Chi trả tiền ủng hộ cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
Sáng 5-11, tại Nhà văn hóa phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Ban vận động quận Thanh Xuân đã tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Cụ thể, vụ cháy xảy ra tại chung cư mini ở phường Khương Đình đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, làm 56 người thiệt mạng, 11 người bị thương nặng, 26 người bị thương nhẹ.
Công tác chi trả được cán bộ chức năng tiến hành
Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị chức năng đã nhanh chóng chỉ đạo công tác triển khai khắc phục hậu quả, hỗ trợ nạn nhân.
Trong đó, quận đã hỗ trợ cho các nạn nhân từ nguồn ngân sách quận là 3 tỷ 585 triệu đồng, cùng với nguồn ngân sách hỗ trợ bổ sung từ thành phố là 2 tỷ 237 triệu đồng. Mỗi nạn nhân tử vong được hỗ trợ 50 triệu đồng; 42 người phải cấp cứu và điều trị, mỗi người được hỗ trợ 30 triệu đồng. 26 gia đình được hỗ trợ tạm cư, mỗi gia đình 36 triệu đồng; 8 cá nhân được hỗ trợ tạm cư 30 triệu đồng. Ngoài ra, quận còn hỗ trợ chi phí học tập, trẻ mồ côi với các mức độ khác nhau.
Trong đợt đầu, Mặt trận Tổ quốc thành phố và quận trích từ nguồn ủng hộ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn hỗ trợ 6 tỷ 126 triệu đồng. Quận Thanh Xuân cũng bố trí chỗ ở tạm thời cho các trường hợp có nhu cầu tạm cư và cung cấp nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình.
Từ ngày 14-9, Ban Vận động tiếp nhận, phân phối nguồn ủng hộ đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả vụ cháy tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ nạn nhân vụ cháy.
Đến 16-10, Ban vận động chính thức dừng tiếp nhận. Số tiền Ban vận động tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân là: 132 tỷ 287 triệu đồng . Số tiền gửi được gửi tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Video đang HOT
Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát từng trường hợp cụ thể.
Công tác rà soát cho thấy, các nạn nhân có hoàn cảnh gia đình rất khác nhau, mức độ thiệt hại về tài sản, thương tích cũng khác nhau. Do đó, phải rà soát kỹ lưỡng để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp nhưng vẫn phải bảo đảm công bằng.
Căn cứ Tờ trình của Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân và văn bản phê duyệt số 2726/MTTQ-BTT ngày 3/11 của Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc thành phố, Ban Vận động quyết định hỗ trợ đợt 2 cho 144 nạn nhân vụ hỏa hoạn là những người sinh sống thường xuyên, có mặt tại chung cư mini tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Cụ thể, 88 người còn sống sau vụ cháy trong tòa nhà, mỗi người được hỗ trợ 700 triệu đồng. Hỗ trợ thờ cúng với người tử vong (thân nhân người đứng ra thờ cúng), mỗi trường hợp tử vong là 500 triệu đồng.
Đối với 37 trường hợp bị thương, tổng mức hỗ trợ là 15 tỷ 100 triệu đồng. Trong đó, có 3 nạn nhân phải điều trị từ 3 đến 7 ngày được hỗ trợ 300 triệu đồng/người. 33 nạn nhân phải điều trị từ 7 ngày trở lên được hỗ trợ 400 triệu đồng/người. Một trường hợp bị thương nặng, hiểm nghèo được hỗ trợ 1 tỷ đồng. Trường hợp trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, thì cháu bé được hỗ trợ 2 tỷ đồng. 4 cháu mất cha hoặc mất mẹ, mỗi cháu được hỗ trợ 1tỷ đồng. 22 cháu dưới 16 tuổi (có cha mẹ còn sống), mỗi cháu được hỗ trợ 600 triệu đồng. Tổng số tiền hỗ trợ cho các nạn nhân trong cả hai đợt là 130 tỷ 120 triệu đồng.
Số tiền còn lại là 2 tỷ 221 triệu đồng. Căn cứ khoản 7, điều 10, Nghị định 93/2-21, Ban vận động thống nhất dùng số tiền này để xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực xảy ra hỏa hoạn theo quy định.
Công tác chi trả được tiến hành công khai, minh bạch, bảo đảm số tiền từ nguồn ủng hộ đến tay các nạn nhân đầy đủ.
Lòng tham và thảm họa
Xin nói ngay, thảm họa được đề cập ở bài viết này không phải là thiên tai, địch họa, mà đó là thảm họa từ những vụ hỏa hoạn.
Cụ thể ở đây là vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội trong đêm 12 rạng sáng 13/9/2023, không chỉ cướp đi sinh mệnh của 56 người xấu số mà còn làm thay đổi vĩnh viễn cuộc đời của cả trăm gia đình liên quan đến vụ cháy này.
Cũng như sau nhiều vụ hỏa hoạn, ngay sau khi vụ cháy trên xảy ra, rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra, là tại sao chủ đầu tư vi phạm quy định về an toàn trong công tác PCCC thời gian dài mà không bị xử lý? Liệu các cơ quan có thẩm quyền cấp cơ sở phường, quận có buông lỏng quản lý? Hay việc che giấu sai phạm của chủ công trình quá tinh vi và qua mắt được các cơ quan chức năng?
Hiện trường vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Câu trả lời có thể có ngay. Tất cả là xuất phát từ lòng tham. Chủ đầu tư tham tiền nên bất chấp mọi quy tắc xây dựng và quy định PCCC, miễn là xây được càng cao, chia ra được càng nhiều căn hộ thì càng thu bộn tiện từ người đến thuê ở hoặc mua đứt căn hộ. Các cán bộ có thẩm quyền ở cấp cơ sở thì vì tham mà nhận tiền hối lộ, đút lót của chủ đầu tư để phớt lờ đi những việc làm sai trái của họ.
Giấy phép xây dựng số 89 ký ngày 11/3/2015 do UBND quận Thanh Xuân cấp phép cho căn nhà vừa bị cháy ở phố Khương Hạ ghi là "Công trình nhà ở riêng lẻ", được phép xây 6 tầng và 1 tum. Nhưng, thực tế thi công và hoàn thiện xây dựng thì thành một tòa chung cư mini 9 tầng. Vì sao lại có sự biến hóa như vậy? Xin thưa, đó là nhờ sự "lách luật" của chủ đầu tư và sự "dễ dãi" của chính quyền quận và phường sở tại, mà trụ sở phường thì chỉ cách công trình có vài trăm mét.
Vậy thì, không cần nói nhiều, ai cũng thấy và cũng hiểu một điều, là cả phía "lách luật" và phía "dễ dãi" đều có chung một mục đích vì tiền, vì những khoản thu nhập bất chấp luật pháp và đạo lý. Cho nên, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả khôn lường tồn tại rất nhiều năm ở cơ sở được người dân đưa ra chính là những sai phạm nghiêm trọng trong việc xây dựng cũng như cấp phép xây dựng các khu nhà cho thuê, chung cư mini. Hàng nghìn công trình tại Hà Nội mọc lên vượt quá quy định, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng vẫn đang sử dụng nhiều năm, không hề bị xử lý. Chủ đầu tư chỉ vì lợi ích cá nhân mà tìm mọi cách "lách luật" cũng như khai thác tối đa diện tích cho thuê. Họ không quan tâm, thậm chí phớt lờ những kiến nghị của người dân xung quanh khi xây dựng công trình quá mật độ cho phép, vượt chiều cao so với quy định.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đưa các nạn nhân thương vong ra khỏi hiện trường.
Những người kinh doanh dịch vụ này chỉ tìm cách chi tiền "lách luật", làm mọi cách để có thể xây nhà theo ý mình mà không bị cơ quan chức năng ngăn cản hay xử phạt. Còn sự "dễ dãi" sau khi nhận "phong bì" của các nhân viên công lực và cán bộ chính quyền cơ sở là tạo cơ hội sinh ra hàng loạt công trình với những căn hộ siêu nhỏ đầy đủ các chức năng như phòng ngủ, khu bếp, vệ sinh... mà lại thiếu lối thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.
Tất cả những ý kiến của dư luận nêu trên về sự "lách luật", sự "dễ dãi", về sự tham lam bất chấp đạo lý và pháp luật đều là những ý kiến có cơ sở thực tế mà hầu như tất cả những ai đang sống, đã và đang xây nhà ở Hà Nội và các tỉnh thành đều chứng kiến và cảm nhận thấy. Và, dưới đây là một ví dụ trong các ý kiến đó, của một người từng đứng đầu Đảng bộ Thủ đô.
Ngày 18/9, trả lời báo chí bên lề hội nghị lấy ý kiến của các cán bộ nguyên lãnh đạo TP Hà Nội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đề nghị phải xem xét trách nhiệm của cán bộ địa phương để xảy ra xây dựng vượt tầng như chung cư mini ở phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân.
Theo ông Nghị, có thực tế công trình vi phạm bị lập biên bản xử phạt xong lại cho tồn tại. Chủ đầu tư "mong được phạt để hợp thức hóa vi phạm, vì lợi nhuận từ sai phạm lớn hơn tiền xử phạt rất nhiều".
Ngoài chung cư mini bị cháy ở phố Khương Hạ, nguyên Bí thư Hà Nội cho rằng thành phố còn nhiều công trình vi phạm khác và "đằng sau là những thế lực chống lưng". "Do vậy, khi xử lý chính quyền không chỉ đương đầu với chủ công trình mà còn cả thế lực chống lưng đó. Thành phố cần nghiêm khắc xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để công trình vi phạm tồn tại, nếu cấp dưới vi phạm mà không bị xử lý thì cấp trên phải bị xem xét", nguyên Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong thông tin: Công trình nhà ở nhiều căn hộ ở Khương Hạ xảy ra cháy vừa qua từng bị lập hồ sơ vi phạm, có biên bản, quyết định đình chỉ, quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, phải kiểm tra kỹ xem đã thực hiện đến đâu. "Chủ tịch UBND cấp quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý trật tự xây dựng, Chủ tịch UBND cấp phường, xã chịu trách nhiệm trực tiếp, quy định đã rất rõ", ông Phong chỉ rõ.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai Công điện số 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ cháy, Công an TP đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt chủ chung cư mini, chắc chắn sẽ xem xét trách nhiệm của các cấp quản lý. Đây là vụ việc điển hình cho thấy hạn chế của lực lượng chức năng quản lý trật tự xây dựng ở cơ sở.
Đại tá Hải cũng thẳng thắn nhận định: Cấp ủy, chính quyền từ quận, huyện đến phường xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Đối với vi phạm xây dựng trên địa bàn, các phường nắm rất rõ nên phải xử lý vi phạm được ngay từ khi bắt đầu. Nhưng, đâu đó vẫn có cơ quan chính quyền chỉ lập biên bản cho có, khi có vấn đề xảy ra, dư luận quan tâm mới đem ra xử lý. "Cấp ủy, chính quyền từ quận, huyện đến phường xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Đối với vi phạm xây dựng trên địa bàn, các phường nắm rõ "như lòng bàn tay" nên phải xử lý vi phạm được ngay từ khi bắt đầu. Nhưng, đâu đó vẫn có cơ quan chính quyền chỉ lập biên bản cho có, khi có vấn đề xảy ra, dư luận quan tâm mới đem ra xử".
Tới đây, khi kết quả tổng kiểm tra các chung cư mini được công bố, cơ quan chức năng có lẽ khó có thể dùng biện pháp cấm hoạt động như áp dụng với dịch vụ karaoke được vì ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của rất nhiều người. Chính vì thế, dư luận người dân Thủ đô cho rằng, cần phải xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để có giải pháp triệt để.
Sau vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân, có những cán bộ, cá nhân sẽ phải giải trình và đối mặt trước pháp luật. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, để giải quyết dứt điểm tình trạng buông lỏng quản lý trong công tác xây dựng nhà ở tại cơ sở, cần phải thẳng thắn chỉ rõ, đích danh và công khai những nơi, bộ phận, cá nhân cố tình vi phạm. Từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vì nhân dân phục vụ, tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân, vì sự tham lam cá nhân bé mọn mà gây ra những hậu họa lớn cho xã hội.
Đã một tuần trôi qua sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng, người dân Hà Nội phơi nắng đội mưa thắp hương tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong nỗi xót xa, thương cảm. Và, trong lòng mỗi người dân Hà Nội suốt từ sau vụ cháy đến giờ luôn canh cánh một nỗi lo lắng. Họ lo vì không biết ngày mai, liệu sẽ có thêm một vụ cháy tương tự xảy ra hay không?
Câu trả lời cho nỗi lo lắng đó thuộc về các cấp chính quyền TP Hà Nội. Câu trả lời phải là một loạt các việc cần làm ngay không chậm trễ. Đó là phải tăng cường lực lượng chức năng sát sao hơn trong việc xử lý vi phạm về xây dựng các chung cư mini và PCCC. Đó là phải ngăn chặn sự "lách luật" và "dễ dãi" trong việc cấp phép xây dựng, để những đồng tiền bất chính, để lòng tham của cả chủ đầu tư và cán bộ nhân viên các cấp chính quyền không biến thành những mồi lửa làm bùng lên những đám cháy kinh hoàng, gây thiệt hại thảm khốc về người và của như ở Khương Hạ đêm 12/9 vừa qua.
Quận ủy, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân bị kiểm tra sau vụ cháy chung cư mini Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức đảng gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình. Ngày 15/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thay mặt Ban...