Chị tôi phải bỏ chồng chỉ vì câu chuyện cái nồi cơm điện cách đây 10 năm
Chị gái tôi năm nay vừa tròn 40 tuổi và cũng vừa bỏ chồng.
Chị tôi lấy chồng hơn 15 năm và có hai đứa con rồi, nhưng ý định bỏ chồng của chị đã kéo dài đến cả chục năm. Chị Thoa vẫn bảo nếu không phải vì thương hai đứa nhỏ thì chị bỏ thật, bỏ từ lâu rồi, bỏ không nuối tiếc.
Chị Thoa lấy anh Tuyên năm chị 25 tuổi, anh hơn chị 3 tuổi thôi nhưng anh chẳng khác gì một ông già từ thời ơ kìa với cái tính cách bảo thủ, gia trưởng nhưng lại cái gỉ gì gi cái gì cũng mẹ.
Hồi đó, ban đầu mẹ anh không muốn anh lấy chị Thoa, anh cũng định thôi nhưng về sau chả hiểu sao mẹ chồng chị lại tự nhiên đồng ý, thế là anh lấy chị thôi.
Chị tôi bảo ngày ý đáng ra phải nhận ra chồng mình là của nợ rồi chứ chẳng phải để đợi đến tận bây giờ. Nhưng được cái bù lại là anh thương con, cái gì cũng hai đứa con là nhất. Mẹ anh chửi vợ anh thế nào cũng được nhưng động vào con anh là anh giãy lên ngay. Mặc dù hai đứa đều là con gái.
Ở với nhau được năm nay thì mẹ chồng chị nghỉ hưu. Trước đó thì mẹ chị còn đi làm nên ở quê, nghỉ hưu xong thì bán nhà ở quê, chuyển lên thành phố mua nhà nên vợ chồng chị bị bắt phải về ở cùng. Và từ đó, tháng ngày lúc nào cũng muốn bỏ chồng của chị bắt đầu.
Vì nhà là nhà của mẹ chồng nên bà hở tí là giở giọng không có tao thì chúng mày ở gầm cầu, trong khi rõ ràng trước đó vợ chồng chị vẫn thuê nhà ở được bình thường mà.
Đến năm thứ 10 ở với nhau, vợ chồng chị Thoa gom góp mua được cái nhà chung cư. Thế nhưng mẹ chồng chị cấm hai đứa được phép ra ở riêng. Mà chồng chị thì theo chủ nghĩa mẹ nói cái gì cũng là đúng nên hai vợ chồng vẫn ở chung với bà.
Cách đây phải 10 năm rồi, hồi đó chị 1 nách hai đứa con, vẫn phải đi làm kiếm tiền, chiều về thì cơm cơm nước nước phục vụ mẹ chồng. Trong lúc ba đầu sáu tay như thế, có một lần duy nhất chị đặt cơm nhưng quên không bấm nút nồi cơm.
Video đang HOT
Sau khi nấu đồ ăn xong, dọn mâm xong, chị bê nồi cơm ra và phát hiện thì vội vàng đi cắm lại, bảo cả nhà đợi chút có cơm ngay. Ấy vậy nhưng mẹ chồng chị, hất nguyên mâm cơm đổ đầy đất, mặt lạnh tanh kêu đợi cơm chín thì nấu đồ ăn mới, đồ ăn cũ nguội không ai ăn được.
Chị nhìn sang chồng cầu cứu thì anh rể cắn tăm hất cằm bảo “nhìn cái gì mà nhìn”. Thế là chị lại đi nấu lại từ đầu, hai đứa con đói khóc lóc ầm ĩ mà cả mẹ chồng lẫn chồng đều không ai trông cho.
Chuyện này chị nhớ mãi trong lòng, nó là vết sẹo của chị, nỗi uất hận của chị nên bảo chị quên làm sao được mà quên.
À nhưng không những chị nhớ như in chuyện quên bấm nút nồi cơm, mẹ chồng chị cũng không quên, bà nhớ dai ngang chị.
Kể từ đó, cứ ngồi vào mâm cơm là bà lại đem cái chuyện nồi cơm quên bấm nút từ chục năm trước ra để rỉa róc con dâu. Bà nói dai, nói dài rồi cũng có lúc thành nói dại.
10 năm sau cái vụ quên bấm nút nồi cơm ấy, chị quyết định bỏ chồng vì không chịu nổi mẹ chồng và cũng ngấy đến tận cổ ông chồng.
Đó là vào một bữa cơm, vừa bê bát lên thì mẹ chồng chị lại bắt đầu thao thao bất tuyệt chuyện 10 năm trước. Lần này hình ảnh của 10 năm trước lặp lại, mâm cơm bị hất đổ nhưng người hất là chị Thoa nhà tôi.
Tất nhiên khi hất đổ mâm cơm trước mặt mẹ chồng và chồng thì việc bỏ nhau là chị đã biết trước rồi. Bao nhiêu uất ức suốt từng ấy năm lấy chồng chị xả ra hết rồi tuyên bố thẳng thừng là ly hôn.
Lúc đầu mẹ chồng chị còn lôi hai đứa con ra dọa cơ nhưng hai đứa nó lớn cả rồi, chị Thoa bảo thích thì giữ lấy mà nuôi cả hai. Chị cũng biết ông chồng sắp cũ của mình thương con và chăm sóc được cho con nên chị cũng chẳng ngại gì.
Đấy, vậy là chị tôi bỏ chồng vì cái nồi cơm như thế đấy ạ!
Cứ bưng bát cơm lên, tôi lại bị bố chồng sỉ vả vì con không đạt được việc này
Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi cũng biết buồn, biết tủi thân chứ đâu phải gỗ đá để cho bố chồng thích xúc phạm thế nào cũng được.
Tôi xuất thân từ nông thôn, lấy chồng trên thành phố. Lúc mới về làm dâu, bố mẹ chồng đối xử với tôi khá tốt. Tuy nhiên, khi tôi sinh bé đầu được 2 tháng, biến cố ập đến khiến mọi thứ thay đổi hoàn toàn.
Mẹ chồng tôi qua đời trong một vụ tai nạn giao thông và cũng chính tai nạn lần ấy đã cướp đi 1 bên chân của bố chồng. Kể từ đó, ông đi lại khó khăn và cũng thay tính đổi nết khiến tôi rất mệt mỏi.
Dường như bố chồng cho rằng, vợ ông qua đời và ông mất đi 1 phần cơ thể là do tôi đem vận đen tới cho gia đình. Vì thế, bao nhiêu bực dọc trong cuộc sống hay mỗi lần tái phát cơn đau, bố chồng đều trút giận lên đầu tôi.
Khổ sở khi bị bố chồng chì chiết, soi mói chuyện con không được học sinh giỏi. Ảnh minh họa
Ông soi mói, xét nét tôi từng li từng tí một. Kể cả tôi chăm con mọn, bố chồng cũng bắt tôi bế con ra khỏi nhà để ông không phải nhìn thấy mặt. Con tôi khóc, bố chồng mắng tôi không biết trông con, để nó khóc khiến ông nhức đầu. Con tôi chơi vấp ngã, bố chồng đay nghiến tôi không biết làm mẹ, để con bị thâm tím khắp người.
Đi làm đã áp lực mệt mỏi, về nhà gặp bố chồng thường xuyên xỉa xói, "vạch lá tìm sâu" để mắng chửi con dâu khiến tôi vô cùng áp lực. Không dưới 3 lần, tôi đề nghị chồng chuyển ra ngoài ở riêng nhưng anh không đành để bố bệnh tật ở một mình.
Vậy là tôi lại phải cắn răng chịu đựng hết lần này đến lần khác nhưng nỗi ấm ức thì cứ tích tụ dần dần qua năm tháng và cho đến tận bây giờ, khi đã bước sang năm thứ 8 làm dâu, tôi vẫn chưa có ngày nào được bình yên với ông.
Mới đây nhất là vụ con tôi lớp 1 không được học sinh xuất sắc cũng khiến tôi mất ăn, mất ngủ với bố chồng. Khi biết kết quả của con, tôi cũng rất buồn và tiếc cho con vì thực sự, con tôi cũng rất cố gắng trong suốt 1 năm qua. Vợ chồng tôi động viên nhau, con có kiến thức là được, còn thành tích cũng chỉ một phần nên cũng cố cân bằng lại cảm xúc, không gây áp lực thêm cho con.
Tuy nhiên, trái ngược với vợ chồng tôi, từ hôm biết chuyện cháu "đích tôn" không được học sinh xuất sắc, ngày nào bố chồng cũng lôi tôi ra để chì chiết như thể tất cả là lỗi của tôi.
Điều oái oăm là bố chồng luôn nhằm vào đúng bữa ăn để nói. Tôi cứ bưng bát cơm lên, ông lại cất giọng trách móc tôi bỏ bê con cái, để con mới lớp 1 đã "tay trắng" không được thành tích gì.
Dù tôi có giải thích không phải do con học kém (thực tế 2 môn Toán và Tiếng Việt con tôi thi được 9-10 điểm) mà do vướng 2 môn âm nhạc và mỹ thuật chỉ "hoàn thành" nên con không được danh hiệu học sinh giỏi nhưng bố chồng tôi không nghe.
Ông cho rằng tôi ngụy biện cho sự thiếu trách nhiệm với con cái, thậm chí thiếu nhạy bén khi không "chăm sóc" cô.
" Tôi không hiểu chị suốt ngày cắm đầu cắm cổ đi làm làm gì, trong khi có mỗi 1 đứa con cũng lo không xong. Con nhà người ta hết danh hiệu này đến phần thưởng nọ rồi giấy khen treo đầy nhà, đây con nhà này mới lớp 1 đã không được thành tích gì.
Chị nói con chị học tốt, chỉ vướng mấy môn phụ. Giá mà chị nhanh nhẹn hơn một tí thì cháu tôi nó cũng không đến mức thua kém bạn bè. Tôi cũng không phải xấu hổ với hàng xóm như bây giờ".
Chồng tôi có lên tiếng giải thích thêm với bố cũng bị ông gạt đi, ông chỉ nhìn vào kết quả, còn cơ chế tính danh hiệu như thế nào, ông không quan tâm. Trước khi rời khỏi mâm, bố chồng còn đay nghiến tôi: " Nhà này mấy đời đều học giỏi có tiếng mà giờ lại có đứa cháu học dốt. Không biết nó theo gene của ai nữa".
Quả thực, so với những đắng cay, ấm ức mà tôi đã phải chịu đựng từ bố chồng trong suốt những năm qua, thì lần này cũng không phải quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi thật sự quá mệt rồi, không còn muốn tiếp tục cố gắng sống vì người khác thêm nữa.
Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi cũng biết buồn, biết tủi thân chứ đâu phải gỗ đá để cho bố chồng thích xúc phạm thế nào cũng được.
Vợ chồng tôi có kế hoạch năm tới sinh con nhưng cứ cảnh này, có lẽ tôi sẽ phải suy nghĩ lại. Hoặc tôi sẽ phải thuyết phục chồng ra ngoài ở riêng mới có thể thoải mái mà mang bầu, sinh đẻ được.
Tôi nên nói thế nào để chồng đồng ý phương án đó. Và liệu tôi làm vậy có quá đáng với bố chồng bệnh tật hay không?
Phát hiện chồng ngoại tình, tôi rủ mẹ chồng đi đánh ghen thì chết sững với người bị bắt tại trận, giờ tôi chẳng khác nào tội đồ Cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến cả hai chúng tôi chết lặng, sững sờ. Tôi lấy chồng đã được ba năm và suốt thời gian đó, tôi chỉ mong có được hạnh phúc như bố mẹ chồng tôi - luôn hòa thuận và đầy tình cảm. Bố mẹ chồng tôi rất tâm lý. Ông bà từng đề xuất cho chúng tôi tiền...