Chi tiết vụ Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ bị bắt tạm giam
Liên quan đến vụ án gây thiệt hại tài sản của Nhà nước trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng dự án mở rộng cảng hàng không sân bay tỉnh Điện Biên, ngày 22/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ.
Bị can Nguyễn Tuấn Anh bị bắt về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự.
Trước đó, vào 9h cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc của ông Nguyễn Tuấn Anh tại UBND TP Điện Biên Phủ và nhà riêng tại tổ dân phố 10, phường Mường Thanh.
Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên: Trong quá trình được giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, Nguyễn Tuấn Anh đã chỉ đạo việc lập, ký phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đợt 31 và đợt 66 với diện tích đất bị thu hồi của Công ty Cổ phần chế biến Nông sản Điện Biên, vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng của Nhà nước.
Trước đó, ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên ban hành các Quyết định khởi tố, bắt giam Phạm Trung Kiên (SN 1984), Phó Trưởng phòng Tài chính kế hoạch TP Điện Biên Phủ); Trần Xuân Mạnh, (SN 1984), công chức Phòng Tài chính kế hoạch TP Điện Biên Phủ; Bùi Mạnh Cường, (SN 1990), công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Điện Biên Phủ cũng về tội danh này. Các đối tượng đã gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Tuấn Anh, SN 1977 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ từ tháng 10/2018. Trong vụ án trên, bị can Nguyễn Tuấn Anh được xem là mắt xích quan trọng “bật đèn xanh” và cùng những đối tượng khác vi phạm.
Cũng trong chiều 22/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp báo thông tin về tiến độ điều tra, làm rõ 5 vụ án, vụ việc đã được Ban Chỉ đạo đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gồm các vụ án: “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên”; “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ”; “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo”; “Xử lý sau thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp Trung ương – Chi nhánh tỉnh Điện Biên và Hợp tác xã Him Lam – TP Điện Biên Phủ”; Một số vấn đề liên quan trách nhiệm cán bộ, công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Video đang HOT
Hiện các vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Cuộc giao kèo nhận 'lương tháng' giữa cựu chỉ huy trưởng biên phòng và 'trùm' buôn lậu
Theo cáo trạng, trong toàn bộ các lần nhận tiền hối lộ, bị cáo Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ 'trùm buôn lậu' Phan Thanh Hữu, mà giao cho em con chú ruột đi nhận vào ngày 15 hằng tháng.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia)
Viện kiểm sát quân sự trung ương vừa hoàn thành cáo trạng trong vụ án "buôn lậu", "nhận hối lộ", "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" và "không tố giác tội phạm".
14 bị cáo của vụ án có liên quan đến đường dây buôn lậu xăng, làm xăng giả số lượng lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam do bị can Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cầm đầu.
Ông Nguyễn Thế Anh (cựu chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) bị cáo buộc có hành vi "nhận hối lộ" và "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép".
Yêu cầu "ông trùm" chi tiền hằng tháng cho cấp trên
Theo cáo trạng, từ tháng 9-2019, Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ cựu chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Thế Anh giúp đỡ.
Theo thỏa thuận, mỗi tháng Hữu chi cho Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10-2019 đến tháng 2-2020, Hữu đã chi cho Nguyễn Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.
Đến đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (trước đây có tên là khách sạn Bến Thành), ở đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.
Tại cuộc gặp, Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 3-2020 đến 8-2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8-2020, Hữu biết Nguyễn Thế Anh chuyển về làm chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9-2020 đến tháng 1-2021, mỗi tháng Hữu chỉ chi cho Nguyễn Thế Anh 10.000 USD.
Cáo trạng nêu, như vậy tổng số tiền Phan Thanh Hữu đã chi để hối lộ cho Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2021 là 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.
Không trực tiếp nhận hối lộ, giao cho em họ
Theo kết luận của Viện kiểm sát quân sự trung ương, trong toàn bộ các lần nhận tiền hối lộ, Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (SN 1989, là em con chú ruột) đi nhận.
Theo chỉ đạo, ngày 15 hằng tháng, Phan Thanh Hữu chủ động gọi điện cho Nguyễn Văn An hoặc An gọi cho Hữu để hẹn thời gian lấy tiền. Trước khi giao tiền, Hữu đều sắp xếp thành các cọc tiền để trong túi nilông màu đen, buộc gọn để bỏ vừa vào cốp xe môtô của An.
Trong thời gian từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2021, Nguyễn Văn An đã 16 lần nhận tiền của Phan Thanh Hữu mang về cho Nguyễn Thế Anh.
Về hành vi tổ chức cho bị can Nguyễn Văn An trốn ra nước ngoài trái phép của bị can Nguyễn Thế Anh, cáo trạng nêu, sau khi Phan Thanh Hữu bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam để điều tra vào tháng 3-2021, Nguyễn Thế Anh gọi điện thoại cho Nguyễn Văn An tìm cách trốn đi lánh nạn một thời gian.
Cuối tháng 3-2021, Nguyễn Thế Anh đã gọi điện cho bạn là Tạ Phi Sơn (cư trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) liên hệ Đặng Huy Bình (trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tìm việc giúp An.
Đầu tháng 4-2021, An được chở tới cửa khẩu Lao Bảo, do không có hộ chiếu và sợ bị phát hiện nên An không làm thủ tục đi qua cửa khẩu theo đường chính ngạch. An bắt xe ôm ra khu đường rừng, thuê người dẫn đường (hết 10 triệu đồng) để vượt biên trái phép sang Lào làm việc tại lán trại của Bình ở tỉnh Savannakhet. Hơn 1 tháng sau, An bị công an bắt giữ, bàn giao cho Công an Việt Nam.
Theo dự kiến, ngày 12-7, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và không tố giác tội phạm.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 12 đến 14-7) do thẩm phán - thượng tá Nguyễn Hồng Phong làm chủ tọa. Hiện có khoảng 16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Nạn nhân vụ chém đứt lìa tay phải chuyển ra Hà Nội Nạn nhân trong vụ việc bị chém đứt lìa tay gây chấn động cộng đồng mạng tại Thanh Hóa đã được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương 108 để làm phẫu thuật nối lại tay. Bàn tay bị chém đứt lìa tại hiện trường Ngày 8/7, thông tin từ người nhà nạn nhân cho biết, sau khi anh H. bị Hưng chém...