Chỉ tiêu trả nợ Chính phủ có xu hướng tăng
Năm 2021, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ trong nước với khoảng 323.093 tỉ đồng, bằng khoảng 27,4% thu ngân sách…
Ảnh minh họa
“Dự báo giai đoạn 2021-2025 chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và còn có nguy cơ vượt ngưỡng 25% vào năm 2021, năm 2024 và năm 2025. Tuy nhiên, xét tổng thể cả giai đoạn 2021-2025, bình quân chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ vẫn trong giới hạn 25%”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ với VnEconomy. Dự báo chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ năm 2021 là 27,4%, năm 2022 là 20,1%, năm 2023 là 19,3%, năm 2024 là 25,7% và năm 2025 là 31,2%.
NĂM 2021: NỢ CÔNG VẪN DƯỚI TRẦN
Năm 2021, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ trong nước với khoảng 323.093 tỉ đồng, bằng khoảng 27,4% thu ngân sách. Chỉ số này vượt ngưỡng Quốc hội cho phép với giai đoạn 2016-2020 là 25%, chủ yếu do các khoản trái phiếu chính phủ trong nước phát hành trong giai đoạn trước đây đáo hạn ở mức cao vào năm 2021 với khoảng 187.001 tỉ đồng, chiếm 13,9% thu ngân sách. Dự báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% GDP chưa đánh giá lại), tuy chưa vượt trần nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách có thể lên mức 27,4%.
Video đang HOT
Bộ Tài chính sẽ xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách để bố trí một phần ngân sách nhà nước trả nợ gốc, qua đó giảm gánh nặng nợ. Tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động đối với danh mục nợ trong nước nhằm giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ đến hạn các năm 2021, 2024 và 2025.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ĐINH TIẾN DŨNG
Nguyên nhân chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có nguy cơ vượt ngưỡng 25% là do nhiệm vụ vay vốn tăng cao để bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc trong những năm qua và dự kiến trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tình hình thu ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Cụ thể năm 2020 thu ngân sách nhà nước giảm 12,5% so với dự toán, năm 2021 dự báo sẽ giảm 11,1% so với dự toán năm 2020. Tính cả giai đoạn 2021-2025 tỷ lệ huy động bình quân khoảng 15-16% GDP, tương ứng là 19-20% GDP chưa điều chỉnh, giảm so với mức 24,5% GDP giai đoạn 2016-2020.
RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN SÁCH
Trước đó khi đưa ra đánh giá về rủi ro thanh khoản cho ngân sách trong giai đoạn 2021-2025 Chính phủ đã có báo cáo cho biết, các rủi ro thanh khoản này chủ yếu phát sinh từ các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm và một số thời điểm trong năm.
Cụ thể, một số khoản vay từ Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2021 và các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á kể từ năm 2023 phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh, kỳ hạn trả nợ gốc rút ngắn so với điều kiện vay ban đầu. Thêm vào đó, nhiều khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, khoảng 300.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành trong giai đoạn 2021-2025 được dự báo là khó phát hành. Rủi ro lãi suất cũng được đánh giá là tăng do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ.
Cũng theo đánh giá của Chính phủ, việc thiếu hụt nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài sẽ gây khó khăn cho đầu tư phát triển. Do đó phải chuyển hướng sang huy động vốn theo cơ chế thị trường và điều này là gia tăng rủi ro và chi phí huy động vốn vay của Chính phủ.
CƠ CẤU LẠI DANH MỤC NỢ
Để kiểm soát chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ thông qua việc đa dạng kỳ hạn phát hành, tập trung phát hành kỳ hạn dài, năm 2016 và 2019 đã thực hiện hoán đổi trái phiếu trong danh mục nợ và năm 2020 tiếp tục thực hiện hoán đổi khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt điều chỉnh nâng trần chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ giai đoạn 2021- 2025 cao hơn mức 25% thu ngân sách nhà nước hoặc điều chỉnh phạm vi tính nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, như chỉ bao gồm trả lãi theo thông lệ quốc tế… Ngoài ra, sẽ thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị về việc bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, hướng tới cân bằng thu-chi ngân sách nhà nước. Giảm áp lực huy động vốn vay để cân đối ngân sách nhà nước khiến gánh nặng nợ gia tăng. Các mục tiêu về tăng trưởng, bội chi, đầu tư công cũng cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất với mục tiêu an toàn nợ, bao gồm cả chỉ tiêu trần nợ cũng như chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ và thu ngân sách nhà nước.
“Bộ Tài chính sẽ xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách để bố trí một phần ngân sách nhà nước trả nợ gốc, qua đó giảm gánh nặng nợ. Tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động đối với danh mục nợ trong nước nhằm giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ đến hạn các năm 2021, 2024 và 2025. Cân nhắc thực hiện đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn… Đối với các khoản vay mới, Bộ Tài chính sẽ tính toán sử dụng công cụ nợ với kỳ hạn phù hợp để giãn lịch trả nợ gốc đều qua các năm…”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngân sách Hà Nội thu về hơn 35 nghìn tỷ đồng trong tháng 1
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1/2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 1 Hà Nội thu ngân sách nhà nước đạt hơn 35 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến giao ban thường kỳ tháng 1 năm 2021 của UBND TP Hà Nội diễn ra chiều qua (4/2), ông Vũ Duy Tuấn cho hay, năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 287.555 tỷ đồng, đạt 103,1% dự toán, tăng 6,5% so với năm 2019. Kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1 năm 2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2021 giảm 0,06% so với tháng trước và giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1 năm 2021, một số chỉ số phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 1 năm 2021 ước đạt 1.339 triệu USD, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2020, phần lớn các ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 1 năm 2021 ước tính đạt 284,25 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so tháng trước và tăng 13,2% so cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng ước đạt 12.019 tỷ đồng, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020. Thành phố cũng chuẩn bị tích cực các kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trong tháng 1, khách quốc tế đến lưu trú tại Hà Nội ước đạt 26 nghìn lượt khách, tăng 3,9% so với tháng trước và bằng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Khách nội địa ước đạt 39 nghìn lượt khách, tăng 1.6% so với tháng trước và bằng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách trong ngày đạt 22 nghìn lượt khách, tăng 1,8% và bằng 5,2.
Theo ông Vũ Duy Tuấn, trong tháng 1, thành phố có 6 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 triệu USD, trong đó 5 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1 dự án liên doanh, liên kết. Điều chỉnh tăng vốn 2 dự án với số vốn bổ sung đạt 0,3 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 12,9 triệu USD. Kết quả thu hút FDI có sự sụt giảm so với cùng kỳ do vướng mắc chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020. Về thu hút đầu tư trong nước, đã thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư 6 dự án với tổng số vốn là 1.219 tỷ đồng.
Thu ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhẹ trong tháng đầu năm Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng 1 trên địa bàn thành phố ước đạt 42.471 tỷ đồng, đạt 11,6% tổng dự toán cả năm 2021 và tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2020. Bốc xếp hàng hóa tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) Mặc dù...