Chi trả gói 62.000 tỷ tại Nam Định: Công khai, minh bạch, đúng đối tượng
Việc chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Nam Định diễn ra công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Cán bộ LĐ-TB&XH xã Trực Chính chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ảnh: Mai Chiến.
Hội nghị “Quân, dân, chính, đảng”
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định; đến nay huyện Trực Ninh đã hoàn thành việc chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 cho người dân đủ điều kiện.
Đợt 1, toàn huyện tập trung chi trả vào các nhóm đối tượng như bảo trợ xã hội (7.192 người), người có công (3.339 người), hộ nghèo (1.083 nhân khẩu), cận nghèo (13.940 nhân khẩu) với tổng kinh phí trên 27 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Quang Thạo, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch Trực Ninh cho hay, ngày 26/5 các địa phương trên địa bàn huyện bắt đầu thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ cho người dân. Việc chi trả được cán bộ các cấp thực hiện cả ngày nghỉ (thứ 7, Chủ nhật).
Theo ông Thạo, để đảm bảo tiền hỗ trợ đến đúng đối tượng, công bằng, chính xác và kịp thời, UBND huyện đã ban hành Công văn số 233 ngày 22/5/2020 gửi UBND các xã, thị trấn.
Video đang HOT
Công văn yêu cầu các địa phương tổ chức chi trả kịp thời, đúng đối tượng, chế độ, chính sách; tuyệt đối không sử dụng kinh phí vào việc khác. Thực hiện chi trả công khai, minh bạch…
“Bên cạnh đó, UBND huyện đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm việc chi trả tiền hỗ trợ, công khai theo Thông tư 54/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính”, ông Thạo nói.
Trực Chính là một trong những xã đầu tiên của huyện Trực Ninh thực hiện sớm việc chi trả tiền hỗ trợ. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp xã đến thôn, xóm nên chỉ trong 2 ngày, địa phương này đã hoàn tất việc chi trả tiền hỗ trợ đợt 1.
Ông Đỗ Khắc Điều, công chức LĐ-TB&XH xã Trực Chính bộc bạch, sau khi có sự chỉ đạo từ các cấp, địa phương đã tập trung rà soát các đối tượng được hưởng thụ chính sách, tránh trùng, đảm bảo nguyên tắc, nội dung hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NĐ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.
Qua thống kê, toàn xã có 295 đối tượng bảo trợ xã hội, 149 người có công, 5 hộ nghèo và 207 hộ cận nghèo được hưởng chính sách đợt 1, tổng kinh phí trên 800 triệu đồng. Ông Điều cho biết thêm, trước khi bắt tay vào chi trả tiền hỗ trợ đợt 1, xã đã tập trung lập danh sách, rà soát các đối tượng của từng thôn, xóm nằm trên địa bàn xã, tổ chức hội nghị “Quân, dân, chính, đảng”.
Ngoài ra, tuyên truyền các chế độ chính sách theo quy định, đồng thời chuyển danh sách đến các đơn vị thôn, xóm công khai thời gian 7 ngày. Và, sau khi được tuyên truyền, bà con nhân dân không có khiếu kiện và thắc mắc gì.
Công khai, minh bạch, đúng đối tượng
Để làm được điều này, thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH Nam Định đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT- TT tuyên truyền, cung cấp thông tin về gói hỗ trợ an sinh xã hội tới tận thôn, xóm, tổ dân phố.
Đồng thời, đăng tải số điện thoại tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.
Người dân vui mừng khi được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Mai Chiến.
Theo Sở LĐ-TB&XH, qua rà soát, toàn tỉnh Nam Định có 41.421 người có công, số tiền hỗ trợ gần 62 tỉ đồng; 75.220 đối tượng bảo trợ xã hội, số tiền hỗ trợ trên 112 tỉ đồng; 11.203 đối tượng hộ nghèo, số tiền hỗ trợ hơn 8,3 tỉ đồng; 121.619 đối tượng cận nghèo, số tiền hỗ trợ trên 91 tỉ đồng.
Nam Định đặt mục tiêu đến cuối tháng 5/2020, toàn tỉnh thực hiện chi trả xong cho nhóm đối tượng chi trả một lần. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh mới thực hiện chi trả được trên 60%. Trong đó, có 4 huyện, thành phố đã “cán đích” gồm huyện Mỹ Lộc, Trực Ninh, Vụ Bản và TP. Nam Định.
Lý giải về sự chậm trễ trên, ông Lưu Ngọc Tuyển, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nam Định phân trần, đơn vị đã trực tiếp xuống các huyện chưa chi trả xong để tìm hiểu, tháo gỡ vướng mắc, cố gắng hoàn thành chi trả sớm nhất.
Theo ông Tuyển, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện sai phạm nào trong chi trả gói hỗ trợ 62.000 tỷ. Nếu phát hiện sai phạm, UBND tỉnh Nam Định sẽ xử lý nghiêm…
Bên cạnh việc chi trả tiền hỗ trợ đợt 1, các địa phương đẩy nhanh tiến độ rà soát danh sách các nhóm đối tượng được hỗ trợ khó khăn do Covid-19 (đợt 2) gồm người lao động; người sử dụng lao động; hộ kinh doanh cá thể; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Thông xe cầu Thịnh Long hiện thực hóa ước mơ của người dân hai bờ sông Ninh Cơ
Ngày 28/5, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định đã thông xe cầu Thịnh Long nối hai bờ sông Ninh Cơ sau 27 tháng thi công đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank).
Cầu Thịnh Long có tổng chiều dài toàn tuyến 2.360 m, điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 21 tại Km202 400 (thuộc địa phận xã Hải Châu, huyện Hải Hậu), điểm cuối giao cắt với tỉnh lộ 490C tại Km40 698,42 (thuộc địa phận xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng).
Toan canh câu Thinh Long với 19 nhịp, chiều dài toàn tuyến 2,36 km.
Cầu hoàn thành, đưa vào khai thác nối hai bờ sông Ninh Cơ, kết nối tuyến vận tải thị trấn Thịnh Long đến thành phố Nam Định, rút ngắn khoảng 10 km cho phương tiện không phải đi vòng qua cầu Lạc Quần.
Dự án câu Thinh Long được khởi công từ tháng 9/2017, có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) là 970,176 tỷ đồng và 187,926 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Toan canh câu Thinh Long nhin tư dươi gâm câu.
Cầu Thịnh Long đi vào khai thác kết nối các khu vực đã hình thành khu công nghiệp, với các nhà máy đóng tàu lớn, cảng biển Thịnh Long nằm gần cửa biển Lạch Giang được quy hoạch là cảng nước sâu, Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I, khu nghỉ mát Thịnh Long... hiện thực hóa ước mơ băc câu hiên đai qua sông của người dân hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng, phá thế độc đạo qua sông bằng phà trước đây. Đồng thời, gop phân nâng cao khả năng kết nối tinh Nam Đinh với các tỉnh trong khu vực trên tuyến đường ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; giup đia phương tiết giam chi phí cho các phương tiện vận tải so với hiện nay...
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư - Bộ GTVT), cầu Thịnh Long gồm 19 nhịp. Trong đó, kết cấu 3 nhịp chính dùng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực dài 300 m và kết cấu nhịp dẫn gồm 16 nhịp sử dụng dầm Super-T bê tông cốt thép dự ứng lực, mặt cầu rộng 12 m, thiết kế 2 làn cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/giờ, tĩnh không thông thuyền cao 15 m đảm bảo cho tàu lớn đi qua...
Thông xe, đưa vào khai thác cầu Thịnh Long - Nam Định trị giá 1.158 tỷ đồng Cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển Nam Định được đưa vào khai thác sẽ kết nối QL21 với TL 490C, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại; kết nối các KCN trong vùng. Cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, kết nối hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu của tỉnh Nam Định được xây dựng...