàn ông gọi là có trách nhiệm với gia đình, lúc nào anh cũng quan tâm, lo lắng về kinh tế cho vợ con. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thế nên, dù trong nhà có chuyện gì xảy ra, vợ chồng cũng đóng cửa bảo nhau nhẹ nhàng, không to tiếng để hàng xóm thấy. Anh cũng không bao giờ to tiếng với chị, lúc nào cũng vợ vợ, em em, chị càng cảm thấy thán phục anh hơn. Cuộc sống vợ chồng nói chung là có quy củ nhất định, không có chuyện bực tức mà chồng cãi vợ, vợ chửi chồng. Hàng xóm nhìn vào cũng khen ngợi gia đình anh, khen anh giỏi dạy vợ và khen chị chu đáo với chồng, nhà chồng…
Bao nhiêu năm, chị đi làm, chăm chồng chăm con không một lời oán thán. Chính vì vậy, chị luôn coi chồng là chuẩn mực, là người đàn ông chị tình nguyện cung phụng cả đời này. Có lúc anh khó chịu với chị, chị cũng nín nhịn vì muốn giữ hòa khí gia đình vả lại chị cũng nghĩ, ai chẳng có lúc giận lúc nóng. Chị cũng vậy thôi, có ai nắm tay được cả ngày. Dù rằng, anh không lãng mạn như chồng người ta, không đưa chị đi chơi, không tặng hoa cho chị nhưng chị cũng không trách cứ anh. Mỗi người mỗi tính, chẳng ai hoàn hảo cả. Nếu như người ta được cái lãng mạn thì anh lại được cái trách nhiệm.
Thế mà có một lần, không hiểu là anh suy nghĩ gì, anh đùng đùng về nhà nói chị bằng giọng hằn học, không thèm để ý tới hàng xóm láng giềng. Anh bảo &’mẹ tôi lên chơi mà cô cho mẹ tôi ăn rau 3 bữa, không có thịt à?’ Chị hoảng hốt bảo &’sao anh nói vậy?’. Anh mắng chị tiếp “Nghe mẹ tôi bảo, mấy ngày tôi đi công tác, con dâu đối xử với bà không ra gì, cho bà ăn toàn rau là rau. Loại thịt mà bà không ăn được cũng mua về, định cho bà chết đói. Mẹ tôi còn bảo, cô hỗn lắm, chỉ giả vờ khi có mặt tôi ở đó thôi, chứ thật ra, cô chẳng tử tế gì với nhà tôi”.
Nghe anh nói, dù chị thực sự không hiểu chuyện gì xảy ra suốt 3 ngày mẹ chồng lên chơi. Nhưng chị giận vì anh không biết chuyện gì lại chạy vào mắng chị, cho cả hàng xóm nghe thấy. Chị quát &’ừ tôi làm thế đấy, thì làm sao nào, anh định làm gì tôi? Anh định giết tôi chắc’. Chồng chị hô toáng lên, nhảy bổ vào tát chị 3 cái như trời giáng &’á à, mày dám láo với tao à, tao nói cho mày biết, ai chứ mẹ toa thì nhất định mày không được xúc phạm nhé. Mày mà động đến mẹ tao thì coi như mày quá gan dạ rồi’.
Chị &’đứng hình’, chồng xưng &’mày-tao’ với vợ. Thật không thể tưởng tượng nổi, tại sao anh lại xưng mày – tao với chị trong khi trước giờ, một câu láo anh cũng nói. Bây giờ anh lại tát chị 3 cái khiến mặt chị sưng tấy. Chưa bao giờ chị thấy cái tát lại đau và &’giá trị’ như lúc này. Cả hàng xóm chứng kiến cảnh hỗn độn của vợ chồng chị. Họ cũng há mồm ngạc nhiên vì từ trước tới giờ, đây giống như cảnh diễn trong phim mà họ nhìn thấy từ chính chiếc cửa của gia đình mẫu mực này.
Chị đã bị anh giáng cho một đòn mà chị cả đời này cũng không nghĩ tới. Người chồng mẫu mực chị tôn thờ, người đàn ông lấy cuộc sống chuẩn mực làm khuôn mẫu giờ đây lại gọi chị là &’mày’ và tát chị tới sưng mặt.
Mẹ chồng chị có lên chơi thật nhưng mà chị tận tình chăm sóc bà. Chị hỏi gì bà cũng bảo không thích ăn. Vì bà lên chơi với cháu nên khi anh đi công tác, bà cũng vẫn lên. Bà nói là &’con thích cho mẹ ăn gì thì ăn, tùy ý con’. Chị vẫn mua thịt nhưng mua nhiều rau hơn, chị vẫn chăm sóc mẹ bằng thực đơn phong phú nhưng có vẻ, chị nấu ăn không hài lòng với khẩu vị của mẹ chồng. Và vì thế, chị bị mẹ đổ tội.
Còn cái chuyện chị cãi mẹ. Chị nào dám. Bao nhiêu năm nay anh sống với chị, anh hiểu tính tình chị thế nào. Với chồng, chị cũng chưa bao giờ to tiếng chứ anh lại nói chị là láo với mẹ chồng là sao. Mẹ có quát chị cách chăm con, chị chỉ nói lại một câu là, &’cháu nó quen ăn như vậy rồi mẹ ạ, mẹ cho cháu ăn kiểu khác, sợ cháu không quen’. Thì đúng là vậy, vì mẹ có bao giờ chăm cháu đâu, chị có cách cho ăn của chị nhưng mẹ chồng thì cứ khăng khăng. Chị nói lại một câu như vậy mà gọi là láo sao. Vậy thì phải sống sao.
Chị khóc suốt bao nhiêu ngày, không nói với chồng một câu. Chị cảm thấy chán nản, thất vọng về chồng chị. (ảnh minh họa)
Anh chưa nghe đầu đuôi câu chuyện, đánh chị, chửi chị. Anh coi trọng mẹ anh đến mức, chỉ một câu nói của mẹ, không cần phân biệt trắng đen, anh lao vào đánh vợ, xúc phạm người vợ bao lâu nay anh coi trọng. Vậy anh là loại người gì?
Sau này anh cũng sẽ như vậy, sẽ vì mẹ mà đánh chị. Chị đã hiểu, anh coi chị không bằng 1/10 của mẹ nên anh mới ra tay nặng thế. Không có lý gì một người chồng lại không hỏi vợ câu nào mà xông vào chửi bới, quát vợ, xúc phạm vợ, gọi vợ là &’mày-tao’ trong khi trước giờ, hai vợ chồng chưa từng xảy ra mâu thuẫn.
Chị khóc suốt bao nhiêu ngày, không nói với chồng một câu. Chị cảm thấy chán nản, thất vọng về chồng chị. Chị xấu hổ với hàng xóm láng giềng. Chị thực sự không tin, chồng có thể hành xử như thế. Hóa ra, anh là người phũ vu chứ chẳng phải người đàn ông tử tế như trước giờ anh thể hiện. Chính anh mới là kẻ sống giả tạo.
Một lần xưng mày-tao với vợ, có thể nói là lần đầu phạm lỗi nhưng tha thứ thì khó có thể. Chị không nghĩ tới việc tha thứ. Chị sẽ về nhà mẹ đẻ, đưa con về, sống cùng ông bà ngoại cho tới khi nào chị nguôi ngoai và anh biết hối hận, xin chị tha thứ. Bằng không, có thể chị sẽ từ bỏ cuộc hôn nhân này. Thật quá sốc, quá cay đắng cho một người chồng chỉ biết nghe lời mẹ.
Theo Eva
Mẹ là anh hùng lao động
Mẹ vốn là người có năng lực, thời trẻ mẹ năng nổ và có nhiều cống hiến cho đoàn thể cơ quan, lại sống tình cảm nên ai ai cũng mến yêu, thủ trưởng còn cất nhắc muốn cho mẹ đi học sau này làm cán bộ chủ chốt.
Nhưng hai đứa con trứng gà trứng vịt lại thêm gia cảnh nhà chồng neo người, bà nội già đau yếu luôn, bố lại hay công tác xa đã níu chân mẹ. Thêm một thằng út ít vỡ kế hoạch vì đợt bố về phép nên tương lai sự nghiệp của mẹ đành khép lại, nhưng mẹ chưa bao giờ hối hận, buồn phiền vì điều đó. Mẹ vẫn luôn bảo, "ba đứa là ba cục vàng của mẹ", mẹ sẽ không đánh đổi cho dù ai có cho mọi thứ quý giá trên đời.
Vì sinh đứa thứ ba nên mẹ xin về. Nhà nội có tiệm thuốc tây nên mẹ đi học cái bằng dược về tiếp quản. Từ ấy cái gì cũng đến tay mẹ. Mẹ đảm đang chăm sóc mẹ già, con nhỏ, lại quán xuyến cửa hàng, chợ búa, cơm nước. Thời ấy chẳng có người giúp việc như bây giờ, nên mẹ làm tất. Bán thuốc tây cũng chưa phải nghề bộn tiền, mẹ xoay xở thêm làm hương, tiền vàng mã đi đưa cho người ta. Sáng mẹ vào bếp cơm nước từ sớm, ủ cơm trong cái phích đựng đá cũ mèm mà siêu tốt của Liên Xô, cất thức ăn trong chạn cho mấy bà cháu ở nhà rồi mẹ ra tiệm thuốc mở cửa, bán đến chiều mẹ lại tranh thủ tạt chợ mua thức ăn. Chợ họp ít và không sẵn như bây giờ nên mẹ thường mua cho hai bữa, để sáng hôm sau dậy sớm có đồ nấu luôn. Cơm mẹ nấu thường đơn giản, chỉ một món mặn và một món canh, nhưng ngon miệng nên đứa nào đứa nấy đều thích, vả lại chả ăn thì đói nên đứa nào cũng ních cho căng bụng, so với con nhà người ta ngày ấy, các con mẹ thuộc loại béo tròn. Bố đi công tác xa thi thoảng mới về, cuối tuần nào có bố, cả nhà vui như hội. Đến đêm khi cả nhà đã ngủ mẹ cặm cụi làm hương, in "tiền" cho kịp giao hàng. Mẹ gầy như thân cò nhưng mắt lúc nào cũng tươi vui, hạnh phúc.
Bà nội sức khỏe ngày một yếu, mẹ lại càng gầy hơn. Bà thương mẹ vất vả mà vẫn tận hiếu tận lòng. Bà thường bảo các cháu "phải thương lấy mẹ chúng mày, bà có nhắm mắt xuôi tay vẫn phù hộ cho cả nhà, bà có được con dâu như mẹ chúng mày không còn gì phải hối tiếc".
Bố đi tu nghiệp nước ngoài cũng là giai đoạn bà nội mất. Không thể gặp mặt con trai trước lúc ra đi, nhưng bà thanh thản trút hơi thở cuối cùng vì có con dâu không khác gì con gái bên cạnh. Có mẹ ở bên trong thời khắc ly biệt cũng như được đưa tiễn bởi máu mủ ruột rà.
Mấy năm sau bố về nước, được đề bạt lên cán bộ cấp cao. Cả đời bố mải mê phấn đấu mái đầu giờ đã bạc. Họ hàng thân thích đến mừng bố vinh quy, nhưng cả mấy bố con đều biết, người cả đời nỗ lực nhất, thành công nhất là mẹ. Mẹ có một người chồng tài giỏi, những đứa con ngoan. Trong ánh mắt yêu thương của cả nhà, mẹ mới là anh hùng lao động.
Theo VNE
Mưa tháng 5 Tháng 5 bất chợt những cơn mưa rào, tiếng sấm vang trời và những cuồng mây lạ. Sớm đến sớm đi, chẳng còn đâu cái dầm dề của mưa xuân, cảm giác tâm hồn cũng như chuyển mùa vậy. Nhớ một bàn tay đã nắm một bàn tay thật chặt trong cơn mưa sang hạ bắt đầu một tình yêu ngây dại. Rồi...